Chuyển đến nội dung chính

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÂY NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI TẠI HÀ NỘI, 2009-2010

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÂY NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI TẠI HÀ NỘI, 2009-2010


NCS: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA - CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG - MÃ SỐ: 62 72 03 01
  HDKH:1. GS. TS. Nguyễn Trần Hiển - 2. PGS. TS. Đào Thị Minh An
  

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

Danh mục các hình, sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan các khái niệm

1.1.1. Giới tính và Giới

1.1.2. Tình dục và các khái niệm liên quan

1.1.3. Các khái niệm về chuyển giới, chuyển giới tính, lưỡng giới tính, đồngtính nam, nam quan hệ tình dục đồng giới, nam bán dâm đồng giới

1.1.4. Khái niệm về các nhiễm trùng lây qua đường tình dục

1.2. Một số đặc điểm của nhóm NTDĐG/ NBDĐG trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Kích cỡ quần thể nhóm NTDĐG/ NBDĐG

1.2.2. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội, nhận dạng tình dục, nhận dạng giới

1.3. Tình hình nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG

1.4. Các hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện

1.4.1. Hành vi tình dục

1.4.2. Hành vi sử dụng chất gây nghiện

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục nguy cơ

1.5.1. Yếu tố cá nhân

1.5.2. Yếu tố môi trường - xã hội

1.5.3. Hoàn cảnh bán dâm

1.6. Sử dụng dịch vụ y tế

1.7. Chiến lược can thiệp dự phòng HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/ NBDĐG

1.7.1. Trên Thế giới

1.7.2. Tại Việt Nam

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

2.3. Thiết kế nghiên cứu

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

2.5. Các biến số/ chỉ số

2.6. Công cụ nghiên cứu

2.7. Phương pháp thu thập số liệu

2.7.1. Lựa chọn và tập huấn nhóm nghiên cứu

2.7.2. Điều tra xã hội học định tính

2.7.3. Điều tra cắt ngang định lượng

2.8. Kỹ thuật xét nghiệm

2.9. Xử lý và phân tích số liệu

2.9.1. Số liệu định tính

2.9.2. Số liệu định lượng

2.10. Đạo đức nghiên cứu

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu

3.2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/ STIs, hành vi tình dục, sử dụng chấtgây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm đối tượng nghiên cứu

3.2.1. Nhận dạng tình dục

3.2.2. Kiến thức về HIV/ STIs

3.2.3. Hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện

3.2.4. Sử dụng dịch vụ y tế

3.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội

3.4. Một số yếu nguy cơ nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội

3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không sửdụng BCS trong lần bán dâm gần đây nhất

3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và một số STI

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/ STIs, hành vi tình dục, sử dụng chấtgây nghiện, sử dụng dịch vụ y tế của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.2.1. Nhận dạng tình dục

4.2.2. Kiến thức về HIV/ STIs

4.2.3 Hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện

4.2.4. Sử dụng dịch vụ y tế

4.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội

4.4. Một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây quađường tình dục

4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD qua đường hậu môn lầngần đây nhất không sử dụng BCS

4.4.2. Một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây quađường tình dục

4.5. Hạn chế nghiên cứu

KẾT LUẬN

KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

(Acquired Immune Deficiency Syndrome)

ATS: Các chất kích thích dạng amphetamine Amphetamine- type- stimulans)

BCS: Bao cao su

ELISA: Xét nghiệm hấp thụ kháng thể gắn men

(Enzyme- Linked Immunosorbent Assay)

HBV: VirusViêm gan B

(Hepatitis B Virus)

HCV: Virus Viêm gan C

(Hepatitis C Virus)

HIV: Virus gây tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải

(Human Immuno- deficiency Virus)

IBBS: Điều tra Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học

HIV/ STI (HIV/ STI Integrated Biologic and Behavioral Surveillance)

NCMT: Nghiện chích ma túy

NBDĐG: Nam bán dâm đồng giới

NTDĐG: Nam quan hệ tình dục đồng giới

OR: Tỷ suất chênh (Odds Ratio)

PCR: Phản ứng chuỗi polymerase (p/ ứng khuếch đại chuỗi polyme)

(Polymerase Chain Reaction)

PNBD: Phụ nữ bán dâm

QHTD: Quan hệ tình dục

RPR: Reagin huyết thanh nhanh

(Rapid Plasma Reagin)

STI: Nhiễm trùng lây qua đường tình dục

(Sexually transmitted infection)

TCMT: Tiêm chích ma túy viii

TPHA: Phản ứng ngưng kết hồng cầu chẩn đoán giang mai

(Treponema pallidum Hemagglutination)

THCS: Trung học cơ sở

THPT: Trung học phổ thông

TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

UNAIDS: Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về AIDS (United Nations programma on AIDS)

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 So sánh hành vi tình dục giữa nhóm NBDĐG và nhóm NTDĐG khôngbán dâm tại Thẩm Quyến, Trung Quốc [38]

2.1 Khung chọn mẫu nhóm NBDĐG trong nghiên cứu

3.1 Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm NBDĐG (n=250)

3.2 Nhận dạng giới và nhận dạng tình dục (n=250)

3.3 Giới tính thích QHTD theo tự nhận về giới

3.4 Kiến thức về HIV/ STIs (n=250)

3.5 Các hình thức QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình trong lầnđầu tiên

3.6 Số lượng khách hàng nam và số lần QHTD trung bình trong 30 ngày qua

3.7 Số lượng khách hàng nam qua các hình thức QHTD trong 30 ngày qua

3.8 Đặc điểm hoạt động bán dâm

3.9 Đặc điểm của khách hàng nam trong lần bán dâm đầu tiên và gần đây nhất

3.10 Đã từng sử dụng các loại chất ma túy của đối tượng nghiên cứu

3.11 Kết quả xét nghiệm HIV và một số STI (n=250)

3.12 Một số yếu tố liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không sử dụng BCS trong lần bán dâm gần đây nhất

3.13 Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân và nhiễm ít nhất 1 STI

