Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep:mot so giai phap nham hoan thien chinh sach xuc tien hon hop tai chi nhanh cong ty du lich sai gon o ha noi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖN HỢP TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN Ở HÀ NỘI 



CHƯƠNG 1: Một số vấn đề cơ bản về kinh doanh du lịch và xúc tiến hỗn hợp trong công ty lữ hành.

  1. Vai trò của du lịch trong nền  kinh tế quốc dân.

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã được đặc trưng bởi sự tăng trưởng lên không ngừng về số lượng, chât lượng và phạm vi hoạt động. Kinh doanh du lịch tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho chủ đầu tư. Thực tiễn ở các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng: Đầu tư cho kinh doanh du lịch có khả năng thu hồi vốn nhanh và được bảo toàn vốn vì trong cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh du lịch chủ yếu là đầu tư cho xây dựng nhà, khách sạn, các khu vui chơi giải trí là những bất động sản và ít xảy ra rủi ro, giảm giá. Theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới (WTO): Hiện nay, các nước công nghiệp phát triển đồng thời cũng là các nước dẫn đầu về thu nhập du lịch trên thế giới. Du lịch là một trong những nguồn thu chủ yếu của một số nước trong khu vực ASEAN như Thailan, Singapore, Malaisia.

Sự phát triển của du lịch thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính, ngân hàng và các ngành sản xuất vật chất khác. Do đó, phát triển du lịch đồng thời là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của các ngành khác. Phát triển du lịch  làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và cho quốc gia. Du lịch còn là một ngành XNK (xuất nhập khẩu tại chỗ). Việc xuất nhập khẩu tại chỗ có hiệu quả cao nhất vì nó tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản, vận chuyển ra nước ngoài.

Đồng thời việc phát triển du lịch cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua việc khách du lịch đã kết hợp giữa việc tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất, lao động cho việc phát triển kinh tế địa phương. Với vị trí kinh tế đó, nhiều nhà kinh tế đã gọi du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” hoặc ngành “xuất khẩu vô hình”. Cũng từ đây du lịch tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội. Với yêu cầu phát triển liên ngành, việc phát triển du lịch không chỉ tạo ra việc làm trực tiếp trong ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo ra việc làm ở các ngành kinh tế khác. Qua đó du lịch đã tham gia vào quá trình phân công lao động trong và hợp tác lao động quốc tế.

Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên. Có thể coi du lịch là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống của nhân dân mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo ra sự cảm thông giữa các dân tộc, đoàn kết nhân dân các nước, tạo nên một thế giới hòa bình, thịnh vượng tôn trọng lẫn nhau.

Với vị trí kinh tế-chính trị và xã hội như vậy, du lịch đã và đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước. Là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Nhận thức được thế mạnh của du lịch, Đảng và nhà nước ta đã dành cho du lịch một vị trí xứng đáng, coi phát triên du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngoài ý nghĩa to lớn về kinh tế, du lịch còn có ý nghĩa xã hội. Thông qua du lịch con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò đồng thời mở mang kiến thức. Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc, thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh… mà dần làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình. Ngoài ra, phát triển du lịch còn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, xã hội.  
----------------------------------------------------------------------
                

Mục lục

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về kinh doanh du lịch và xúc tiến hỗn hợp trong công ty lữ hành
1.1 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
1.2 Một số khái niệm cơ bản trong kinh doanh du lịch
1.2.1 Khái niệm về du lịch
1.2.2 Sản phẩm du lịch
1.2.3 Kinh doanh du lịch
1.3 Nội dung của chính sách xúc tiến trong kinh doanh du lịch
1.3.1 Sơ đồ quá trình truyền thông
1.3.2 Các bước tiến hành quá trình truyền thông
1.3.3 Lập kế hoạch chiến lược xúc tiến hỗn hợp
1.3.4 Thực hiện và kiểm tra chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Chương 2: Khảo sát tình hình xây dựng và thực thi chính sách xúc tiến hỗn hợp tại chi nhánh công ty du lịch Sài Gòn
2.1 Vài nét về tổng công ty du lịch Sai Gòn (SaiGonTourist)
2.1.1 Giới thiệu chung về tổng công ty du lịch Sai Gon
2.1.2 Chi nhánh tổng công ty du lịch Sài Gòn tại Hà Nội (SaiGonTourist HaNoi Branch)
2.1.3 Kết quả tình kinh doanh của công ty trong 2 năm 2000-2001
2.2 Khảo sát đánh giá chính sách xúc tiến hỗn hợp tại chi nhánh
2.2.1 Khảo sát đánh giá chính sách xúc tiến hỗn hợp tại Chi nhánh
2.2.2 Một số chính sách khác hỗ trợ chính sách xúc tiến tại Chi nhánh
2.3 Đánh giá nhận xét chung về chính sách xúc tiến hỗn hợp của chi nhánh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Chi nhánh trong thời gian tới
3.1 Những căn cứ đề xuất nhằm thực hiện chính sách xúc tiến tại chi nhánh
3.1.1 Tổng quát về tình hình cạnh tranh hiện nay trên thị trường du lịch
3.1.2 Căn cứ vào mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Chi nhánh
3.1.3 Căn cứ vào phương hướng, chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam
3.1.4 Căn cứ vào dự báo về tình hình khách du lịch Quốc tế và nội địa
3.2 Nội dung đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến tại chi nhánh
3.2.1 Khi xây dựng chính sách xúc tiến hỗn hợp Chi nhánh phải đảm bảo các nguyên tắc sau
3.2.2 Các đề xuất hỗn hợp truyền thông đến với thị trường mục tiêu của Chi nhánh
Kết luận
----------------------------------------------------------------------
tài liệu tham khảo

1. Morrison, Alastari: Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn. Tập 1, Tổng cục du lịch 1998.
2. Nguyễn Nguyên Hồng, Hà Văn Sự. Bài giảng: Kinh tế doanh nghiệp KS-DU LịCH. Hà Nội 1995.
3. Nguyễn Thị Doan: Giáo trình Marketing KS-DU LịCH, Trường ĐH Thương Mại, Hà Nội.
4. Philip Kotler. Quản trị marketing (Sách dịch). NXB Thống Kê.
5. Lưu Văn Nghiêm –Quản trị marketing đơn vị-ĐHKTQD-NXB Lao động 1997.
6. Nguyễn Minh Tuệ-Địa lí du lịch –NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1996.
7. Tạp chí du lịch và các bài báo khác.  



Keyword:download,khoa luan tot nghiep:mot so giai phap nham hoan thien chinh sach xuc tien hon hop tai chi nhanh cong ty du lich sai gon o ha noi 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...