Chuyển đến nội dung chính

chien luoc marketing cua khach san hong ha trong su thich ung voi moi truong kinh doanh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 


CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA KHÁCH SẠN HỒNG HÀ TRONG SỰ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH




Lời mở đầu

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Marketing đã tự khẳng định mình như là một khoa học quản lý hiện đại. Với lý luận cơ bản là nhấn mạnh vào nhu cầu của khách hàng, Marketing đã theo sát sự biến động của thị trường để đề ra các chính sách thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng đồng thời thoả mãn mục tiêu của doanh nghiệp.

Du lịch ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tạo được sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Kết quả này đạt được là nhờ sự tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó có sự góp mặt của nhân tố Marketing. Tuy nhiên, ta dễ thấy rằng vai trò của nhân tố ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh còn hết sức là hạn chế.

Đất nước ta mới mở cửa với thế giới bên ngoài, tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế cũng như du lịch. Lượng khách quốc tế đến nước ta gia tăng rất mạnh với nhiều mục đích khác nhau như tìm hiểu thị trường, ký kết làm ăn, hội nghị, hội thảo, thăm thân nhân, tham quan du lịch.. . Cầu du lịch gia tăng đột ngột trong khi khả năng cung ứng còn hạn chế đã cho phép các đơn vị kinh doanh du lịch trong đó các khách sạn có thể thu hút đủ lượng khách với mức giá cao mà không phải tiến hành các nỗ lực Marketing một cách đáng kể.

Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng cung cầu của thị trường du lịch sẽ nhanh chóng chấm dứt và các nhà cung ứng mới sẽ ồ ạt nhảy vào thị trường, đẩy mức độ cạnh tranh lên cao. Đã đến lúc các nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh khách sạn cần phải quan tâm đến các khái niệm và công cụ Marketing như là một giải pháp giúp cho doanh nghiệp của họ đứng vững trong môi trường ngày càng khó khăn hơn.

Chương I: Chiến lược Marketing trong kinh doanh đặc thù của sản phẩm dịch vụ du lịch và một số quan điểm ứng dụng đặc thù của Marketing dịch vụ

I. Chiến lược Marketing trong kinh doanh dịch vụ

I. 1. Khái niệm Marketing:

Nói đến Marketing là nói tới rất nhiều những định nghĩa khác nhau. Nhưng ở đây có thể nêu lên một số định nghĩa tiêu biểu về Marketing.

- Định nghĩa của Học viện Hanilton (Mỹ): Marketing nghĩa là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến tiêu thụ.

- Định nghĩa của Uỷ ban các hiệp hội Marketing (Mỹ): Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

- Định nghĩa của Ph. Kotler (Mỹ): Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm tra khả năng thu hút khách hàng của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đã chọn.

- Định nghĩa của Britich Institn of MAR (Anh): Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến.

- Định nghĩa của John H. Clighton

(úc): Marketing là quá trình cung cấp sản phẩm đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí.

Ta có thể đưa ra ở đây rất nhiều định nghĩa khác nhau. Song ta sẽ thấy một thực tế là: Marketing có nhiều nội dung phong phú thông thường có định nghĩa thì nhấn mạnh ý này, có định nghĩa lại nhấn mạnh đề cao nội dung khác. Đó là lý do có nhiều định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa đều đúng nhưng chỉ đúng ở những thời điểm nhất định. Vì Marketing đang phát triển nên chưa thể có một định nghĩa thống nhất, một định nghĩa cuối cùng. Tuy nhiên ta có thể khái quát hoá, xác định được tư tưởng chính của Marketing như sau:

- Coi trọng khâu tiêu thụ hay ưu tiên dành cho nó vị trí cao nhất trong chiến lược của công ty.

- Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình có.

- Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì thì phải tổ chức nghiên cứu tỉ mỉ và có phản ứng linh hoạt.