3.14 Mối liên quan giữa hành vi tình dục không sử dụng BCS và nhiễm ít nhất 1 STI

3.15 Mối liên quan giữa hành vi sử dụng chất gây nghiện và nhiễm ít nhất 1 STI

3.16 Mối liên quan giữa số khách hàng nam trung bình và số lần bán dâmtrung bình trong 30 ngày qua và nhiễm ít nhất 1 STI

3.17 Mô hình hồi quy logistic

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

3.1 Quan hệ tình dục với các loại bạn tình (n=250)

3.2 Sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với Khách hàng người Việt Nam và nước ngoài

3.3 Tỷ lệ đã từng sử dụng chất gây nghiện

3.4 Các vấn đề do sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua

3.5 Sử dụng dịch vụ y tế

3.6 Tiếp cận các chương trình can thiệp phòng chống HIV

3.7 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI qua kết quả xét nghiệm và quađối tượng tự khai báo

3.8 Tỷ lệ nhiễm một số STI theo các bộ phận được xét nghiệm

3.9 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo nhóm tuổi

3.10 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo trình độ học vấn

3.11 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo tình trạng hôn nhân

3.12 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo quê quán

3.13 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo đã từng sử dụng ít nhất 1 loại ma túy

DANH MỤC CÁC HÌNH/ SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Khung can thiệp dự phòng HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/ NBDĐG

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm HIV và STIs

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV/ AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước [16]. Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), cho đến nay 100% số tỉnh, thành phố báo cáo có người nhiễm HIV/ AIDS. Tính đến ngày 30/11/2013, cả nước đã có 216.254 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 66.533 người, 68.977 trường hợp tử vong do AIDS [6]. Riêng tại thành phố Hà Nội, có 20.972 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 5.271 và 3.808 trường hợp tử vong do AIDS [13].

Các báo cáo về mô hình dịch HIV/ AIDS ở khu vực châu Á đều đề cập đến nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (NTDĐG) là một trong ba nhóm có nguy cơ cao, bên cạnh nhóm tiêm chích ma tuý (TCMT) và phụ nữ bán dâm (PNBD). Theo UNAIDS, nhóm NTDĐG đã trở thành một hợp phần quan trọng và ngày càng gia tăng của đại dịch AIDS trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương [66]. Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) là một thành phần của nhóm NTDĐG. Những nghiên cứu Dịch tễ học và xã hội học về lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) trên nhóm NTDĐG/ NBDĐG đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs của nhóm NBDĐG là do có quan hệ tình dục không an 2 toàn với nhiều loại bạn tình, số lượng bạn tình nhiều và sử dụng chất gây nghiện [9], [14], [19], [22], [30], [38], [55], [57], [62], [71].

Các kết quả nghiên nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của nhóm NBDĐG trong việc lây truyền HIV và STIs. Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về nhóm NBDĐG, đặc biệt là các nghiên cứu mô tả các đặc điểm nhân khẩu học và xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và STIs. Xuất phát từ tồn tại đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010 với mục tiêu:

1. Mô tả nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/ STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.

2. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.

3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.

Từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp phòng nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan các khái niệm

1.1.1. Giới tính và Giới

1.1.1.1. Giới tính

(sex): Chỉ các đặc điểm sinh học của cơ thể nam và nữ

Ví dụ: Phụ nữ có âm hộ, âm đạo, buồng trứng; nam giới có dương vật, tinh hoàn, tinh trùng hay phụ nữ có thể mang thai, nam giới không thể mang thai…

Các đặc điểm này là bẩm sinh, nếu không vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó như bệnh tật hay đột biến gen thì mọi phụ nữ hay nam giới trên khắp thế giới đều có các đặc điểm này. Khi một người nam giới được phẫu thuật chuyển thành phụ nữ thì người đó có thể có hình thể của phụ nữ nhưng không có buồng trứng, không thể mang thai và tiết sữa…

1.1.1.2. Giới (gender): Là quan niệm xã hội về vai trò, hành vi, hoạt động, đặc điểm được coi là phù hợp với nam và nữ;

Ví dụ: Nam giới thì phải mạnh mẽ, giữ vai trò trụ cột kinh tế, kết hôn/ quan hệ tình dục với phụ nữ. Ngược lại, phụ nữ thì phải dịu dàng, chăm chỉ, kết hôn/ quan hệ tình dục với nam giới, v. v.

Xã hội phân loại con người thành hai giới: Nam và nữ dựa vào các đặc điểm giới tính của họ (mà chủ yếu là bộ phận sinh dục ngoài), từ đó gán cho họ những đặc điểm và vai trò giới nhất định, trông đợi tất cả mọi người phải thể hiện các đặc điểm đó và thực hiện đúng các vai trò mà họ được gán cho.

Tuy nhiên, vai trò giới không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt lớn trong và giữa các nền văn hóa. Nhiều phụ nữ và nam giới ngày nay đã không thực hiện một số vai trò giới truyền thống và sự thay đổi đó dần dần đã được xã hội chấp nhận.

Trong một số nền văn hóa những người không thể hiện các đặc điểm giới và không thực hiện các vai trò giới mà họ được gán cho trên cơ sở các đặc điểm giới tính của mình thường không được xã hội chấp thuận. Ví dụ: ở một số nước, quan hệ tình dục giữa nam giới với nam giới bị coi là bất hợp pháp và những người NTDĐG có thể bị trừng phạt nặng nề.

Một số khái niệm giới cơ bản

• Khuôn mẫu giới: Một số đặc điểm mà xã hội gán cho người nam hoặc nữ. Ví dụ nam cương nghị, cứng rắn, nữ thùy mị, dịu dàng…

• Giá trị giới: Một cá nhân hoặc một nhóm người đưa ra chuẩn mực thế nào là một người phụ nữ/ nam giới thực sự. Nam bị hấp dẫn bởi nữ và ngược lại.. .

- Vai trò giới (gender roles): Các chức năng của nam và nữ theo quan niệm xã hội.

