ĐỒ ÁN KỸ THUẬT
TÍNH TOÁN THAY THẾ BÓNG ĐIỆN TỬ CHO LÒ TÔI CAO TẦN
Phần 1- cơ sở lý thuyết
Chương 1. Nguyên lý tạo dao động và các ứng dụng
1.1. Khái niệm chung và phân loại
Trong kỹ thuật điện tử, ta thường gặp các vấn đề sử dụng các nguồn dao động có tần số và hình dạng nhất định, như sóng hình sin (sóng chữ nhật, sóng răng cưa).. . Và các xung (các nguồn điện áp và các dòng điện chỉ phát ra trong khoảng thời gian ngắn,.. .).
Nguồn do các máy phát điện cung cấp thông thường chỉ có 2 loại: Nguồn điện một chiều và nguồn điện xoay chiều hình sin tần số công nghiệp (50hz hoặc 60 hz). Vì thế cần có các thiết bị điện tử biến đổi năng lượng của nguồn cung cấp (thường là một chiều) Thành các nguồn dao động, có tần số và hình dạng nhất định, gọi là các thiết bị tạo sóng còn được gọi là các máy phát dao động.
Vì bộ tạo sóng là thiết bị dùng các linh kiện điện tử (đèn điện tử và các ống bán dẫn), lắp ráp với các linh kiện khác thành mạch điện, làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nguồn một chiều hay nguồn xoay chiều tần số công nghệp thành năng lượng dao động điện. Căn cứ theo dạng sóng, bộ tạo sóng chia ra:
- tạo sóng hình sin, tạo sóng hình không sin
- tạo sóng liên tục và tạo sóng xung. Căn cứ theo nguyên lý hoạt động, chia ra bộ tạo sóng tự kích, bộ tạo sóng ngoại kích. ở bộ tạo sóng ngoại kích, các dao động kích thích, do một nguồn dao động phát ra, còn bộ tạo sóng làm nhiệm vụ biến các dao động đó thành dao động mới có cùng hình dáng và tần số, nhưng trị số lớn hơn.
Như vậy, bộ tạo sóng ngoại kích thực chất làm nhiệm vụ khuếch đại dao động. ở bộ tạo sóng tự kích, dao động kích thích dùng chính năng lượng nguồn cung cấp biến đổi trong mạch dao động qua mạch khuếch đại, được hồi tiếp dương để kích thích cho đèn làm việc. Căn cứ theo đèn sử dụng, bộ tạo sóng chia ra bộ tạo sóng dùng đèn điện tử, dùng tranzito, dùng tranzito một tiếp giáp, dùng tiratrôn.. .
Các bộ tạo sóng hình sin công suất nhỏ được dùng rất rộng rãi trong kỹ thuật, chẳng hạn dùng trong các thiết bị đo lường, điều chỉnh, điều khiển tự động và điều khiển xa.. . Các bộ tạo sóng hình sin công suất lớn chủ yếu làm nguồn năng lượng chế biến hoặc gia công, chẳng hạn để cung cấp năng lượng cho lò tôi cảm ứng (là tôi cao tần) Lò luyện kim cảm ứng, thiết bị sấy điện tần số cao, thiết bị gia công kim loại bằng sóng siêu âm.. .
Các thiết bị tạo sóng không sin hoặc tạo xung được dùng chủ yếu trong lĩnh vực chế tạo máy tính điện tử, các thiết bị đo lường, điều khiển xa.. . Các bộ tạo sóng hình sin dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện áp hoặc dòng điện trong mạch dao động. Chính chế độ cộng hưởng này, quyết định dao động của bộ tạo sóng. Trước khi đi vào nghiên cứu các mạch tạo sóng, ta xét sơ lược đặc tính cơ bản mạch dao động.
------------------------------------
Mục lục
phần I- cơ sở lý thuyết
chương 1. Nguyên lý tạo dao động và các ứng dụng
1.1. Khái niệm chung và phân loại
1.2. Hiện tượng cộng hưởng của mạch dao động
1.2.1. Sự phóng và nạp của tụ điện
1.2.2. Mạch cộng hưởng điện áp
1.2.3. Mạch cộng hưởng dòng điện
1.3. Mạch tạo sóng hình sin
1.3.1. Mạch tạo sóng hình sin ngoại kích
1.3.2. Mạch tạo sóng hình sin tự kích
1.4. Mạch tạo sóng đa hàichương
2. Khuếch đại dùng đèn điện tử
2.1. Khái niệm chung
2.1.1. Khái niệm về khuếch đại
2.1.2. Phân loại
2.1.3. Thông số chính của mạch khuếch đại
2.2. Sơ đồ thực hiện nối dây đèn điện tử trong mạch khuếch đại
2.2.1 sơ đồ nối dây điện 3 cực
2.2.2. Sơ đồ nối dây đèn 4 và 5 cực
2.3. Các chế độ làm việc của đèn
2.3.1. Khuếch đại ở chế độ a (hình 2-7a)
2.3.2. Khuếch đại ở chế độ b (hình 2-7b)
2.3.3. Khuếch đại ở chế độ c (hình 2-7c)
2.4. Khái niệm về khuếch đại điện áp
2.5. Mạch khuếch đại điện áp ghép r-c
2.5.1. Mạch khuếch đại dùng đèn 3 cực
2.5.2. Mạch khuếch đại dùng đền 5 cực
2.6. Mạch khuếch đại điện áp ghép biến áp
2.7. Hồi tiếp trong mạch khuếch đại
2.7.1. Khái niệm chung
2.7.2. Tính chất của mạch khuếch đại có hồi tiếp
2.7.3. Lọc hồi tiếp dương
2.7.4. Một số sơ đồ khuếch đại có hồi tiếp
2.8. Tầng khuếch đại công suất đơnchương
3. Đèn điện tử 3 cực
3.1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động đèn 3 cực
3.1.1. Cấu tạo
3.1.2. Nguyên lí hoạt động đèn 3 cực- tác dụng của lưới
3.2. Đặc tính tĩnh của đèn 3 cực
3.2.1. Đặc tính anôt
3.2.2. Đặc tính lưới
3.3. Thông số tĩnh của đèn ba cực
3.3.2. Nội trở ri
3.3.3. Hệ số khuếch đại tĩnh
3.4. Tầng khuếch đại đơn giản và thông số động
3.4.1. Sự khuếch đại tín hiệu qua đèn
3.4.2. Đặc tính và thông số động của tổng khuếch đại đơn giản.
Chương 4. Giới thiệu lò tôi cao tần
4.1. Sơ đồ nguyên tắc mạch tạo sóng cung cấp cho các lò cao tần
4.2. Nguyên tắc làm việc
phần II- tính toán thiết kế cải tạo lò
1. Cấu tạo và các thông số của đèn 3v-20t
1.1. Đèn 3v-20t
1.2. Đèn y - 22a
3. Tính toán máy biến áp cấp điện cho nung đèn
4. Nguyên lý cấp nguồn cho sợi nung
5. Tính toán trở kháng vào ra
phần III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng đèn
kết luận
----------------------------------------
Keyword: download,do an ky thuat,tinh toan,thay the bong dien,tu cho lo,toi cao tan
Nhận xét
Đăng nhận xét