Chuyển đến nội dung chính

chuyen de tot nghiep,cac giai phap marketing nham duy tri va mo rong thi truong cua cong ty giay thuong dinh

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 


CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH





Phần I: Những tiền đề lý luận về thị trường

I. Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động duy trì và mở rộng thị trường đối với sản xuất kinh doanh 1 Thị trường và phân loại thị trường 1.1 Thị trường và các đặc trưng của thị trường 1.1.1 Thị trường: Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ, thị trường được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau, nhiều trường phái khác nhau. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển về thị trường thì thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán, là cơ cấu cung cầu và điều kiện diễn ra các tương tác cung cầu thông qua mua bán hàng hoá bằng tiền tệ. Như vậy trong thị trường theo quan điểm cổ điển thì cả ba yếu tố: Người mua, người bán và hàng hóa xuất hiện trong cùng một không gian, thời gian.

Khi sản xuất phát triển nó đã làm cho quá trình lưu thông trở nên phức tạp, các quan hệ mua bán cũng trở nên đa dạng và phong phú với nhiều hình thái khác nhau. Lúc này nền sản xuất phát triển ở mức độ cao hơn nên quan niệm thị trường của trường phái cổ điển không còn phù hợp nữa. Vì vây cácquan điểm hiện đại hơn về thị trường đã ra đời để thay thế quan điểm cũ không còn phù hợp. Theo quan điểm hiện đại, dưới góc độ thị trường xã hội tổng thể, thị trường được hiểu là: 

Tập phức hợp và liên tụccác nhân tố môi trường kinh doanh và các quan hệ trao đổi thương mại được hấp dẫn và thực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo thành điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất kinh doanh hàng hoá. Theo quan điểm hiện đại thì trong thị trường không nhất thiết phải xuất hiện trong cùng một lúc cả ba nhân tố: Người mua, người bán và hàng hoá. Người sản xuất không cần biết người tiêu dùng của mình là ai và người tiêu dùng cuối cùng cũng không cần giao dịch trực tiếp với người sản xuất mà có thể không qua trung gian.

Theo T. Cannon: Thị trường là một tập người bán và người mua thoả thuận các điều kiện trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ được tiến hành một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một mạng lưới trung gian phức hợp để kết nối người mua và người bán ở những vị trí không gian khác nhau.

Theo G. Audigier: Thị trường là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa cung và cầu các sản phẩm nhằm làm thoả mãn một nhu cầu nhất định

Còn thị trường đối với nhà kinh tế học David Begg lại được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp ông cho rằng thị trường là các sự thoả thuận, qua đó người mua và người bán thoả thuận với nhau để trao đổi hàng hoá dịch vụ. Còn theo nghĩa rộng: Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào đó, các quyết định của công ty sản xuất cho ai, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào? Các quyết định của công nhân làm bao nhiêu, làm cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả.

Theo Cac-Mac, phân công lao động là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. ở đâu có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ờ đó có thị trường. Thị trường chẳng qua chỉ là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó nó có thể phát triển vô cùng tận.

Xét trên tầm vĩ mô, thị trường được xem là tổng hợp của tổng cung, tổng cầu và của giá cả các loại hàng hoá dịch vụ trên thị trường là trung tâm là nơi liên hệ, tiếp xúc so sánh giữa những người bán và người mua, giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người tiêu dùng với nhau.

Thị trường là một phạm trù riêng của sản xuất hàng hoá. Hoạt động của nó được thể hiện qua 3 nhân tố: Cung, cầu, giá cả. Là nơi kiểm nghiệm hàng hoá dịch vụ và ngược lại. Hang hoá của dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, do đó mọi yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh đều phải tham gia vào thị trường.

Đứng trên giác độ quản lý một doanh nghiệp, thị trường được hiểu là một tập các khách hàng, người cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị trường về những mặt hàng mà công ty có dự án kinh doanh và tập người bán- đối thủ cạnh tranh của nó.