Ví dụ: Phụ nữ phải nội trợ; chăm sóc con cái; nam giới được coi là người có trách nhiệm phát triển kinh tế gia đình. Vai trò giới có thể thay đổi tùy thuộc vào từng điều kiện và hệ thống xã hội cụ thể và việc thực hiện các vai trò này cũng thay đổi tùy điều kiện của từng cá nhân…

- Nhận dạng giới (gender identity): Là cảm nhận của mỗi cá nhân tự coi mình là nam hay nữ.

Nhận dạng giới của đa số mọi người trùng với giới tính sinh học. Một số ít người có cơ thể nam nhưng lại cảm nhận mình là nữ và ngược lại [64].

1.1.2. Tình dục và các khái niệm liên quan

1.1.2.1. Khuynh hướng tình dục (Sexual orientation): Là chỉ sự bị hấp dẫn một cách lâu dài về tình cảm và/ hoặc tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai.

Từ đó, phân ra 3 loại khuynh hướng tình dục thường gặp là:

- Khuynh hướng tình dục khác giới (Heterosexual/ Straight) hay còn gọi là dị tính luyến ái: Bị hấp dẫn bởi người khác giới tính với mình, chiếm đa số trong xã hội hiện nay, bắt nguồn từ tiếng Hi lạp heteros có nghĩa là “khác”.

- Khuynh hướng tình dục đồng giới (Homosexual) hay còn gọi là đồng tính luyến ái: Bị hấp dẫn bởi người cùng giới tính với mình, bắt nguồn từ tiếng Hi lạp homos có nghĩa là “cùng”.

- Khuynh hướng tình dục lưỡng giới (Bisexual) hay còn gọi là lưỡng tính luyến ái: Bị hấp dẫn bởi cả người khác giới và người cùng giới.

- Cũng có thể có một xu hướng nữa tuy hiếm gặp là vô dục (asexual) hay còn gọi là vô tính: Không bị hấp dẫn tình dục bởi bất kỳ người nào khác.

Theo khoa học, không thể chọn lựa khuynh hướng tình dục mà nó chịu tác động phức tạp bởi các yếu tố bẩm sinh và môi trường. Rất khó để có thể thay đổi được khuynh hướng tình dục, kể cả khi người đó muốn dùng ý chí, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định được điều này. Một số người do những áp lực xã hội cố tỏ ra là đã thay đổi khuynh hướng tình dục của mình nhưng trong thực tế thì họ không thể làm được điều đó [64].

1.1.2.2. Nhận dạng tình dục (Sexual identity): Là ý thức của mỗi người tự nhìn nhận về khuynh hướng tình dục của mình bị hấp dẫn bởi người cùng giới, người khác giới hay cả hai giới trên cơ sở trải nghiệm, cảm giác, suy nghĩ của chính họ chứ không dựa trên cơ sở giới hay giới tính của bạn tình.

Một người có thể tự coi mình là dị tính, hoặc đồng tính, hoặc lưỡng tính [64].

1.1.2.3. Quan hệ tình dục (sexual/ intercouse): Còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục nữ.

Quan hệ tình dục (QHTD) cũng có thể là giữa những người khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính. Những năm gần đây, việc thực hiện QHTD với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng được bao gồm trong định nghĩa này

Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập.

Tình dục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục thâm nhập. Những hành vì tình dục khác và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình dục không thâm nhập.

QHTD an toàn: Là QHTD không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và/ hoặc lây nhiễm các NTLQĐTD như: HIV, lậu, giang mai… Các biện pháp đảm bảo QHTD an toàn như sử dụng bao cao su (BCS) bất kỳ khi nào có QHTD, sống chung thủy và kiểm tra sức khỏe định kỳ QHTD không bảo vệ: Là không dùng hoặc dùng không thường xuyên BCS khi QHTD [64].

1.1.2.4. Các hình thức QHTD

- QHTD đường âm đạo: Là người nam dùng dương vật đưa vào âm đạo của người nữ để QHTD.

- QHTD đường hậu môn: Là người nam dùng dương vật đưa vào hậu môn của bạn tình (bao gồm cả bạn tình nam và bạn tình nữ) để QHTD.

- QHTD đường miệng: Là người nam dùng dương vật đưa vào miệng bạn tình (bao gồm cả bạn tình nam và bạn tình nữ) để QHTD.

- Người cho: Là người đưa dương vật của họ vào miệng hoặc âm đạo hoặc hậu môn của bạn tình trong QHTD qua đường miệng, âm đạo và hậu môn.

- Người nhận: Là người bị bạn tình đưa dương vật của họ vào miệng hoặc âm đạo hoặc hậu môn của mình trong QHTD qua đường miệng, âm đạo và hậu môn [64].

1.1.2.5. Hành vi tình dục (sexual behavior): Là những hành động như âu yếm, vuốt ve, hôn, giao hợp.. . nhằm thể hiện và thỏa mãn tình dục.

Khuynh hướng tình dục của một người không phải lúc nào cũng được thể hiện qua hành vi tình dục của người đó. Ví dụ: Một người có khuynh hướng tình dục đồng giới (người đồng tính) nhưng do áp lực của gia đình, anh 7 phải lấy vợ và sinh con. Tương tự, hành vi tình dục của một người không nhất thiết phản ánh khuynh hướng tình dục hoặc nhận dạng tình dục của người đó.

Ví dụ: những người đàn ông có khuynh hướng tình dục khác giới (dị tính) sống trong một môi trường biệt lập, thiếu vắng phụ nữ trong một thời gian dài, có thể có quan hệ tình dục với nhau. Tuy nhiên, khi ra khỏi môi trường đó họ lại tìm đến phụ nữ [64].

1.1.2.6. Tình dục (sexuality): Tình dục là một hoạt động trọng tâm của toàn bộ cuộc sống con người và bao gồm: sự giao hợp, nhân dạng giới, vai trò giới, khuynh hướng tình dục, ái tình, sự thỏa mãn, sự riêng tư và sinh sản. Tình dục là sự trải nghiệm và sự thể hiện trong suy nghĩ, tưởng tượng, ham muốn, niềm tin, thái độ, giá trị, hành vi, hoạt động, vai trò và các mối quan hệ. Trong khi tình dục có thể bao gồm tất cả các yếu tố nhưng không phải tất cả luôn luôn có kinh nghiệm hoặc sự thể hiện. Tình dục chịu ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật, lịch sử, tín ngưỡng và tinh thần [64].

