tinh toan ton that dien nang va de xuat bien phap giam ton that ap dung cho lo 971-7 chi nhanh dien van lam- dien luc hung yen
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT ÁP DỤNG CHO LỘ 971-7 CHI NHÁNH ĐIỆN VĂN LÂM- ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN
CHƯƠNG I.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN CỦA LỘ 971-7 VĂN LÂM HƯNG YÊN
1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế và xã hội
Vị trí địa lý: Mỹ Hào có đường Quốc lộ 5A, trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 20 km về phía tây, cách Hải Dương 36 km về phía đông, cách thị xã Hưng Yên 45 km về phía nam. Vị trí địa lý của huyện Văn Lâm đã tạo nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế - văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Có nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đặc điểm địa hình: Văn Lâm có địa hình bằng phẳng, cốt đất cao thấp không đều, độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình từ 3 - 4 mét. Với địa hình như vậy, huyện vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời có tiềm năng lớn cho đầu tư phát triển công nghiệp.
Khí hậu: Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25 - 28oC; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 15 - 21oC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1176mm, độ ẩm trung bình 80%. Điều kiện khí hậu thủy văn của huyện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
1.2.1. Diện Tích Dân Số và Đơn Vị Hành Chính
Huyện Văn Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 74,42km2, trong đó: Đất nông nghiệp 4.674,68 ha (chiếm 62,81%), đất chuyên dùng 1.740,83 ha (chiếm 23,39%), đất ở 709,02 ha (chiếm 9,53%), đất chưa sử dụng 317,66 ha (chiếm 4,27%), lao động trong độ tuổi 43.787 người, trong đó lao động nữ 22.751 người; Lao động nông nghiệp 38.214 người. Đến năm 2003, dân số toàn huyện Văn Lâm có 84.691 người, trong đó nông dân nông thôn có 75.287 người, dân số thành thị có 8.589 người.
Lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật hoặc đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Đến tháng 8/2004 tổng số lao động trong các doanh nghiệp là 10.615 người, số lao động tuyển vào các doanh nghiệp trong huyện là 9.543 người, số lao động huyện Văn Lâm là 6.002 người; Số lao động được đi học và đào tạo nghề là 2.512 người.
Huyện Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính (10 xã và 1 thị trấn) Gồm: Thị trấn Như Quỳnh, xã Lạc Đạo, xã Đại Đồng, xã Việt Hưng, xã Tân Quang, xã Đình Dù, xã Minh Hải, xã Lương Tài, xã Trưng Trắc, xã Lạc Hồng.
1.2.2. Về văn hoá giáo dục
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, nền văn hoá giáo dục của huyện cũng phát triển. Có ánh sáng điện bộ mặt nông thôn đã từng bước thay đổi, đời sống người dân được cải thiện. Các thông tin liên lạc ngày càng nhiều giúp cho nhân dân nâng cao tầm hiểu biết. Mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cùng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp đến với người dân Mỹ Hào một cách kịp thời nhanh chóng, góp phần có hiệu qủa nâng cao dân trí. Các trường học, trạm xá được xây dựng và tu sửa để phục vụ cho nhân dân. An ninh chính trị, quốc phòng luôn được chú trọng và giư vững.
1.3. Thực trạng lưới điện của lộ 971-7 Văn Lâm – Hưng Yên
1.3.1. Sơ đồ lưới điện một sợi của lộ 971-7 Văn Lâm – Hưng Yên
1.3.2. Nguồn điện cấp cho Văn Lâm Hiện tại huyện Văn Lâm có 2 trạm trung gian 110/35/22 kV là E284 và E. 285 và 1 trạm từ 35/10 kV.
Lưới điện của huyện có 2 trạm trung gian 110/35 kV nên việc cấp thường xuyên tương đối ổn định, ít phải cắt điện toàn huyện hoặc phải cắt một phần lưới của huyện để sửa chữa và khi có sự cố. Lưới điện được xây dựng mới nhưng vẫn còn 1 phấn được xây dựng từ những năm 1964-1990 nên thiết bị hầu hết là lạc hậu, đã vận hành qua nhiều năm nên đã quá cũ và lạc hậu. Đầu nguồn bố chí đóng cắt bằng cầu dao nên mỗi khi thao tác phía 35 kV thường phải cắt máy cắt từ đầu nguồn làm gián đoạn thời gian cung cấp điện. Đường dây 35 kV có 48 km trong đó có 14 km từ Lạc Đạo- Thị Trấn Như Quỳnh là dây AC70 còn lại (nhánh Đại Đồng-Thị Trấn Như Quỳnh – Hệ… là dây AC50) Đường dây 10 kV có 184 km gồm 61,7 km đường trục là dây AC50 và 122,3 km đường nhánh là dây AC35. Đường dây 0,4 kV có 380 km.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật trên đang đủ để phục vụ năng lượng điện cho các thành phần kinh tế của huyện. Toàn huyện có 13 xã, thị trấn đến nay 100% số xã đã có điện phục vụ sinh hoạt sản xuất. Năm 2003 Văn Lâm tiếp nhận sản lượng điện là 31051000 kWh, trong đó điện phục vụ cho sinh hoạt là 18344000 kWh chiếm 54,3%. 9 tháng đầu năm 2004 tiếp nhận sản lượng điện là 32416000 kWh trong đó điện phục vụ sinh hoạt là 18379000 kWh chiếm 56,7%. Toàn huyện có 63% số xã có lưới điện được thiết kế theo quy hoạch 37% số xã có lưới điện được phát triển từ lưới điện cũ.
