Chuyển đến nội dung chính

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG


HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT
CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

6. Khung lý thuyết của đề tài

7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các công trình trong nước

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường

1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT

1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS

1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài

1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG

Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1. Tổng thể và mẫu

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

2.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn

2.3. THANG ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

2.3.1. Thang đo

2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

2.3.3. Đánh giá độ hiệu lực của thang đo

2.3.4. Đánh giá tính chuẩn của điểm tổng các yếu tố tác động đến KQHT

2.3.5. Phân tích yếu tố khám phá EFA

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG

3.1.1. Lịch sử hình thành

3.1.2. Thực trạng kết quả học tập trong 4 năm gần đây (2008,2009,2010,2011)

3.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

3.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu theo KQHT

3.2.2. Thống kê mô tả mức độ đồng ý về các yếu tố tác động

3.3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)

3.3.1. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giácác yếu tố phân theo giới tính

3.3.2. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giácác yếu tố phân theo dân tộc

3.3.3. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giácác yếu tố phân theo học lực

3.3.4. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giácác yếu tố theo nghề nghiệp của bố

3.3.5. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giácác yếu tố theo trình độ học vấn của bố

3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH

3.3.1. Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình

3.3.2. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy

3.3.3. Mô hình hồi quy tuyến tính bội

3.3.3.1. Các yếu tố tác động đến KQHT (Mô hình tổng)

3.3.3.2. Tác động của các yếu tố thuộc gia đình (Mô hình 1)

3.3.3.3. Tác động của các yếu tố thuộc về nhà trường (Mô hình 2)

3.3.3.4. Tác động của các yếu tố thuộc về bản thân HS (Mô hình 3)

3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KQHT CHO HS TRƯỜNG PTDTNT TỈNH CAOBẰNG

3.5.1. Đối với nhà trường

3.5.2. Đối với giáo viên

3.5.3. Đối với gia đình

3.5.4. Đối với học sinh

3.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ở phương Tây. Từ những năm nửa đầu của thế kỷ XX và cho đến nay, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này.

Tác giả Evans (1999) trong nghiên cứu “School-leavers, Transition to

Tertiary Study: A Literature Review'” đã chia 5 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên:

- Đặc trưng nhân khẩu (tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nền tảng văn hóa, loại trường, tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng giáo dục xã hội, nơi ở…);

- Đặc trưng tâm lý (Sự chuẩn bị cho việc học, chiến lược cho học tập, cam kết mục tiêu…);

- Kết quả học tập trước đây;

- Yếu tố xã hội;

- Yếu tố tổ chức.

Tác giả Stinebrickner, T.R. and Stinebrickner, R. (2001) trong nghiên cứu “The relationship between Family income and schooling attainment: Evidence from a liberal arts college with a full tuition subsidy program” tại Đại học Berea đã khảo sát mối quan hệ giữa đầu vào gia đình và thành tích học tập tại trường. Kết luận của nghiên cứu cho thấy: giới tính là nữ, điểm thi ACT của nữ, thu nhập gia đình, thu nhập gia đình bạn cùng phòng và điểm thi ACT của nam có tác động tích cực đến điểm trung bình học tập, còn nam da đen có tác động nghịch đến KQHT.

Một nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha “Personal, family, and academic factors affecting low achievement in secondary school” của Antonia Lozano Diaz  19 (2003) đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của HS. Đó là trình độ học vấn của cha mẹ, giới tính, động lực học tập, mối quan hệ giữa các HS và với những người khác. Bằng phân tích hồi quy và kiểm định ANOVA, nghiên cứu kết luận: môi trường và động lực học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập còn trình độ học vấn của người mẹ thì không.

Tác giả Getinet Haile & Nguyễn Ngọc Anh (2008) trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ở Hoa Kỳ: Phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm kiểm tra”. Các tác giả đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ở các môn Toán, Đọc và Khoa học ở Hoa Kỳ, đặc biệt chú trọng tới các ảnh hưởng khác nhau có thể có của các yếu tố chủng tộc, hoàn cảnh gia đình với sự phân phối điểm kiểm tra của sinh viên. Từ đó tác Thứ nhất, khoảng cách trong điểm+giả đưa ra hai kết luận quan trọng: kiểm tra các môn Toán, Đọc và Khoa học giữa các nhóm dân tộc là khác +nhau giữa các điểm phân vị có điều kiện của các điểm số được đo lường. Thứ hai, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình như học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha cũng khác nhau giữa các điểm phân vị trong phân phối các điểm số.

