khoa luan tot nghiep mot so giai phap day manh xuat khau mat hang thu cong my nghe o nuoc ta trong giai doan hien nay
****************
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
I. Bản chất của xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm và sự cần thiết của xuất khẩu hàng hoá
1.1. Khái niệm xuất khẩu được hiểu là bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Ho ạt động xuất khẩu diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện nền kinh tế xã hội, hàng tiêu dùng cho đến hàng sản xuất nông nghiệp, từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia.
a. Sự cần thiết của xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buônbán ở phạm vi Quốc tế, nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy nhanh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Vì vậy, xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đối với các doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia.
2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá
a. Đối với nền kinh tế xuất khẩu là một tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế chỉ ra rằng để tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có 4 điều kiện là:
Nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ hầu hết các Quốc gia đang phát triển như Việt Nam đều thiếu vốn và kỹ thuật, để có vốn và kỹ thuật thì con đường ngắn nhất là phải thông qua thương mại quốc tế.
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.
* Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống của nhân dân.
* Xuất khẩu là cơ sở để môi trường và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
b. Đối với doanh nghiệp
Vươn ra thị trường bên ngoài là xu hướng chung của mỗi Quốc gia và các doanh nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng “Hướng về xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại”. (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII).
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Những nhân tố thuộc về tiềm năng như tài nguyên thiên nhiên, lao động.. Rất dồi dào ngược lại những nhân tố như vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý lại thiếu. Vì vậy chiến lược “hướng vào xuất khẩu”. Về thực chất là giải pháp “mở cửa” nền kinh tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài kết hợp với tiềm năng trong nước là lao động và tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ, còn nhằm mục đích nhập khẩu những thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ tiên tiến để thực hiện ba chương trình kinh tế lớn và dần dần cải thiện đời sôngs vật chất của nhân dân.
3. Các hình thức và nội dung của xuất khẩu hàng hoá
a. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
* Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất tới khách hàng nước ngoài.
* Xuất khẩu gia công uỷ thác: Xuất khẩu gia công uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công đơn vị hướng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác.
* Hình thức mua bán đối lưu: Là phương thức trong đó người mua đồng thời là người bán và người bán đồng thời là người mua, hai bên trao đổi vứi nhau với tổng tỷ giá hàng tương đương nhau việc giao hàng diễn ra đồng thời mục đích trao đổi mua bán là để sử dụng không để bán.
* . Hình thức mua bán tại hội chợ triển lãm: Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở địa điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán.
* Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Liên quan chặt chẽ đến ngoại thương là cuộc triển lãm công thương nghiệp. Tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ.
Ngày nay, triển lãm không chỉ là nơi trưng bày giới thiệu hàng hoá mà còn là nơi được ký kết các hợp đồng kinh tế, mở rộng thị trường, quảng cáo, xúc tiến.. . Tại hội trợ và triển lãm đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
* Giao dịch qua trung gian: Giao dịch qua trung gian là hình thức giao dịch trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ ba đứng ra tiến hành công việc mua bán thay cho mình.
* Giao dịch tái xuất: Giao dịch tái xuất là phương thức giao dịch trong đó hàng hoá mua về với mục đích để tái xuất khẩu thu lợi nhuận chứ không phải với mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước. Giao dịch này luôn luôn thu htú ba nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta còn gọi là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá
1. Các nhân tố bên ngoài
1.1. Chính trị
Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là biểu hiện quan hệ quốc tế giữa hai Quốc gia. Ngày nay với quan điểm phát triển hợp tác đa phương cùng có lợi, hoạt động xuất khẩu được tiến hành mà gặp sự cản trở do dự khách biệt về chế độ giữa các quốc gia. Nhưng trước đây có một thời kỳ sự khác biệt đó là một rào cản, không chỉ ngăn cách quan hệ ngoại thương mà còn cản trở quan hệ hợp tác khác. Sự ổn định về chính trị giữa các Quốc gia, khu vực đặc biệt của các nước xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu.
Một môi trường chính trị thường xuyên biến đổi làm suy giảm nòm tin của doanh nghiệp về thị trường nước ngoài và làm tăng độ rủi ro trong kinh doanh.
------------------------------------------------------------------------
Mục lục
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đếnxuất khẩu
I. Bản chất của xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm và sự cần thiết của xuất khẩu hàng hoá
2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá
3. Các hình thức và nội dung của xuất khẩu hàng hoá
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá
1. Các nhân tố bên ngoài
2. Các nhân tố vĩ mô
Chương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước tahiện nay
I. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta thời gian vừa qua
1. Đánh giá về sản phẩm và thị trường Việt Nam
II. Đánh giá điển hình thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng
1. Lý do lựa chọn đơn vị khảo sát là Công ty Thăng Long
2. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu của Công ty
3. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty
III. Những thành công và bài học kinh nghiệm, những hạn chế và nguyên nhân
1. Thành tựu đạt được
2. Những hạn chế và nguyên nhân trong xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta giai đoạn hiện nay
I. Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta
1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện
2. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh
3. Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu
4. Tổ chức tái sản xuất hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu
5. Đẩy mạnh sử dụng hỗ trợ tiêu thụ
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
1. Tăng mức ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước bằng hoặc ca hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2. Chính sách đối với nghệ nhân, làng nghề và đào tạo thợ thủ công
4. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
5. Hỗ trợ giảm nhẹ cước phí vận chuyển, lệ phí tại cảng, khẩu
6. Một số vấn đề quản lý Nhà nước
Kết luận
Tài liệu tham khảo
----------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình nghiệp vụ Ngoại thương ĐHNT
2. Bài giảng kinh tế thương mại-Khoa kinh tế-ĐHTM
3. Báo thương mại
4. Tạp chí nghiên cứu kinh tế Công ty Thăng Long-Bộ quốc phòng
5. Giáo trình kinh tế quốc tế
6. Một số luận văn khác
Keyword:download,khoa luan tot nghiep,mot so giai phap day manh xuat khau mat hang thu cong,my nghe o nuoc ta trong giai doan hien nay
Nhận xét
Đăng nhận xét