1.1.3. Các khái niệm về chuyển giới, chuyển giới tính, lưỡng giới tính, đồng tính nam, nam quan hệ tình dục đồng giới, nam bán dâm đồng giới

1.1.3.1. Chuyển giới (Transgender): Là một thuật ngữ được sử dụng trong những năm gần đây để chỉ "giới tính thứ ba" loại được tìm thấy trong nhiều xã hội, như các kathoey ở Thái Lan, bakla ở Philippines, và waria ở Indonesia.

Là tình trạng mà một người có các đặc điểm cơ thể hoàn toàn bình thường về mặt giới tính (nam hoàn toàn hay nữ hoàn toàn) nhưng lại tin rằng họ thuộc về giới tính khác (nam nhưng nghĩ mình là nữ, hay nữ nghĩ mình là nam) và sống như giới tính mà họ tin [64].

1.1.3.2. Chuyển giới tính (transsexual): Là thực hiện phẫu thuật, điều trị hóc môn.. . để đổi giới tính sinh học từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam [64]

1.1.3.3. Lưỡng giới tính (intersex): Còn gọi là mơ hồ giới tính (ambiguous genitalia, intersex, hermaphroditism) là những người có bất thường thật sự về biệt hóa giới tính, bất thường về hình thể và cơ quan sinh dục. Nguyên nhân có thể do bất thường về gen, nội tiết… có thể có những đặc điểm sinh học của cả nam và nữ hoặc không rõ nam hay nữ [64].

1.1.3.4. Đồng tính nam

(gay): Một người nam giới bị hấp dẫn, hoặc có ham muốn tình dục với người nam giới khác. Đồng tính nam chỉ khuynh hướng tình dục đồng giới của một người nam giới [64].

1.1.3.5. Nam quan hệ tình dục đồng giới - MSM (Men who have sex with men)

Nam quan hệ tình dục đồng giới là một thuật ngữ chỉ hành vi quan hệ tình dục của những người nam giới với những người nam giới khác với bất kì hoàn cảnh nào, không phụ thuộc vào khuynh hướng tình dục, nhân dạng tình dục và nhân dạng giới [34]. Thuật ngữ này du nhập vào Việt Nam năm 1990 cùng với việc xuất hiện dịch HIV. Thuật ngữ này không được biết đến rộng rãi như thuật ngữ “đồng cô” ở miền Bắc và “bóng” (cách gọi ngắn gọn của bóng cái) ở miền Nam, thuật ngữ “gay” cũng được dùng tương đối phổ biến.

NTDĐG bao gồm những người nam có khuynh hướng tình dục đồng giới, lưỡng giới hoặc khác giới và có rất nhiều nguyên nhân mà nam giới QHTD với một nam giới khác như do sự ham muốn của bản thân, một số khác làm vì tiền, vì những lợi ích khác hoặc là do sống trong môi trường thiếu phụ nữ (nhà tù/ trại giam, doanh trại quân đội, lao động di cư, các cơ sở giáo dục đào tạo dành cho nam giới..), một số người bị ép buộc (trẻ em đường phố, thanh thiếu niên hoặc nam giới trong các cơ sở tập trung…).

1.1.3.6. Nam bán dâm đồng giới

Bán dâm là hành vi QHTD của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác [12]

Nam bán dâm đồng giới được định nghĩa là nam giới (về mặt giới tính) có QHTD với một người nam giới khác để nhận tiền hoặc vật chất (chỗ ở, thức ăn, ma túy…).

Nhận dạng giới và nhận dạng tình dục trong nhóm NBDĐG khá đa dạng dựa trên khuynh hướng tình dục của bản thân. Họ có thể tự nhận mình là đàn ông (trai thẳng) vì chỉ thích QHTD với phụ nữ. Họ có thể nhận mình là bóng lộ hay bóng kín do có khuynh hướng tình dục đồng giới, hoặc họ có thể nhận mình là haifai vì có khuynh hướng tình dục lưỡng giới [10].

1.1.3.7. Một số từ ngữ/ khái niệm được sử dụng trong nhóm NTDĐG/ NBDĐG [2], [70]

- Gay: Nam có khuynh hướng tình dục đồng giới.

- Đồng cô: Người chuyển giới.

- Bóng kín: Để chỉ những người nam QHTD đồng giới có vẻ ngoài nam tính, mặc quần áo của nam và không bao giờ bộc lộ khuynh hướng tình dục cũng như các hành vi của mình.

- Bóng lộ: Để chỉ những người nam QHTD đồng giới có cử chỉ nữ tính, cởi mở bộc lộ cách sống của người chuyển giới.

- Trai thẳng/ đàn ông/ cọng (straight men): Để chỉ người nam có khuynh hướng tình dục khác giới

Có một số từ ngữ mang tính xúc phạm ít hoặc nhiều như:

- Pê - đê, xăng pha nhớt, hai thì: Để chỉ những người đàn ông trông giống như phụ nữ;

- Hai phai, đa hệ: Để chỉ những người đàn ông có QHTD với cả nam và nữ.

- Nam bán dâm đồng giới có thể hoặc là bóng kín, hoặc là bóng lộ hoặc là nam giới có khuynh hướng tình dục khác giới thường được gọi bằng thuật ngữ phân biệt đối xử: đĩ đực

1.1.4. Khái niệm về các nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Là các nhiễm trùng do các tác nhân là vi khuẩn, virút, đơn bào, nấm, kí sinh gây nên và lây truyền từ người này sang người khác qua QHTD.

Hầu hết các vi khuẩn, đơn bào, nấm và kí sinh vật có thể bị diệt bởi các thuốc điều trị đặc biệt. Trái lại, các vi rút hiện nay chưa có thuốc nào diệt được, do vậy chúng tồn tại trong cơ thể trong một thời gian dài hoặc suốt cuộc đời.

Một số tác nhân gây STIs:

- Vi khuẩn: xoắn khuẩn giang mai, lậu cầu, chlamydia trachomatis, trực khuẩn hạ cam, ureaplasma urealyticum, calymmatobacterium granulomatis, gardnerella vaginalis, liên cầu nhóm B, vi khuẩn kỵ khí âm đạo.

