do an tot nghiep,mot so bien phap nham day manh,tieu thu san pham o cong ty da giay ha noi,nguyen thi ngoc lan
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI
GVHD:Nguyễn Thị Ngọc Lan
Lời nói đầu
Trong những năm trở lại đây, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường thì nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể về mọi mặt. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đều có các biện pháp tiền hành các hoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên thị trường và để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp này chưa khai thác được ưu điểm và lợi thế của hoạt động Marketing trong kinh doanh hiện đại. Việc tiến hành các hoạt động Marketing còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được khắc phục.
Phần I: Cơ sở lý luận về tiêu thụ trong doanh nghiệp
I. Tiêu thụ sản phẩm và tầm quan trọng của nó trong HĐKD
1. Khái niệm tiêu thụ:
Tiêu thụ sản phẩm là lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian một bên là tiêu dùng và một bên là sản xuất phân phối. Trong một doanh nghiệp, toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh từ đầu đến cuối của kỳ sản xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục các khâu có mối liên hệ mật thiết với nhau, nối với nhau bằng các mắt xích chặt chẽ, khâu trước là cơ sở, là tiền đề để thực hiện các khâu sau.
Nếu một khâu nào đó bị ách tắc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trìnhsản xuất kinh doanh. Để quá trinh đó được tiến hành thường xuyên, liên tục thì doanh nghiệp phải phối hợp thông suốt các khâu trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, cũng là khâu vô cùng quan trọng. Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì sản xuất kinh doanh mới có thể tiếp tục, kết quả tiêu thụ ở chu kỳ trước tạo điều kiệm thực hiện chu kỳ tiếp theo. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là qúa trình thực hiện giá trị hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sạng hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh đã hoàn thành. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ra và chuyển sở hữu hàng hoá được thay đổi. Sản phẩm hàng hoá được coi là tiêu thụ khi người bán đã nhận tiền. Việc xác định sản lượng tiêu thụ trong năm phải căn cứ vào số lượng sản xuất hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng. Nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ năm trước.
2. Vai trò của tiêu thụ:
Ta biết rằng tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của sản xuất hàng hoá.
Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển hoá hình thái giá trị của vốn từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn, làm cho vốn chuyển trở lại hình thái ban đầu là tiền tệ trước khi nó bước vào một chu kỳ sản xuất mới. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là điều kiện và là khâu quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá thành hình thái giá trị của hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ sản phẩm được bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm thích hợp, xác định giá cả, tổ chức mạng lưới bán hàng, hán hàng và phân phối hàng hoá vào các kênh tiêu thụ, xúc tiến bán hàng, tổ chức quản lý và đánh giá kết quả của công tác tiêu thụ. Kết quả của quá trình tiêu thụ là doanh nghiệp thu hồi nguồn vốn chi phí ban đầu đã bỏ ra và thực hiện được giá trị lao động thặng dư, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp nộp ngân sách và thành lập các quỹ (quỹ phát triển, quỹ phúc lợi.. .)
3. Ý nghĩa tiêu thụ:
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhưng nhiều khi là khâu quyết định các doanh nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm mới có thể thu hồi vốn, để tiếp tục quá trình tái sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục là điều kiện tồn tại phát triển của doanh nghiệp sản phẩm được tiêu thụ nghĩa là được người tiêu dùng chấp nhận sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện chất lượng sản phẩm uy tín doanh nghiệp sự hợp lý của các dây truyền công nghệ, sự thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và sự hoàn thiện các hoạt động dịch vụ.. . Nói cách khách tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng giúp người sản xuất hiểu được sản phẩm của mình và các thông tin về nhu cầu thị trường và khách hàng từ đó có biện pháp làm cho sản phẩm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm trở thành căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch, sản xuất kinh doanh hợp lý về thời gian, số lượng, chất lượng, tìm cách phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình. Với người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm giúp cho họ thoả mãn về tiêu dùng hàng hoá và sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng hay không là tuỳ thuộc vào hoạt động của tiêu thụ sản phẩm.
Trên giác độ vĩ mô, nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những căn bằng, với những quan hệ tỷ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất xã hội được diễn ra một cách bình thường, tránh được những mất mát cân đối, đảm bảo ổn định xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
4. Nội dung tiêu thụ:
Đối với các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh thì không thể không nghiên cứu thị trường. Khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể biết được nhu cầu trước mắt của người tiêu dùng đồng thời xũng dự đoán được nghiên cứu trong tương lại của họ, từ đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu thị trường là công việc không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp. Thị trường giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá, muốn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cần phải có thị trường. Sản lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ của thị trường được biểu hiện ở những mặt sau:
Nhờ có thị trường mà ngơì bán mới biết được nhu cầu của người mua, từ đó có những biện pháp thích hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thông qua đó thu được lợi nhuận lớn nhất.