Tác giả Darling - Hammond (2000) trong cuốn “Chất lượng giáo viên và thành quả học tập của học sinh” sử dụng số liệu từ một cuộc khảo sát 50 bang về chính sách, nghiên cứu phân tích các trường học, khảo sát nhân sự và các đánh giá quốc gia về chương trình giáo dục, nghiên cứu này đã xem xét các cách thức mà các giáo viên có liên quan đến thành tích học tập của học sinh trên các tiểu bang. Bằng phân tích định tính và định lượng tác giả cho thấy rằng đầu tư về chất lượng giáo viên có liên quan đến việc cải thiện thành tích học sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy các chính sách được thông qua bởi quốc gia về đào tạo giáo viên, cấp phép, tuyển dụng…có thể làm cho một sự khác biệt quan trọng trong các trình độ và năng lực mà các giáo viên mang đến cho công việc của họ.

Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh/sinh (gọi chung là sinh viên) khá đa dạng. Các nghiên cứu chỉ rõ mối quan hệ, các mức độ tác  20 động của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên ở hầu hết các nhóm yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu, đặc điểm xã hội, đặc điểm kinh tế.

1.1.1.2. Ưu tiên trong giáo dục tại các trường PTDTNT ở các nước trên thế giới

Nghiên cứu và phát triển về trường PTDTNT ở trên thế giới cũng khá phổ biến đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Trung Quốc, ở vùng đồng bào DTTS, hệ thống trường PTDTNT có từ bậc tiểu học đến dự bị đại học. Thậm chí ở các khu tự trị đều có trường Đại học dân tộc. Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc phát triển văn hóa dân tộc của các DTTS và áp dụng nhiều biện pháp tuyển sinh định hướng, bồi dưỡng nhân tài cho vùng dân tộc, dành nhiều quan tâm đối với học sinh DTTS trong tuyển sinh và sinh hoạt.

Hay như ở New Zealand, Cộng hòa Ba Lan…giáo dục dân tộc cũng có những chính sách đặc biệt. Người Maori (DTTS ở New Zealand) được hưởng những chính sách ưu đãi ở bậc phổ thông và đại học: được cấp học bổng; nhu cầu nội trú được đáp ứng theo truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Còn ở Ba Lan có hơn

10 DTTS và các bộ tộc (chiếm 2-3% dân số cả nước) sinh sống ở quốc gia này. Trước đây, hiến pháp Ba Lan không đưa ra khái niệm DTTS và không có những quyền ưu tiên nhất định cho nhóm người này. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, Quốc hội Ba

Lan đã thông qua đạo luật về DTTS và các bộ tộc đồng thời đưa ra các quyền cơ bản về DTTS đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo [5].

Như vậy, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập khá phong phú ở các nước phát triển. Loại hình trường PTDTNT cũng được áp dụng ở nhiều quốc gia và dành được sự quan tâm của Chính phủ các nước đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

1.1.2. Các công trình trong nước Ở Việt Nam, có một số tác giả đã tiếp nối các nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhưng đây vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ.

Trong các nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010) “Các yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên chính qui Trường Đại học Nông lâm TP.HCM”, Nghiên  21 cứu của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân (2008) về “các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế”, luận văn thạc sĩ của Võ Thị Tâm (2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn

Thị Thùy Trang (2010) “Khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh” đã khảo sát và phân tích một số yếu tố có tác động đến kết quả học tập của sinh viên.

Các nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quang Minh cho thấy mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự học, điểm bình quân giai đoạn đầu, số lần uống rượu trong một tháng, điểm thi tuyển sinh có tác động đến KQHT của sinh viên. Còn nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ cho thấy động cơ của sinh viên tác động mạnh vào kiến thức thu nhận của họ, năng lực giảng viên tác động rất cao vào động cơ học tập học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên. Võ Thị Tâm nghiên cứu sâu bốn biến tác động là động cơ học tập, phương pháp học tập, tính kiên định học tập, ấn tượng trường học và cạnh tranh trong học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang lại khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên. Các nghiên cứu trên đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở nước ta.