- Vi rút: herpes simplex, u mềm lây, HIV, vi rút viêm gan B (HBV), vi rút viêm gan C (HCV).

- Nấm và các tác nhân khác: nấm men Candida, trùng roi âm đạo, cái ghẻ, rận mu [8].

1.2. Một số đặc điểm của nhóm NTDĐG/ NBDĐG trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Kích cỡ quần thể nhóm NTDĐG/ NBDĐG

Tình dục đồng giới tồn tại trong mọi quốc gia và mọi nền văn hóa [66].

Tuy nhiên do bị kỳ thị và phân biệt đối xử, thậm chí bị cấm và xử phạt nên rất nhiều người nam không bộc lộ thông tin về hành vi QHTD đồng giới của mình. Điều này khiến cho việc xác định số lượng những người nam giới đã từng có quan hệ tình dục với một người nam giới khác là khó khăn trên toàn thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng ít nhất là 3,0% và cao nhất là 16,0% nam giới đã có QHTD ít nhất một lần với một người nam giới khác.

Ước tính bao gồm những người nam giới thường xuyên hoặc tự nguyện có QHTD với nam giới, các nạn nhân của lạm dụng tình dục [39]. Liên Hiệp

Quốc ước tính 6,0 - 20,0% nam giới trên toàn thế giới có QHTD với những 11 người nam giới khác tại một số điểm trong suốt cuộc đời của họ [67]. Ở Đông Á, các nghiên cứu đã ước lượng khoảng 3,0% - 5,0% nam giới đã từng có QHTD đồng giới trong cuộc đời và tỷ lệ này ở vùng Nam và Đông Nam Châu Á là 6,0% - 18,0% [66].

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về kích cỡ quần thể nhóm NTDĐG tại Việt Nam, thông tin về kích cỡ quần thể NTDĐG được sử dụng rộng rãi nhất là những số liệu được đưa ra trong báo cáo Ước tính và Dự báo HIV/ AIDS của Việt Nam 2007 - 2012 với ước tính thấp có khoảng 160.544 NTDĐG, ước tính cao có khoảng 481.631 NTDĐG và ước tính trung bình có khoảng 321.088 NTDĐG [7].

Trên thế giới tỷ lệ NBDĐG trong nhóm NTDĐG dao động từ 20,0% 74,0%, tùy theo từng quốc gia [22]. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 22,0% - 52,4% tùy theo tỉnh/ thành phố [3], [9], [14], [31], [32].

1.2.2. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội, nhận dạng tình dục, nhận dạng giới

Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra rằng nhóm NTDĐG trên thế giới không thuần nhất và đa dạng về độ tuổi, trình độ văn hóa, chủng tộc/ dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp.. . [27], [42], [47], [54].

Nhóm NBDĐG cũng có các đặc điểm tương tự. Các nghiên cứu trên thế giới về nhóm NBDĐG tiến hành ở những độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến ở nam giới trẻ. Họ có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học và đại học nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm trung học (55,0% - 67,4%), đặc biệt tại Ấn Độ và Pakistan, nhóm NBDĐG có trình độ văn hóa thấp, có tới 37,0% những người mù chữ tại Ấn Độ và 52,0% không được học chính thức tại

Pakistan. Phần lớn nhóm NTDĐG độc thân (75,0% - 85,0%), một tỷ lệ đã kết hôn hoặc sống với một bạn tình lâu dài. Thời gian bán dâm chủ yếu dưới 2 năm, một tỷ lệ thấp hơn từ 3 năm trở lên. Nhóm NBDĐG làm việc trong các ngành nghề khác nhau và có một tỷ lệ tương đối cao thất nghiệp, tôn giáo đa 12 dạng như thiên chúa giáo, đạo hồi, công giáo, vô thần… [17], [19], [20], [38], [41], [43], [45], [48], [57], [61], [62].

Phần lớn NBDĐG đến từ các quốc gia khác [19], [21]. Tại Tây Ban Nha, chỉ có 5,0% là người Tây Ban Nha, 12,0% đến từ các nước Châu Âu khác, đa số đến từ Mỹ La Tinh (83,0%), tại Moscow - Nga, 86,0% NBDĐG đến từ các nơi khác. Nhóm NBDĐG bao gồm những người đồng tính nam (gay), lưỡng tính và dị tính. Điều này có nghĩa là một quần thể đa dạng nam giới đang tham gia vào hành vi tình dục bán dâm đồng giới chứ không chỉ riêng có một quần thể nam giới đồng nhất (nhóm đồng tính nam). Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong quần thể NBDĐG có một số người không tự coi mình là đồng tính, một số người tự nhận mình là đàn ông, một số khác tự nhận là phụ nữ.. . [19], [20], [43], [48]. Nghiên cứu tại Mumbai, Ấn Độ năm 2003, trong số 75 NBDĐG, 24 người là đàn ông và 51 là người chuyển giới [62]. Tại Mexico (2006 - 2007), NBDĐG là nhóm có điều kiện kinh tế thấp, gồm nhóm nam giới trẻ, nhóm chuyển giới, lưỡng tính và gay, được phân loại theo các hình thức khác nhau như: thỉnh thoảng bán dâm và thường xuyên bán dâm hay bán dâm thường xuyên trên đường phố và bán dâm qua quảng cáo, dịch vụ (internet, tạp chí, …) [26].

Tại Việt Nam, nhóm NBDĐG cũng có các đặc điểm tương tự, nghiên cứu năm 2009 tại TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Hải Phòng cho thấy nhóm NBDĐG gồm một số lượng đáng kể đến từ tỉnh khác (40,0% 87,0%) với nghề nghiệp tương đối đa dạng và mức thu nhập dao động tùy theo tỉnh/ thành phố [9].

