Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,hoan thien cong tac thuc day tieu thu,san pham cua cong ty co phan su bat trang,cam thi lan huong





Chương I : Những lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm  ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường

I.Tiêu thụ và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

1.Quan điểm về tiêu thụ sản phẩm .

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá,là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng.Trong một doanh nghiệp,toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ sản xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng,liên tục.Các khâu có mối liên hệ mật thiết với nhau,nối với nhau bằng các mắt xích chặt chẽ,khâu trước là cơ sở là tiền đề để thực hiện khâu sau.

Nếu một khâu nào đó bị tắc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.Để quá trình đó được tiến hành thường xuyên,liên tục thì doanh nghiệp phải phối hợp thông suốt các khâu trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng.Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới được nối tiếp,kết quả tiêu thụ kỳ trước tạo điều kiện ở kỳ sau và tiếp theo đối với cả chiếm lược sản xuất kinh doanh.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh đã hoàn thành.Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ra,quyền sở hữu hàng hoá được thay đổi.

Sản phẩm hàng hoá được coi là tiêu thụ khi người bán đã nhận tiền hay người mua đã trả tiền.Việc xác định sản lượng tiêu thụ trong năm phải căn cứ vào sản lượng sản xuất,hoạt động kinh tế ký kết với khách hàng,nhu cầu thị trường,khả năng đổi mới phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ năm trước.

2.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

  1. Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất nhưng nhiều khi  nó là khâu quyết định.Các doanh nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ mới có thể thu hồi được vốn để tiếp tục quá trình tái sản xuất kinh doanh.Tiêu thụ sản xuất đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Sản phẩm được tiêu thụ tức là người tiêu dùng chấp nhận.Sức tiêu thụ sản xuất của doanh nghiệp thể hiện chất lượng,uy tín,của doanh nghiệp ,hợp lý hoá các dây truyền công nghệ ,sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và hoàn thiện các dịch vụ ...Tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm  gắn liền người sản xuất với người tiêu dùng,giúp người sản xuất hiểu thêm về sản phẩm của mình và các thông tin về nhu  cầu thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm trở thành căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý về thời gian,số lượng chất lượng,tìm cách phát huy thế mạnh và hạn chế của mình.Với người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm giúp cho họ thoả mãn về nhu cầu hàng hoá vì sản phẩm hàng hoá có đến tay người tiêu dùng hay không là phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,cạnh tranh gay gắt ,việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Tiêu thụ sản phẩm đó là sự cần thiết hết sức khách quan.

b) Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Mọi nỗ lực cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đánh giá qua khả năng và hiệu quả trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Công tác tiêu thụ sản phẩm có những  vai trò quan trọng đó là

+Làm công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản phẩm phát triển cân đối ,đáp ứng được nhu cầu xã hội.Ngược lại sản phẩm không tiêu thụ được sẽ làm cho sản xuất ngừng trệ,sản phẩm không có giá trị.

+Việc đảm bảo  chất lượng sản phẩm,giá cả hợp lý của sản phẩm là những vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung .Vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường về cung cầu hàng hoá và giá cả,đối  thủ cạnh tranh...Đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất,đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng và hạ giá bán sản phẩm.Trên ý nghĩa đó tiêu thụ sản phẩm được coi là một biện pháp để điều tiết sản xuất,định hướng  cho sản xuất,là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tổ chức sản xuất,cải tiến công nghệ
+Việc tổ chức hợp lý hoá khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm bớt mức tốt nhất các loại chi phí ,góp phần là giảm giá bán tới tay người tiêu dùng,nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
+Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm là động lực thúc đẩy sản xuất và yếu tố tăng nhanh vòng vốn sản xuất kinh doanh.
Với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh,hiện nay việc mua xắm  các yếu tố đầu vào thuận lợi hơn ,quy trình sản xuất  gần như ổn định thì sự biến động về thời gian của một chu kỳ sản xuất càng ngắn bấy nhiêu.Vòng quay vốn càng nhanh,hiệu quả sử dụng vốn càng cao.Thông qua tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sẽ thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là lợi nhuận,một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đang theo đuổi .Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Lợi nhuận là nguồn bổ xung vốn tự có và cũng là bổ xung quĩ của doanh nghiệp bằng tiền trên cơ sở các doanh nghiệp có điều kiện  đầu tư,xây dựng mua xắm máy móc thiết bị ,từng bước mở rộng và phát triển qui mô của doanh nghiệp.Lợi nhuận còn để kích thích vật chất, kich thích động viên cán bộ công nhân quan tâm hơn nữa đến lợi ích chung,khai thác tận dụng mọi tiềm năng của doanh nghiệp.Lợi nhuận chính là biểu hiện mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng tiền trên cơ sở sánh giữa thu nhập và chi phí trong một đơn vị thời gian nhất định.Nó được xác định bằng công thức