1.3.3. Khái quát về lưới điện lộ 971-7 Văn Lâm
Các trạm tiêu thụ do lộ 971-7 Văn Lâm cấp điện tới chủ yếu là các trạm cấp điện cho nông thôn do đó không có phụ tải công nghiệp. Ở đây chỉ có một vài xưởng cơ khí nhỏ nên nó không ảnh hưởng nhiều đến hình dạng của đồ thị phụ tải trong trạm tiêu thụ.
Do các trạm tiêu thụ chủ yếu là các trạm dân sinh nên điện năng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của các gia đình, các điểm dịch vụ nhỏ, uỷ ban, trạm xá và trường học trong các xã, chiếu sáng đường giao thông,.. .
Hệ thống kênh mương ở vùng này rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nên các trạm bơm phục vụ cho thuỷ lợi rất ít khi phải sử dụng đến và mỗi lần sử dụng thì thời gian sử dụng cũng rất ít nên khi tính toán hao tổn ta có thể bỏ qua không xét đến ảnh hưởng của nó.
Về chăn nuôi ở đây không phát triển, chăn nuôi ở đây chỉ mang tính nhỏ lẻ chăn nuôi gia đình do đó các thiết bị, động cơ dùng để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và rửa chuồng trại là rất ít. Các máy nghiền thức ăn gia súc chủ yếu tập trung trong các trạm xay xát, nhưng do ở đây có những trạm xát di động nên số lượng các trạm xay xát cũng không nhiều.
CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
2.1. Cơ sở của các phương pháp tính toán tổn thất điện năng
Khi truyền tải điện năng từ thanh cái nhà máy điện đến các công ty, nhà máy và hộ dùng điện ta cần phải dùng dây dẫn và máy biến áp. Khi có dòng điện chạy qua, do có điện trở và điện kháng trên đường dây nên nó đã gây ra tổn thất công suất dẫn đến tổn thất về điện năng.
Trị số tổn thất điện năng trong bất kỳ một phần tử nào của mạng điện phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của phụ tải và sự thay đổi của phụ tải trong thời gian khảo sát.
Nếu phụ tải của đường dây không thay đổi và xác định được tổn thất công suất tác dụng trên đường dây là ∆P thì khi đó tổn thất điện năng trong thời gian t sẽ là: ∆A = ∆P. T (2.1)
Nhưng trong thực tế phụ tải của đư xác. Khi đó ta phải biểu diễn gần đúng đường cong i
(t), và s
(t) Dưới dạng bậc thang hoá để tính toán tổn thất năng lượng với điện áp định mức. ờng dây luôn luôn biến thiên theo thời gian nên tính toán như trên không chính
Từ biểu thức dΔA = 3i2. R. Dt, ta có: (2.2)
Hay: (2.3)
Tuy nhiên, trong tính toán thường không biết đồ thị p
(t), q
(t). Để tính hao tổn năng lượng ta phải dùng phương pháp gần đúng dựa theo một số khái niệm quy ước như thời gian sử dụng phụ tải cực đại (Tmax), thời gian hao tổn công suất cực đại (τmax) Và dòng điện trung bình bình phương (Itbbp). Ngoài ra còn có thể sử dụng một số phương pháp khác như sử dụng công tơ, tính theo đồ thị phụ tải, theo đặc tính xác suất của phụ tải,…
Dưới đây là một số phương pháp dùng để xác định tổn thất điện năng trong mạng phân phối trung áp.
2.2. Xác định tổn thất điện năng với sự trợ giúp của các thiết bị đo
2.2.1. Xác định tổn thất điện năng theo các chỉ số công tơ
Phương pháp xác định tổn thất điện năng thông dụng nhất là so sánh sản lượng điện ở đầu vào lưới và năng lượng tiêu thụ tại các phụ tải trong cùng khoảng thời gian, phương pháp này tuy có đơn giản nhưng thường mắc phải sai số lớn do một số nguyên nhân sau:
-Không thể lấy được đồng thời các chỉ số của các công tơ tại đầu nguồn và ở các điểm tiêu thụ cùng một thời điểm.
-Nhiều điểm tải còn thiếu thiết bị đo hoặc thiết bị đo không phù không phù hợp với phụ tải
-Số chủng loại đồng hồ đo rất đa dạng với nhiều mức sai số khác nhau, việc chỉnh định đồng hồ đo chưa chính xác hoặc không chính xác do chất lượng điện không đảm bảo.
Để nâng cao độ chính xác của phép đo người ta sử dụng đồng hồ đo đếm tổn thất, đồng hồ này chỉ được sử dụng ở một số mạng điện quan trọng
------------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng lưới điện của lộ 971-7 văn lâm _hưng yên
CHƯƠNG II :Các phương pháp xác định tổn thất điện năng
CHƯƠNG III Tính tổn thất điện năng cho lộ 421 phố nối - mỹ hào
CHƯƠNG IV :Phân tích các nguyên nhân gây tổn thất và một số biện pháp giảm tổn thất điện năng cho lộ 971-7 văn lâm –hưng yên
Kết luận và đề nghị
-----------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Trần Quang Khánh Quy hoạch điện nông thôn (NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội-2000)
2. Nguyễn Văn Sắc-Nguyễn Ngọc Kính Mạng điện Nông nghiệp (Nhà xuất bản giáo dục-Hà Nội-1999)
3. Vũ Hải Thuận Cung cấp điện cho khu công nghiệp và khu dân cư (Nhà xuất bản nông nghiệp-2008)
4. Trần Bách Lưới và Hệ thống Điện (Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội-2000)
5. Nguyễn Công Hiền-Đặng Ngọc Dinh Giáo trình cung cấp Điện
6. Trần Đình Long Quy hoạch phát triển năng lượng và Điện lực (Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội-1999)
keyword:download,tinh toan ton that dien nang va de xuat bien phap giam ton that ap dung cho lo 971-7 chi nhanh dien van lam- dien luc hung yen
Nhận xét
Đăng nhận xét