Tác giả Mai Thị Quỳnh Lan và Nguyễn Quý Thanh trong nghiên cứu “Tiếp cận lý thuyết về mối quan hệ giữa học vị giảng viên và kết quả học tập của sinh viên” [13] đã chứng minh và đưa ra những kết luận có ý nghĩa khoa học. Theo tác giả, các phẩm chất năng lực của thầy có ảnh hưởng tới kết quả học tập của trò. Từ việc phân tích chi tiết các yếu tố từ giảng viên, thực nghiệm qua điều tra phân tích thống kê bằng bảng hỏi đối với mẫu là sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả khẳng định các yếu tố thuộc về giảng viên như: Khả năng dạy học nói chung và  22 trí thông minh; kiến thức chuyên ngành; kiến thức về dạy và học; kinh nghiệm của giảng viên; bằng cấp; các hành vi và thực hành của giảng viên có mối tương quan cao với kết quả học tập của sinh viên. Công trình sẽ là tài liệu hữu ích trong định hướng nghiên cứu của Luận văn.

Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố với kết quả học tập của sinh viên thì còn nhiều công trình khác nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên trong mối tương tác với các yếu tố cá nhân và môi trường xung quanh để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong nghiên cứu “Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực” tác giả Nguyễn Quý Thanh (2009) đã tổng quan các nghiên cứu trước đó về tính tích cực học tập của sinh viên từ đó xây dựng lý thuyết chỉ rõ độ chênh giữa yếu tố nhận thức (cognitive), yếu tố xúc cảm (affective/emotion) và thực hành (practice) và xác định sự tồn tại các ngưỡng tình huống giữa các thành phần đó trong quá trình học tập của sinh viên. Từ việc tiến hành thực nghiệm các nội dung: thực trạng nhận thức - trạng thái xúc cảm - thực hành, bàn về mối tương quan giữa nhận thức, xúc cảm và thực hành, và các yếu tố quy định nhận thức và thực hành của sinh viên đối với phương pháp học tập tích cực, tác giả đưa ra các kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên.

Nguyễn Công Khanh (2009) với “Nghiên cứu phong cách học của sinh viên

Trường ĐHKHXH-NV & Trường ĐHKHTN”. Đề tài đã cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên. Mỗi sinh viên do môi trường văn hoá xã hội khác nhau nên hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức khác nhau, từ đó có phong cách học tập khác nhau. Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tác giả kết luận điểm phong cách học có quan hệ tuyến tính với điểm học lực trung bình các môn học và nó giải thích cho khoảng 3%-14% sự biến thiên điểm thành tích học tập của những SV được nghiên cứu. Nhóm SV có điểm phong cách học cao cũng là nhóm SV có điểm học lực trung bình các môn cao ở các học kỳ.

Trần Lan Anh (2010) trong luận văn thạc sĩ “Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học”, Chu Phương Hiền (2008) “Nghiên cứu  23 không khí tâm lý lớp học của tập thể sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tính tích cực học tập của học sinh. Nếu tác giả Trần Lan Anh nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học theo hai nhóm: nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, nhóm yếu tố liên quan đến môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên thì Chu Phương Hiền tập trung nghiên cứu không khí tâm lý lớp học để tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các tài liệu trong nước


1. Trần Lan Anh (2010), Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học, Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD, ĐHQGHN.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Quyết định số 2590/ GD - ĐT: quy định về tổ chức và hoạt động của các trường PTDTNT.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình VII, Nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả các trường PTDTNT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Phùng Đức Cắm (2000), Biện pháp phát huy động lực học tập của học sinh ở trường Vùng cao Việt Bắc, Nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả các trường PTDTNT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Trương Xuân Cừ (2010), Phát triển hệ thống các trường PTDTNT khu vực Tây Bắc tạo nguồn xây dựng thời kỳ CNH, HĐH, Luận án Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường PTDTNT khu vực miền núi phía Bắc từ 15 – 17 tuổi, Luận án Tiến sĩ.

7. Phan Thị Quế Hương (2008), Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 6 người dân tộc thiểu số huyện Đakrông - Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

8. Chu Phương Hiền (2008), Nghiên cứu không khí tâm lý lớp học của tập thể sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, Viện Khoa học Giáo dục.

9. Mai Công Khanh (2009), Quản lý dạy học ở trường dự bị đại học theo yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi hiện nay, Luận án Tiến sĩ.

10. Nguyễn Công Khanh (2009), Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường ĐHKHXH - NV & trường ĐHKHTN, Trung tâm ĐBCLĐT& NCPTGD, ĐHQGHN. 102

11. Đăng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia hà Nội.