Tỷ lệ nhóm NBDĐG tự nhận là người đồng tính nam/ gay, lưỡng tính, dị tính, là đàn ông, là phụ nữ khác nhau giữa các thành phố. Tại Hà Nội, tỷ lệ tự nhận mình là dị tính cao hơn so với các nhóm còn lại, tương ứng với nhận dạng tình dục dị tính, đa số nhóm NBDĐG tự nhận mình là đàn ông (76,4%) 13 và bị hấp dẫn bởi nữ giới (73,6%), một tỷ lệ rất thấp tự nhận mình là phụ nữ (1,8%) [10]. Tại TP HCM, 1/2 nhóm NBDĐG tự nhận là đồng tính, tiếp đến là lưỡng tính (32,0%) và dị tính là 16,0% [30]. Theo đánh giá khác tại TP HCM năm 2011, nhóm tự nhận mình là lưỡng tính chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%), tiếp đến là đồng tính (37,9%) và dị tính là 19,2% [29].

Nghiên cứu trên 300 NBDĐG tại TP HCM năm 2010 của trường đại học Harvard (HAIVN) cho thấy những người tham gia nghiên cứu hiện đang bán dâm theo các loại hình hoạt động khác nhau bao gồm đấm bóp dạo (9,0%), nhà thổ (động) (15,3%), masage/ sauna (16,7%), công viên/ đường phố (24,3%) và trai gọi (34,7%). Thời gian bán dâm trung bình là 2 năm (1 - 4 năm), số tiền nhận được cho một lần QHTD là 300.000đ (50.000đ - 1.000.000đ), thu nhập hàng tháng từ nghề bán dâm là 4.000.000đ (100.000đ - 20.000.000đ) [30]. Ở Việt Nam, NBDĐG chịu sự kỳ thị của gia đình và xã hội, nên nhóm NBDĐG công khai tình trạng của mình theo các mức độ khác nhau, từ dễ dàng nhận biết đến không thể nhận biết được. Nghiên cứu tại TP HCM (2010) cho thấy, đa số NBDĐG tự nhận mình là bóng kín, 1/3 tự nhận mình là trai thẳng (đàn ông), tỷ lệ thấp tự nhận mình là bóng lộ [30].

1.3. Tình hình nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG

Cho đến nay, vẫn chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra những số liệu thống kê về mức độ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia đã có những nghiên cứu chuyên sâu về nhóm này.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao [22]. Ở Braxin, một nghiên cứu năm 2008 đã so sánh tỷ lệ nhiễm HIV giữa hai nhóm NTDĐG bán dâm và không bán dâm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bán dâm là 13,5%, cao hơn nhiều so với nhóm không bán dâm (5,8%) [71]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG tại một số quốc gia trên thế giới dao động từ 3,6% - 33,0% [21], [36], [57], [71].

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Minh Giang, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2012), “Đặc điểm nhân khẩu học và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/ STIs của nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, số 6 (133), tr. 39 - 46.

2. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Minh Giang, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2012), “Nguy cơ nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, số 6 (133), tr. 47 - 54. Tiếng Việt

1. Vũ Ngọc Bảo, Philippe Giarault và cộng sự (2009), "Sử dụng chất gây nghiện và nguy cơ trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, mại dâm nam và người chuyển giới tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh", Y học thực hành. 742+ 743 (1859 - 1663), tr. 168 - 170.

2. Vũ Ngọc Bảo và Philippe Girault (2005), "Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam (MSM) và HIV/ AIDS ở Việt Nam", chuyên san giới, tình dục & sức khỏe số 5 (công ty tư vấn đầu tư Y tế xuất bản.)

3. Bộ Y tế (2006), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/ STI (IBBS) tại Việt Nam 2005 - 2006, Nhà xuất bản Y học, trang 4,73.

4. Bộ Y tế (2007), Vi sinh vật Y học, Nhà xuất bản Y học, tr 275,277,391.

5. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, Nhà xuất bản Y học, trang 3.

6. Bộ Y tế (2014), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/ AIDS năm 2013 và định hướng kế hoạch năm 2014, công văn số 06/ BC - BYT.

7. Bộ Y tế (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/ AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012, Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI).

8. Bộ Y tế và Cục phòng chống HIV/ AIDS (2008), Chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, Nhà xuất bản Y học.

9. Bộ Y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương (2011), Kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/ STI (IBBS) tại Việt Nam - vòngII–2009.

10. Lê Minh Giang, Nguyễn Hữu Anh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), "Đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/ STIs trên nhóm nam bán dâm đồng tính ở Hà Nội", Tạp chí nghiên cứu Y học, Tập 66, số 1 (ISSN 0868 - 202X), tr. 111 - 118.

11. Hoàng Thị Xuân Lan và các cộng sự (2010), "Nguy cơ lây nhiễm HIV và tình hình tiếp cận các chương trình phòng ngừa lây nhiễm HIV của mại dâm nam tại TP. HCM. Việt Nam", Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/ AIDS giai đoạn 2006 - 2010, Tạp chí Y học Thực hành, số 742+ 743, ISN 1859 - 1663, tr. 242 - 243.

12. Quốc hội (2013), Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 10/2003/ PL - UBTVQH11 về phòng chống mại dâm, ngày 17 tháng 3 năm 2003.

13. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Tỷ lệ hiện nhiễm và các hành vi nguy cơ lây truyền HIV trên nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, Luận án Tiến sĩ Y học, Mã số: 3.01.11.

14. Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS Hà Nội (2013), Báo cáo kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/ AIDS, công văn số 285A/ TTPCAIDS - GS.

15. UNAIDS (2006), HIV và nam giới có quan hệ tình dục đồng giới ở Châu Á - Thái Bình Dương, trang 9,31.

16. Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2012), Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/ AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trang 1. Tiếng Anh

17. Y. A. Amirkhania and et al (2004), "HIV behavior risk levels and STD Prevalence in a sample of young MSM social networks in St Petersburg, Russia", XV AIDS Conference in Bangkok, [WePeC6081]

18. Asthana. S and R. Oostvogels (2001), "The Social Construction of Male 'Homosexuality’ in India: Implications for HIV Transmission and Prevention", Social Science and Medicine. 52 (5): 707–21.

19. Ballester. R and et al (2011), "Sexual Risk Behaviors for HIV Infection in Spanish Male Sex Workers: Differences According to Educational Level, Country of Origin and Sexual Orientation", AIDS Behav, DOI 10.1007/ s10461 - 011 - 9964 - 4.