- Mục tiêu của Marketing không chỉ là lợi nhuận. Marketing đi liền với quản lý và tổ chức du lịch là một ngành kinh tế tương đối mới mẻ so với các ngành kinh tế khác. ảnh hưởng của Marketing đến du lịch được thể hiện khá rõ nét, mạnh mẽ, trong một xí nghiệp, công ty, tập đoàn kinh doanh du lịch, Marketing xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong sự vận động này, Marketing thể hiện qua chiến lược thị trường của họ. Một chiến lược thị trường của một công ty du lịch thường chia làm 2 phần:

Phần 1: Thông tin về thị trường

Phần 2: Những ảnh hưởng của công ty đến thị trường, nội dung của thông tin thị trường bao gồm:

- Công tác nghiên cứu, quan sát thị trường, thu nhập thông tin về thị trường đặc điểm, cơ cấu nhu cầu của nguồn khách, đối thủ cạnh tranh.

- Sau khi đã có một lượng thông tin nhất định, đã chọn được thị trường mục tiêu, đoạn thị trường doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu các biện pháp thu hút khách, cần thu thập các thông số kỹ thuật như cung, cầu, giá cả, phong tục tập quán của khách hàng tình hình cạnh tranh, kết quả nghiên cứu này giúp đề ra chiến lược thị trường.

I. 2. Chiến lược Marketing trong dịch vụ du lịch.

Chiến lược chung Marketing dịch vụ du lịch là một sự phối hợp hay sắp xếp những thành phần của Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp du lịch. Nếu sự phối hợp hay sắp xếp này thành đạt thì công việc kinh doanh của công ty sẽ trôi chảy và mục tiêu đề ra sẽ đạt được, chiến lược chung Marketing dịch vụ du lịch là một bộ phận quan trọng trong các chiến lược chung của doanh nghiệp, là tiền đề cho việc xây dựng các chính sách Marketing. Nó đảm bảo cho việc thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả theo một số kế hoạch chung toàn bộ các chính sách Marekting.

Chiến lược chung Marketing được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu đặt ra cho công tác Marketing. Những mục tiêu này lại được xác định dựa vào thực tiễn kinh doanh ở đơn vị tại từng thời điểm nhất định.

Mục tiêu Marketing

- Đưa ra sản phẩm mới- Hướng tới một đối tượng khách cụ thể

- Tăng doanh số bán- Tạo dựng vị trí và hình ảnh của khách sạn trên thị trường

- Tăng lợi nhuận- Tăng lượng khách

Sơ đồ 1: Một số mục tiêu của Marketing

Nếu mục tiêu là tạo ra sự thích ứng của một sản phẩm mới, cần nghiên cứu các mặt: Khả năng của công ty để ra đời và duy trì sản phẩm, nhu cầu hiện tại và tiềm tàng của khách du lịch, sự tồn tại của sản phẩm đó trên thị trường hay chưa.. .

Nếu mục tiêu là tăng doanh thu, lợi nhuận cần chú ý tới các biện pháp như: Đầu tư chiều sâu cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường các dịch vụ bổ sung, mở rộng qui mô, lựa chọn kênh phân phối phù hợp.. . Tăng doanh thu và lợi nhuận trên một khách, tăng giá bán trong điều kiện cho phép.

Để thu hút một đối tượng khách nào đó hoặc tăng lượng khách tối đa, doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng linh hoạt chính sách giá, giá ưu đãi, giảm giá.. . Tăng cường các công tác quảng cáo, xúc tiến tạo cơ hội làm tăng khả năng tiếp xúc của khách tới sản phẩm. Đưa ra các chương trình du lịch mới.. .

Để có thể tạo dựng được vị trí và hình ảnh của khách sạn trên thị trường thì đòi hỏi chất lượng phục vụ của khách sạn phải tốt, công nghệ phục vụ phải cao.. .