12. Mai Thị Quỳnh Lan, Nguyễn Quý Thanh (2007), Tiếp cận lý thuyết về quan hệ giữa học vị của giảng viên và kết quả học tập của sinh viên, Giáo dục đại học một số thành tố của chất lượng, NXB ĐHQGHN, HN.

13. Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Ngô Quang Sơn (2009), "Phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người đến năm 2015: Thực trạng và giải pháp cơ bản", Tạp chí Khoa học giáo dục, số 49, tháng 10/2009.

15. Vũ Thị Sơn (1996), Những biện pháp cải thiện tác động của gia đình đến học tập của học sinh lớp 1,2 trường tiểu học, Luận án giáo dục học.

16. Nguyễn Quý Thanh (2009), Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực, Trung tâm ĐBCLĐT& NCPTGD, ĐHQGHN.

17. Nguyễn Đình Thịnh (2001), Xây dựng và quản lý tốt sách - thư viện để nâng cao chất lượng đào tạo trong trường PTDTNT, Nâng cao chất lượng đạo tạo các trường phổ thông dân tộc nội trú, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

18. Võ Thị Tâm (2011), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQGTPHCM.

19. Nguyễn Thị Thùy Trang (2011), Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQGTPHCM.

20. Phạm Xuân Thanh (2011), Tập bài giảng Mô hình Rasch mà phân tích dữ liệu với phần mềm Quest.

21. Nguyễn Khắc Tuệ, Nguyễn Xuân Thạch (2001), Tận dụng ưu thế thời gian, tổ chức hoạt động dạy và học ở trường PTDTNT Tỉnh Nghệ An, Nâng cao 103 chất lượng đạo tạo các trường phổ thông dân tộc nội trú, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

22. Nguyễn Thanh Thủy (2007), Nghiên cứu chất lượng học tập của học sinh lớp 1,2,3 vùng dân tộc thiểu số theo chương trình tiểu học, Đề án cấp Bộ, Viện khoa học Giáo dục.

23. Kiều Thị Bích Thủy (2004), “Trường PTDTNT tỉnh – một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Giáo dục, số 88,6/2004.

24. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB Thống kê.

B. Các tài liệu nước ngoài


25. Bratti, M. and Staffolani, S. (2002), Student Time Allocation and Educational Production Functions, Conference paper at the XIV annual EALE conference.

26. Haile, G. ; Nguyen, A. (2008)., Determinants of academic attainment in the US: a quantile regression analysis of test scores, Education Economics, Vol. 16 (1), pp. 29 - 53.

27. McNeil, J. D. (1974). Who gets better results with young children –experienced teachersor novices? Elementary School Journal, 74,447 - 451.

28. Patrick E. Griffin (2003), Program development and Evaluation, Australia.

29. Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. (2001), The relationship between Family income and schooling attainment: Evidence from a liberal arts college with a full tuition subsidy program.

30. Summers, A. A., and Wolfe, B. L. (1975, February). Which School Resources Help Learning? Efficiency and Equality in Philadelphia Public Schools. Philadelphia, PA: ED

31. Wright, S. P. ; Horn, S. P. ; and Sanders, W. L. (1997). Teacher and classroom contexteffects on student achievement: Implications for teacher evaluation. Journal of Personnel Evaluation in Education, 57 - 67. C. Tài liệu tham khảo tại các trang Web

32. (tamlyhoc. net/ diendan/ showthread. php? tid=936)

33. Vũ Hồng Tiến (2009), Một số phương pháp dạy học tích cực, donga. edu. vn/ Baiviet/ Dayhoc/ tabid/ 466/ cat/ 309/ ArticleDetailId/ 11 24/ ArticleId/ 1122/ Default. aspx 104

34. Antonia Lozano Diaz, Personal, family, and academic factors affecting low achievement in secondary school investigacion - psicopedagogica. org/ .. . / ContadorArticulo. php?

35. Christian K. Bagongon and Connie Ryan Edpalina (2009), The effect of study habits on the academic performance of freshmen education students in Xavier University, Cagayan de Oro city, school year2008 - 2009. scribd. com/ .. . / “The effect of study habits on the academic performance.. .”.

36. Bratti, M. and Staffolami, S. (2002), Student time allocation, the learning environment and the acquisition of competencies arno. unimaas. nl/ show. cgi? fid=1662

37. Darling - Hammond, (2000): Tercher quality and student achievement. (epaa. asu. edu/ ojs/ article/ view/ 392).

38. Ian Gilbert (2002), Essential motivation in the classroomc. London and New York (questia. Com/ Read)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M