ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ MÁY MÀI VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CHO ĐỘNG CƠ QUAY CHI TIẾT MÁY MÀI TRÒN
Chương I. Giới thiệu về công nghệ và hệ thống truyền động cho động cơ quay chi tiết máy mài tròn.
I. Đặc điểm công nghệ
Trong ngành chế tạo cơ khí hiện đại, các loại máy mài chiếm một đơn vị quan trọng. Là vì máy mài gia công rất dễ đạt độ chính xác cấp hai. Máy mài chủ yếu dùng để gia công láng sau khi đã gia công trên máy tiện, phay, bào, vì lượng thừa gia công trên máy mài rất ít, phạm vi lượng thừa cũng chỉ độ vài phần mười ly.
Ưu điểm lớn của máy mài là gia công được các chi tiết tôi mà trên nhiều máy khác không làm nổi.
Dùng phương pháp mài dễ đạt độ chính xác cao do lực cắt gọt tương đối lớn, đặc biệt là độ dày của lát mài mỏng, do đó, công việc mài không thể tiến hành một lần mà cần phải qua nhiều lần cắt gọt.
II. Phân loại máy mài công nghiệp.
Sơ đồ gia công chi tiết trên máy mài tròn
Máy mài tròn có chuyển động chính là chuyển động quay của đá mài, chuyển động ăn dao là di chuyển tịnh tiến của ụ đá dọc trục (ăn dao dọc trục) Hoặc di chuyển tịnh tiến theo hướng ngang trục (ăn dao ngang trục) Hoặc chuyển động quay của chi tiết (ăn dao vòng). Chuyển động phụ là di chuyển nhanh ụ đá hoặc chi tiết.
III. Truyền động điện của máy mài.
1. Truyền động chính
Thông thường truyền động chính máy mài không yêu cầu điều chỉnh tốc độ nên sử dụng động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc. ở những máy mài cỡ nặng, để duy trì tốc độ cắt không đổi khi đá bị mòn hay kích thước chi tiết gia công thay đổi, thường sử dụng truyền động động cơ có phạm vi điều chỉnh tốc độ.
Máy mài trung bình và nhỏ v = 50 - 80 m/s nên đá mài có đường kính lớn thì tốc độ quay của đá khoảng 1000 vòng/phút. ở những máy có đường kính nhỏ, tốc độ đá rất cao. Động cơ truyền động là các động cơ đặc biệt có tốc độ 24000 - 48000 vòng/phút hoặc có thể lên tới 150000 - 200000 vòng/phút, đá mài gắn trên trục động cơ. Nguồn của động cơ là các bộ biến tần, có thể là các máy phát tần số cao - biến tần quay hoặc là các bộ biến tần tĩnh - biến tần thyristor.
Mômen cản tĩnh trên trục động cơ thường là 15 - 20% mômen định mức. Mômen quá tính của đá và cơ cấu truyền lực lớn 500 - 600% mômen quán tính của động cơ, do đó cần hãm cưỡng bức động cơ quay đá và không yêu cầu đảo chiều quay động cơ.
2. Truyền động ăn dao
Máy cỡ nhỏ, truyền động quay chi tiết dùng động cơ không đồng bộ nhiều cấp tốc độ (điều chỉnh số đôi cực p) Với D = (2 - 4): 1. ở các máy lớn thì dùng hệ thống bộ biến đổi - động cơ điện một chiều (BBĐ - ĐM), hệ KĐT - ĐM có D = 10: 1 với phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng điều chỉnh điện áp phần ứng.
Truyền động ăn dao dọc của bàn máy tròn cỡ lớn thực hiện theo hệ BBĐ - ĐM với dải điều chỉnh tốc độ D = (20 - 25): 1 còn truyền động ăn dao ngang sử dụng thuỷ lực.
3. Truyền động phụ
Sử dụng động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc.
4. Đặc tính cơ của máy sản xuất
Đặc tính cơ của máy sản xuất rất đa dạng. Tuy vậy có thể biểu diễn dưới dạng biểu thức tổng quát:
Trong thực tế, đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất không giữ được cố định theo một quy luật trong toàn bộ phạm vi điều chỉnh tốc độ mà thay đổi theo điều kiện công nghệ hoặc điều kiện tự nhiên.
Đối với truyền động chính máy mài tròn, nói chung công suất không đổi (P = const) Khi tốc độ thay đổi còn mômen tỷ lệ ngược với tốc độ.
Như vậy, ở tốc độ thấp, mômen có thể lớn nên kích thước các bộ phận cơ khí phải chọn lớn lên, điều đó không có lợi. Mặt khác, thực tế sản xuất cho thấy rằng các tốc độ thấp chỉ dùng cho các chế độ làm việc nhẹ (Fz và Pz nhỏ). Vì vậy, ở vùng tốc độ thấp, người ta giữ mômen không đổi còn công suất thay đổi theo quan hệ bậc nhất với tốc độ.
Đối với truyền động ăn dao, nói chung mômen không đổi khi điều chỉnh tốc độ. Tuy nhiên, ở vùng tốc độ thấp, lượng ăn dao s nhỏ, lực cắt Fz bị hạn chế bởi chiều sâu cắt tới hạn t. Trong vùng này, khi tốc độ ăn dao giảm, lực ăn dao và mômen ăn dao cũng giảm theo. ở vùng tốc độ cao, tương ứng với tốc độ vz của truyền động chính cũng phải lớn, nếu giữ Fad lớn như cũ thì công suất truyền động sẽ quá lớn. Do đó, cho phép giảm nhỏ lực ăn dao trong vùng này, mômen truyền động ăn dao cũng giảm theo.
---------------------------------------------
Nội dung của đồ án được chia làm 4 phần:
Chương I : Giới thiệu chung về công nghệ máy mài và hệ thống truyền động cho động cơ quay chi tiết máy mài tròn.
Chương II : Chọn phương án truyền động. Tính chọn công suất động cơ và mạch lực.
Chương III: Xây dựng cấu trúc điều khiển tổng hợp hệ truyền động.
Chương IV: Thiết kế mạch điều khiển.
Chương V : Mô phỏng (Simulink).
--------------------------------------------
Keyword: download,do an mon hoc,cong nghe,may mai,va he thong truyen dong,cho dong co quay,chi tiet,may mai tron
Nhận xét
Đăng nhận xét