Thị trường có vai trò quan trọng tgrong quá trình tái sản xuất hàng hoá. Tái sản xuất hàng hoá gồm bốn khâu: Sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Như vậy, thị trường nằm trong khâu lưu thông và giữ vị trí trung tâm của tái sản xuất hàng hoá. Nói cách khác, thị trường là một khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất, nó tồn tại không phụ thuộc vào bất kỳ chế độ chính trị nào. Vì thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, để tái sản xuất thì doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí khách nhau, thị trường chính là nơi kiểm nghiệm những chi phí đó là nơi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thị trường không những là nơi diễn ra hoạt động mua bán mà còn là nơi thể hiện mối quan hệ giữa hàng hoá và tiền tệ, nên t chính là môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp không có khả năng thay đổi thị trường mà họ phải hướng các hoạt động của mình cho phù hợop với thị trường.
II. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp thương mại nói riêng có hai hình thức tiêu thụ sản phẩm cơ bản được áp dụng là bán buôn và bán lẻ.
1. Bán lẻ:
Bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu cá nhân và tập thể.
Hoạt động bán lẻ có các đặc điểm sau:
- Khối lượng bán hàng nhỏ, đơn chiếc, sản phẩm thường phong phú đa dạng cả về chủng loại mẫu mã.
- Khi bán lẻ kết thúc thì sản phẩm sẽ ra khỏi lĩnh vực lưu thông và bắt đầu đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị sản phẩm được thực hiện hoàn toàn và giá trị sử dụng của sản phẩm cũng được xã hội thừa nhận. Đây là đặc điểm để phân biệt hình thức bán lẻ với hình thức bán buôn.
- Khách hàng của bán lẻ là người tiêu dùng trực tiếp, giá bán lẻ thường là giá cuối cùng nên cao. Giá bán lẻ phải đủ là bù đắp được chi phí sản xuất, chi phí khâu bán buôn, bán lẻ là phải đảm bảo có lãi. Tiền hàng được thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán và thông thường thanh toán bằng tiền mặt.
Ưu điểm
- Không sợ khủng khoảng thừa là sau khi bán được hàng thì giá trị sản phẩm mới được thực hiện, giá trị sử dụng mới được xã hội thừa nhận, doanh nghiệp mới bắt đầu chu kỳ kinh doanh.
- Thời gian thu hồi vốn chậm do bán khối lượng hàng nhỏ, như vậy đối tượng của bán lẻ là người tiêu dùng trực tiếp và mục đích của bản lẻ là cung cấp sản phẩm ra thị trường để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ về số lượng mà cả về kết cấu, thời gian, không gian, đảm bảo sản phẩm liên tục, thông suốt.
Các hình thức bán lẻ.
+ Phương thức bán lẻ trực tiếp: Đây là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng không qua một trung gian phân phối nào.
+ Phương thức bán lẻ gián tiếp
Đây là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian phân phối. Doanh nghiệp trực tiếp mở các cửa hàng đại lý giới thiệu và bán sản phẩm, tổ chức các hoạt động dịch vụ kèm theo. Để thực hiện tốt phương thức này doanh nghiệp phải tăng cường bổ xung hệ thống tiêu thụ cả về con người và khă năng hoạt động. Đồng thời doanh nghiệp phải phát triển các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng.
---------------------------------------------------------------------------------
Mục lục
Phần I: Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
I. Tiêu thụ sản phẩm và tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh
II. Các trình tự tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
1. Nhân tố khách quan
1.1. Giá cả hàng hoá
1.2. Đối thủ cạnh tranh
1.3. Nhân tố về tiêu dùng
1.4. Nhân tố thị trường
2. Nhân tố chủ quan
2.1. Marketing Mix
2.2. Chính sách sản phẩm
2.3. Chính sách giá cả
2.4. Chính sách phân phối
2.5. Chính sách bán hàng
Phần II: Giới thiệu chung về công ty da giầy Hà Nội
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty
II. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
III. Công nghệ sản xuất hàng hoá chủ yếu
IV. Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp
V. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Phần III. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm ở công ty da giầy Hà Nội
I. Phân tích đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm qua tổng doanh thu và mặt hàng kinh doanh
II. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo phương thức, hình thức tiêu thụ
III. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty trong hai năm 1999 – 2000
IV. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo thời gian
V. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
VI. Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội
Phần IV. Một số biện pháp nhằm đẩymạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm
I. Phương hướng phát triển của công ty da giầy Hà Nội
II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
1. Các biện pháp từ phía công ty
1.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường
1.2. Hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng chủng loại sản phẩm
1.4. Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ trong nước
1.5. Hoàn thiện hoạt động đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất
1.6. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
1.7. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên
1.8. Hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty
2. Một số biện pháp từ phía nhà nước và ngành
2.1. ổn định kinh tế xã hội
2.2. Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho công ty
Kết luận
--------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Marketing – PGS.TS Trần Minh Đạo - ĐHKTQD.
2. Kinh tế thương mại dịch vụ – PGS.TS Đặng Đình Đào - ĐHKTQD.
3. Kinh tế doanh nghiệp – TS Phạm Công Đoàn – TS Nguyễn Cảnh Lịch - ĐHTM.
4. Marketing căn bản - Philip Kotler .
5. Thời báo kinh tế Việt Nam.
6. Các báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp của Công ty da giầy Hà Nội năm 1998 – 2000.
Keyword:download,do an tot nghiep,mot so bien phap nham day manh,tieu thu san pham o cong ty da giay ha noi,nguyen thi ngoc lan
Nhận xét
Đăng nhận xét