20. Baqi, Shehla and et al (1999), "Seroprevalence of HIV, HBV and syphilis and associated risk behaviours in male transvestites (Hijras) in Karachi, Pakistan", International Journal of STD & AIDS, 10: 300± 304.

21. Baral. S and et al (2010), "Male Sex Workers in Moscow, Russia: A Pilot Study of Demographics, Substance Use Patterns, and Prevalence of HIV - 1 and Sexually Transmitted Infections", AIDS Care 22 (1): 112–18.

22. Beyrer Chris and et al (2011), The Global HIV Epidemics among MenWho Have Sex with Men, Washington DC 20433, The World Bank, page 33,320978 - 0 - 8213 - 8726 - 910.1596/978 - 0 - 8213 - 8726 - 9.

23. Beyrer. Chris (2010), Global Prevention of HIV Infection for NeglectedPopulations: Men Who Have Sex with Men, S108 • CID 2010: 50 (Suppl 3).

24. Brahmam G. N. V and et al. (2008), “Sexual Practices, HIV and sexually transmitted infectios among seft - identified men who have sex with men in four high HIV prevalence states of India”, Lipincott William & Wilkins, Vol. 22 (5): 55 - 57. ISSN 0269 - 9370.

25. Benjamin Brown and et al (2011), Men who have Sex with Men: An Introductory Guide for Health Care Workers in Africa, ISBN 978 - 1 - 92049 - 960 - 0, Revised edition 2011, page 25 - 26.

26. Cesar Infante, G. Sosa - Rubi Sandra and Silvia Magali Cuadra (2009), "Sex work in Mexico: vulnerability of male, travesti, transgender and transsexual sex workers", Culture, Health & Sexuality Vol. 11, No. 2,125–137.

27. Choi K. and et al (2004), “Lack of HIV testing in men who have sex with men in China”, XV AIDS Conference in Bangkok.

28. Dandona. L. and et al. (2006), "How much attention is needed towards men who sell sex to men for HIV prevention in India", BMC Public Health, 6: p. 31.

29. Donn Colby and et al (2012), Outcomes evaluation of an HIV Prevention Project for male sex workers in Vietnam, Poster #184, International microbicides conference sydney Australia.

30. Colby Donn and et al (2013), "Risk factors for HIV infection and unprotected anal sex among male sex workers in Vietnam”, 20th Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections, Altanta, USA, poster # 1023.

31. Donn Colby, T Tan Minh and T T Toan (2005), Down on the farm: homosexual behaviour, HIV risk and HIV prevalence in rural communities in Khanh Hoa province, Vietnam.

32. Donn. Colby (2003), "HIV knowledge and risk behaviors among men who have sex with men in Ho Chi Minh City, Vietnam", Journal of Acquired Immuno - Deficiency Syndrome, 32 (1): 80 - 5.

33. Doussantousse. S., A. T. N. Nguyen and L. & Tooke (2002), "Men engaged in having sex with men in Viet Nam – a Ha Noi snapshot in national AIDS standing bureau (Eds) ", Men engaged in having sex with

34. men in Viet Nam - a Ha Noi snapshot in national AIDS standing bureau (Eds), Report on HIV/ AIDS in Vietnam [monograph on CD - ROM], (Hanoi, Vietnam: Ministry of health).

35. Forman và Martine (2003), "Men, male, and MSM", The Martine Forman website.

36. Gattari Spzzichino L. P., Valenzi C., Zaccarelli M., and Rezza (1992), "Bahavioral patterns and HIV infection among drug using transvestites practicing prostitution in Rome", AIDS Care, 4, pp. 83 - 87.

37. Guevara M and at al (2004), "Association between non - injection drug use or alcohol intake and a history of other sexually transmitted diseases with HIV infection in men who have sex with men", XVAIDS Conference in Bangkok 11 - 16 July 2004.

38. Nina T. Harawa, et al (2008), "Sexual Behavior, Sexual Identity, and Substance Abuse Among Low - Income Bisexual and Non - Gay - Identifying African American Men Who Have Sex with Men", Arch Sex Behav, (37), p 748 - 762.

39. Hongjie Liu and at al (2008), "Money Boys, HIV Risks, and the Associations between Norms and Safer Sex: A Respondent - Driven Sampling Study in Shenzhen, China", AIDS Behav 13: 652 - 662, DOI 10.1007/ s10461 - 008 - 9475 - 0.

40. HIV/ AIDS Alliance International (2003), Between men HIV/ STI prevention for men who have sex with men, page 7,8.

41. Konda K. and at al (2008), "Characterizing Sex Work among Male and Transgender STI Clinic Clients in Lima, Peru", Presentation at XVII International AIDS Conference, Mexico City, Mexico

42. Kelly Jeffrey, Yuri A. Amirkhannian và Timothy L. McAuliffe (2001), "HIV risk behavior and risk - related characteristics of young russian men who exchange sex for money or valuables from other men", AIDS Education and Prevention, 13 (2), 175 - 188,2001.

43. Kendall Carl and at al (2008), "An Empirical Comparison of Respondent - driven Sampling, Time Location Sampling, and Snowball Sampling for Behavioral Surveillance in Men Who Have Sex with Men, Fortaleza, Brazil", AIDS Behav, 12: S97–S104, page 101.

44. Kong and Travis S. K. (2009), More than a sex machine: accomplishing masculinity among chinese male sex workers in the Hong Kong sex industry, Deviant Behavior.

45. Kong T. S. (2008), "Risk factors affecting condom use among male sex workers who serve men in China: a qualitative study", Sex Transm Infect, 84 (6), page. 444 - 8.

46. Joseph T. F and et al. (2009), "Psychosocial Factors in Association with Condom Use During Commercial Sex Among Migrant Male Sex Workers Living in Shenzhen, Mainland China Who Serve Cross - Border Hong Kong Male Clients", AIDS Behav, 13: 939–948DOI 10.1007/ s10461 - 009 - 9591 - 5.