Từ khái niệm trên cho phép khái quát mô hình thi trường của một công ty kinh doanh như sau: Tóm lại: Thị trường là sản phẩm của sự phân công lao động xã hội cùng với chuyên môn hoá sản xuất. Khi mà sự phân công lao động phát triển đến trình độ cao, các quan hệ mua bán, trao đổi ngày càng phong phú đa dạng thì thị trường ngày càng phát triển trở nên hoàn thiện và phức tạp hơn. Vẫn còn ý kiến khác nhau về thị trường nhưng trong giai đoạn hiện nay khái niệm: “Thị trường là một tập các khách hàng, nhà cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị trường về những mặt hàng mà công ty có dự án kinh doanh và tập người bán-đối thủ cạnh tranh của nó” có thể coi là đúng đắn vì hiện nay yếu tố nhu cầu của khách hàng rất được đề cao.



---------------------------------------------------------------------------------
Mục lục

Phần 1: Những tiền đề lý luận về thị trường
I Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động mở rộng thị trườngđối với công ty kinh doanh 1 Thị trường và phân loại thị trường
1.1 Thị trường và các đặc trưng của thị trường
1.1.1 Thị trường
1.1.2 Đặc trưng của thị trường
1.2 Phân loại thị trường
1.2.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
1.2.2 Phân loại theo mối quan hệ giữa người bánvà người mua
1.2.3 Phân loại thị trường theo mục đích sử dụng hàng hoá
1.2.4 Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp 2 Mở rộng thị trường và các tiêu thức về mở rộng thị trường
2.1 Mở rộng thị trường
2.2 Nội dung của mở rộng thị trường
2.2.1 Nghiên cứu thị trường
2.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
2.3 Các chỉ tiêu về mở rộng thị trường
2.3.1 Khu Vực thị trường
2.3.2 Danh mục mặt hàng
2.3.3 Mức tăng kim ngạch xuất khẩu
2.3.4 Doanh lợi
2.3.5 Mức độ triển khai và đánh giá 3 Tầm quan trọng của mở rộng thị trường
II Hệ thống Marketing của doanh nghiêp và 1 Hệ thống marketing và chức năng của nó
1.1 Khái niệm
1.2 Chức năng của Marketing
1.3 Môi trường Marketing của doanh nghiệp 2 Sự hình thành và quy luật vận động của nhu cầu thị trường trong môitrường marketing
2.1 Sự hình thành
2.2 Quy luật vận động 3 Vai trò của hoạt động Marketing với việc mở rộng thị trường
III Các nội dung cơ bản của hoạt động Marketing tại công ty kinh doanh 1 Hoạt động nghiên cứu Marketing
1.1 Nghiên cứu đặc trưng và đo lương khái quát thị trường
1.2 Nghiên cứuc khách hàng
1.3 Nghiên cứu phân đoạn thị trường mục tiêu
1.4 Nghiên cứu cạnh tranh
1.5 Nghiên cứu dự báo xu thế phát triển kinh doanh của công ty 2 Phát triển Marketing mục tiêu 3 Triển khai chương trình Marketing Mix
3.1 Khái niệm
3.2 Nội dung
3.2.1 Chính sách sản phẩm
3.2.2 Chính sách giá
3.2.3 Chính sách phân phối
3.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Phần 2 Thực trạng
2.1 Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường của công ty
2.1.1 Thị trường xuất khẩu
2.1.1 Thị trường nội địa
2.2 Nghiên cứu khách hàng và lựa chọn thị trường mục tiêu
2.2.1 Thị trường xuất khẩu
2.2.2 Thị trường nội địa
2.3 Nghiên cứu cạnh tranh
3 Triển khai chương trình Marketing Mix
3.1 Chính sách sản phẩm
3.2 Chính sách giá
3.3 Chính sách phân phối
3.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 4 Đánh giá về hoạt động Marketing
4.1 Thành tựu
4.2 Hạn Chế và nguyên nhân
Phần 3 Giải Pháp
I Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
II Các giải pháp Marketing 1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
1.1 Xây dựng hệ thống thong tin Marketing
1.2 Tăng cường hoàn thiện các biện pháp nghiên cứu Marketing 2 Phân tích Marketing mục tiêu 3 Hoàn thiện chính sách Marketing Mix
3.1 Chính sách sản phẩm
3.2 Chính sách giá
3.3 Chính sách phân phối
3.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
III Những giải pháp hỗ trợ 1 Đối với công ty
1.1 Hoàn thiệ công tác quản trị doanh nghiệp
1.2 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực
1.3 Thành lập phòng Marketing
Đối với nhà nước
Kết luận



Keyword:download,chuyen de tot nghiep,cac giai phap marketing nham duy tri va mo rong thi truong cua cong ty giay thuong dinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...