Lợi nhuận =  Doanh thu -  chi phí

Như vậy muốn có lợi nhuận cao thì ngoài các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất doanh nghiệp còn đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm,nâng cao mức lưu chuyển ,tăng doanh thu bán hàng.Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phí lưu thông vì sản phẩm bán ra nhiều và nhanh sẽ làm giảm thời gian dự chữ tồn kho,giảm chi phí vận chuyển,hao hụt mất mát...Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành mà đảm bảo lợi nhuận cao.

3.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong sự chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước

a)Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

Nước ta duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài.Một nền kinh tế mà trong đó các vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì,sản xuất như thé nào,sản xuất cho ai  đều do nhà nước quyết định bằng những chỉ tiêu pháp lệnh bất chấp sự hoạt động của các  quy luật kinh tế.Đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá là nhà nước điều khiển toàn bộ nền kinh tế quốc dân,các hoạt động tác nghiệp đều phụ thuộc vào các chỉ tiêu của nhà nước.Các doanh nghiệp đều hoạt động theo kế hoạch phân phối tập trung của nhà nước trong đó nhà nước qui định việc cấp phát vật tư,giá cả,khu vực thị trường và sản lượng sản phẩm bán ra.

Sự cứng nhắc trong hoạt động của nền kinh tế được thể hiện rõ thông qua  chế độ cung ứng vật tư,chế độ phân phối và trao đổi hiện vật do nhà nước tổ chức quản lý theo kế hoạch.Cùng với việc cung ứng vật tư đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất thì nhà nước cũng là người bao tiêu sản phẩm của họ.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm không do bản thân các doanh nghiệp quyết định,vì vậy vai trò của nó không được thể hiện.Kết quả tiêu thụ sản phẩm tốt hay xấu không ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Vai trò của khách hàng không được đề cao,sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không? giá cả có hợp lý hay không?các hoạt động kèm theo như thế nào?...Tất cả đều không phải là những điều mà doanh nghiệp quan tâm.Cái mà họ quan tâm là làm thế nào hoàn thành các công việc nhà nước giao.

---------------------------------------------------------------------
Mục lục

Chương I: Những lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường
I. Tiêu thụ và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
II. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản phẩm kinh doanh trong cơ chế thị trường
III. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
V. Kết Luận
Chương II. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
I. Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy quản lý cuả công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
II. Tình hình sản xuất của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
III. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
7. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
I. Triển vọng thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ
II. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
III. Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
IV. Những biện pháp hỗ trợ xúc tiến bán hàng
Kếtluân
------------------------------------------------------------------
  Tài liệu tham khảo

1.-Cuốn :Chiến lược và sách lược kinh doanh-Bizzell-NXB TP. HCM
2. Lý thuyết Marketing-PGS.TS Trần Minh Đạo
3. GIáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại-PGS.PTS Hoàng Minh Đường và PTS Nguyễn Thừa Lộc-NXB Giáo dục năm 1996
4. Cuốn : Chiến lược kinh doanh-Phương án sản phẩm lựa chọn và quyết định-Trần Hoàng Kim-NXB TP-Hồ Chí Minh
5.Chiến lược cạnh tranh-Michaecle.Porter-1992
6. Cuốn : Định giá và tiêu thụ sản phẩm-NXB Thống Kê Hà Nội 1993
7. Cuốn Marketing cơ bản Philip Koller-NXB Thống kê, Hà Nội năm 1994
8. Trần Sửu-Quản lí chất lượng hànngười hoá và dịch vụ-NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 1996
9. Báo cáo tổng kết của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
10. Báo cáo tài chính năm 1999-2000-2001 của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
11. Ba mươi lăm năm hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng 


Keyword:download,khoa luan tot  nghiep,hoan thien cong tac thuc day tieu thu,san pham cua cong ty co phan su bat trang,cam thi lan huong


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...