47. Le M. Giang and et al (2007), "Male sex work and HIV risk among young heroin users in Hanoi, Vietnam", Sex Health, 4 (4): 261–26.

48. Spencer Lieb and et al (2011), "Statewide Estimation of Racial/ Ethnic Populations of Men Who Have Sex with Men in the U. S. ", Public Health Reports January–February 2011, Volume 126

49. Mariño Rodrigo, Victor Minichiello và Carlos and Disogra (2003), "Male sex workers in Córdoba, Argentina: sociodemographic characteristics and sex work experiences", Rev Panam Salud Publica/ Pan Am J Public Health 13 (5).

50. Mariño Rodrigo, Victor Minichiello và Carlos and Disogra (2003), "A profile of client of male sex worker in Cordoba, Argentina", International Journal of STD & AIDS, 15, p266 - 272.

51. Maybey P and D Mayaud (2004), "Approaches to the control of sexually transmitted infections in developing countries: old problems and modern challenges", Sexually Transmitted Infections (80), p 174 - 182.

52. Minichiello V and et al (2003), "Alcohol and drug use in Australian male sex workers: its relationship to the safety outcome of the sex encounter", AIDS Care, 15 (4), p 549 - 61.

53. MSM and HIV/ AIDS risk in Asia (2006), "What is fueling the epidemic among MSM and How Can it be Stopped? ", Trat ASIA, Amerban Foundation for AIDS Research.

54. Jerry Okal and et al (2009), "Social context, sexual risk perceptions and stigma: HIV vulnerability among male sex workers in Mombasa, Kenya", Culture, Health & Sexuality Vol. 11, No. 8, p 125 - 137, p811–826.

55. R. T. Ntata P, A. S. Muula and S. Siziya (2008), "Socio - demographic characteristics and sexual health related attitudes and practices of men having sex with men in central and southern Malawi", Tanzania Journal of Health Research Volume 10, No. 3.

56. P Robert and McNamara (1992), "The times Square Hustler. Male Prostitution in New York City, New York".

57. Mark Padilla and at al (2008), "Stigma, social inequality, and HIV risk disclosure among Dominican male sex workers", Social Science & Medicine 67,380–388.

58. Pisani. E and et al "HIV, syphilis infection, and sexual practices among transgenders, male sex workers, and other men who have sex with men in Jakarta, Indonesia", Sex Transm Infect, 80: 536–540. doi: 10.1136/ sti. 2003.007500.

59. Geibel. S and et al (2008), "Factors Associated with Self - Reported Unprotected Anal Sex among Male Sex Workers in Mombasa, Kenya", Sexually Transmitted Diseases, 35 (8): 746–52.

60. Sandowick. D (1998), "Spinning out of control: Sex addicts using drugs", The Advocate, p 1.

61. Sari L. Reisner and et al (2008), "Trick of the trade: Sexual health Behavior, the contaext of HIV rick and potential prevention intervention strategies for male sex worker", Journal of LGBT Health Research, Vol. 4 (4)2p195 - 207.

62. Souradet Shaw, Y and et al (2010), "The descriptive epidemiology of male sex workers in Pakistan: a biological and behavioural examination", Sex transm Infec 2011: 87: 73 - 80, doi: 10.1136/ sti. 2009.041335.

63. S. Shinde (2009), "Male sex workers: are we ignoring a risk group in Mumbai, India? ", Indian J Dermatol Venereol Leprol, 75 (1), page 41 - 6.

64. Smith K. M, Larive L. L and Romanelli (2002), "Club drugs: Methylenedioxymethamphetamine, flunitrazepam, ketamine hydrochloride, and gamma - hydroxybutyrate", American Journal of Health System Pharmacology, (59), p 1067 - 1076.

65. East Asia Consortium of gender South, health and sexuality, (2005), A Glossary of terms in gender and sexuality, ISBN: 978 - 974 - 11 - 0840 - 4.

66. UNAIDS (2000), AIDS and Men who have sex with men, Technical update, page 4.

67. UNAIDS (2008), Men who have sex with men: the missing piece in national responses to AIDS in Asia and the Pacific.

68. UNAIDS (2005), Men who have sex with men, HIV prevention and care, UNAIDS. data. unaids. org/ pub/ Report/ 2006/ jc1233 - msm - meetingreport_en. pdf.

69. UNDP and WHO (2009), Prevention and treatment of HIV and other sexually transmitted infections among men who have sex with men and transgender populations, report of a technical consultation. Geneva, Switzerland who. Int/ Hiv/ Pub/ Populations/ Msm_mreport_2008. Pdf (accessed 13 April 2011).

70. Venkatesan Chakrapani, Newman peter and Sunmugam Murali (2008), "Secondary HIV prevention among Kothi - Identified MSM in Chennai, India", Culture, Health & Sexuality, 10 (4): 313–327.

71. Vu BN, Girault P and et al (2008), "Male sexxuality in Vietnam: The case of male - To male sex”, sexual health, 83 - 8.

72. W. Tun and at al (2008), "Sexual Risk Behaviours and HIV Seroprevalence among Male Sex Workers Who Have Sex with Men and Non - Sex Workers in Campinas, Brazil", Sexually Transmitted Infections, 84 (6): 455–57.

73. Wade. A. S. And at al (2005), "HIV Infection and Sexually Transmitted Infections among Men Who Have Sex with Men in Senegal", AIDS, 19 (18): 2133–40.

74. Wen Cai, De and at al (2010), "HIV prevalence and related risk factors among male sex workers in Shenzhen, China", results from a time – location sampling survey, Sex Transm Infect, p15 - 20.

75. WHO (2011), Prevention and treatment of HIV and other sexually transitted infections among men who have sex with men and transgender people recommendations for a public health approach, WHO Library Cataloguing - In - Publication Data.

76. WC Wong, Leung PW and Li CW (2012), "HIV behavioural risks and the role of work environment among Chinese male sex workers in Hong Kong", AIDS Care.

77. Worth P Rawstorne and H (2005), "Crystallizing the HIV epidemic: Methamphetamine, unsafe sex and gay diseases of the will [Editorial] ", Archives of Sexual Behavior, 34, p 483–486.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...