Như vậy ta thấy, để thực hiện một mục tiêu nào đó thông thường doanh nghiệp phải sử dụng đồng bộ một chính sách Marketing, ta có thể thấy rõ điều này, qua sơ đồ dưới đây:
-------------------------------------------------------------------
Mục lục

Chương I: Chiến lược Marketing trong kinh doanh đặc thùcủa sản phẩm dịch vụ du lịch và một số quan điểm ứng dụng đặc thù của Marketing dịch vụ
I. Chiến lược Marketing trong kinh doanh dịch vụ
I. 1. Khái niệm Marketing
I. 2. Chiến lược Marketing trong dịch vụ du lịch
I. 3. Các chính sách Marketing
I. 3.1. Chính sách sản phẩm
I. 3.2. Chính sách giá cả
I. 3.3. Chính sách phân phối
I. 3.4. Chính sách quảng cáo và khuếch trương
I. 3.5. Ngân quỹ cho hoạt động Marketing
II. Đặc thù của sản phẩm du lịch và dịch vụ
II. 1. Tính chất “tổng hợp” của sản phẩm
II. 2. Tính chất “vô hình”  hơn là “hữu hình”  
II. 3. Tính thiếu đồng nhất của sản phẩm
II. 4. Tính “cố định”  của sản phẩm
II. 5. Sự đồng thời của sản xuất và tiêu dùng
II. 6. Sự không tồn kho của sản phẩm
III. Một số quan điểm ứng dụng đặc thù của Marketing dịch vụ và ảnh hưởng của chúng tới chiến lược Marketing khách sạn
III. 1. Marketing nội bộ
III. 2. Dịch vụ hướng tới khách hàng
III. 3. Quản lý những yếu tố hữu hình của sản phẩm
III. 3.1. Quản lý môi trường vật chất của dịch vụ
III. 3.2. Dáng vẻ bên ngoài của nhân viên
III. 3.3. Giá dịch vụ
III. 4. Làm cho dịch vụ trở nên hữu hình
IV. 5. Bình ổn cung – cầu
Chương II: Môi trường kinh doanh của khách sạn Hồng Hà
I. Vài nét về khách sạn Hồng Hà
II. Phân tích môi trường kinh doanh của khách sạn Hồng Hà
II. 1 Các lực lượng bên ngoài
II. 1.1. Nhân khẩu học
II. 1.2. Môi trường chính trị pháp lý
II. 1.3. Tình trạng của nền kinh tế
II. 1.4. Môi trường văn hoá - xã hội
II. 1.5. Môi trường công nghệ
II. 1.6. Môi trường cạnh tranh
II. 1.6.2. Chân dung các đối thủ hiện tạiII. 1.6.3. Chân dung các đối thủ tiềm tàng
II. 2. Môi trường bên trong của khách sạn Hồng Hà
II. 2.1. Năng lực sản xuất
II. 2.2. Năng lực về nhân sự
II. 2.3. Vị trí – hình ảnh của khách sạn Hồng Hà trên thị trường
II. 2.4. Năng lực Marketing
III. Khái quát về mạnh yếu, cơ hội và đe dọa
III. 1. Mạnh và yếu
III. 1.1. Những điểm mạnh của khách sạn Hồng Hà
III. 1.2. Những yếu điểm của khách sạn Hồng Hà
III. 2. Cơ hội của khách sạn Hồng Hà
III. 3. Một số đe doạ của khách sạn Hồng Hà
Chương III: Những đề xuất Marketing chiến lược, một số biện pháp cần giải quyết và xác định ngân quỹ của hoạt động Marketing cho khách sạn Hồng Hà
I. Lựa chọn thị trường mục tiêu
II. Xác định mục tiêu chiến lược Marketing
III. Lựa chọn chiến lựơc Marketing
III. 1. Chiến lược sản phẩm
III. 1.1. Đầu tư phát triển số buồng phòng
III. 1.2. Nâng cao chất lượng phục vụ
III. 1.2.1. Chất lượng sản phẩm
III. 1.2.2. Văn minh phục vụ
III. 2. Chiến lược giá cả
III. 3. Chính sách phân phối
III. 3.1. Chính sách hoa hồng
III. 3.2. Thiết lập mối quan hệ với các hãng lữ hành và các đại lý du lịch
III. 3.3. Đưa ra nhiều hình thức bán hàng mới
IV. 3.4. Mở rộng hình thức thanh toán
III. 4. Chiến lược xúc tiến
Kết luận và một số kiến nghị gợi ý

Keyword:Download,chien luoc marketing cua khach san hong ha trong su thich ung voi moi truong kinh doanh


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...