ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ TỰ ĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY PHONG PHÚ
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HÓA XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1. Tự động hóa trong xử lý nước thải.
Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới.
Tại nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp,.. . Các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ lâu, đặc biệt các thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực tự động hoá cũng đã được áp dụng và đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng to lớn.
Nhiều hãng đi đầu trong lĩnh vực này như USFilter, Aquatec Maxcon, Hunter Water Corporation (HWC), Global Industries. Inc.. . Đã đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý nước thải hiện đại. Những công nghệ tự động hoá của các công ty hàng đầu trên thế giới như SIEMENS, AB, YOKOGAWA,.. . Được sử dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải.
Có thể nói trình độ tự động hoá xử lý nước thải đã đạt mức cao, tất cả các công việc giám sát, điều khiển đều có thể thực hiện được tại một trung tâm, tại đây người vận hành được hỗ trợ bởi những công cụ đơn giản, dễ sử dụng như giao diện đồ hoạ trên PC, điều khiển bằng kích chuột,.. . Góp phần nâng hiệu quả cho công việc quản lý điều hành dây chuyền công nghệ.
Ngoài ra cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, khoảng cách về không gian và thời gian đã được rút ngắn, cho phép người vân hành có thể điều khiển từ cách xa hàng ngàn km với chỉ một máy tính PC hoặc nhận được thông tin về hệ thống thông qua SMS.
Hơn thế, hệ thống tự động hoá xử lý nước thải còn được tích hợp với các hệ thống điều hành ở cấp độ điều khiển cao hơn như cấp điều hành sản xuất (manufacturing execution: Workflow, order tracking, resources), cấp xí nghiệp (enterprise: Production planning, orders, purchase) Và trên cùng là cấp quản trị (administration: Planning, Statistics, Finances) Nhằm nâng cao hơn nữa mức tự động hoá và tối ưu hoá quá trình sản xuất.
Ngoài ra, trong lĩnh vực điều khiển đã có rất nhiều các lý thuyết điều khiển hiện đại được áp dụng như điều khiển mờ, mạng nơ-ron, điều khiển dự báo trước (predicted control), điều khiển lai ghép (hybrid control),.. . Được ứng dụng trong xử lý nước thải để nâng cao chất lượng điều khiển và hiệu suất của các công đoạn xử lý. Lý hệ chuyên gia cũng được áp dụng mở ra khả năng tự động hoá hoàn toàn cho xử lý nước thải.
1.2. Ưu điểm của tự động hóa trong xử lý nước thải.
Tự động hoá xử lý nước thải là điều cần thiết nhưng cũng không cần phải chạy đua theo mốt, mà phải phân tích rõ mục đích của tự động hoá và đặc biệt phải chú ý: Vì sao phải tự động hoá và cho ai?
- Cải thiện điều kiện làm việc: Mục đích đầu tiên của tự động hoá là phải loại bỏ công việc lặp lại và khó nhọc cho việc vận hành, ví dụ: Liên tục theo dõi, kiểm tra nhiều thông số công nghệ, tắt bật cơ cấu chấp hành, ghi chép số liệu, sự cố,.. . Tự động hoá và giám sát bằng máy tính làm tiện lợi thêm khả năng khống chế từ xa một số lượng lớn các thông tin, đơn giản hoá nhiệm vụ khai thác, giám sát và quản lý.
- Nâng cao hiệu quả của thiết bị: Trước hết ta có thể cải thiện chất lượng xử lý nước bằng các thiết bị đo và điều chỉnh. Ví dụ như định lượng chất phản ứng, mức độ ô xy hoá, kiểm tra nhiệt độ các bể phản ứng…Tự động hoá quá trình cho phép giải phóng con người và làm tăng tốc độ tin cậy của hệ thống. Nhưng mục tiêu quan trọng là nâng cao độ chắc chắn vận hành của thiết bị có tính đến các tiêu chuẩn độ tin cậy qua việc nghiên cứu các sự cố vận hành.
Nghĩa là dự phòng các phương án để thiết bị có thể làm việc liên tục trong trường hợp bị hỏng hóc một bộ phận nào đó bằng cách đưa tự động các thiết bị dự phòng vào làm việc và giải quyết hỏng hóc. Tự động hoá cho phép việc nghiên cứu thống kê các dữ liệu đã thu được, mở ra con đường tối ưu của việc xử lý.
- Tăng năng suất lao động: Tự động hoá nhằm nâng cao năng suất bằng cách giảm chi phí vận hành. Ta cũng có thể tối ưu hoá giá thành năng lượng chi phí hàng giờ và chi phí vật liệu. Giảm nhân công vận hành và giảm công việc bảo dưỡng cũng cho phép giảm giá thành.
- Trợ giúp việc giám sát: Nó bao gồm việc lắp đặt bộ biến đổi, phát hiện báo động, đặt các phương tiện ghi các dữ liệu và truyền đi xa cho đến nơi giám sát bằng máy tính. Tự động hoá không có mục đích riêng, mức độ phức tạp của thiết bị phải đáp ứng điều kiện của nhà máy và đối tượng xử lý. Tự động hoá chỉ xem như một bộ trợ giúp, không ép buộc. Một trong những hậu quả của một hệ thống tự động không chắc chắn là khi “mất nhớ” nó không tiếp xúc trực tiếp được với quá trình công nghệ được nữa. Tuy nhiên những ưu điểm của nó quá rõ ràng nếu thiết bị được một chuyên gia về xử lý nước thải thiết kế và vận hành thực hiện.
Qua nghiên cứu những ưu nhược điểm của tự động hóa trong xử lý nước thải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dệt sợi, công ty Phong Phú nhận thấy xây dựng một hệ thống tự động xử lý nước thải là một vấn đề cấp thiết.
-------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. -Hoàng Minh Sơn, (2007). Mạng truyền thông công nghiệp. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. -Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Vũ vân Hà, (2006). Tự động hoá với SIMATIC S7-200. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. -Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Vũ vân Hà, (2006). Tự động hoá với SIMATIC S7-300. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. -Th. S Lâm Tăng Đức, Nguyễn Kim Ánh, (2005). Giáo trình Điều Khiển Logic. Trường đại học bách khoa Đà Nẵng.
5. -Phạm Thị Giới, (2003). Tự động hoá các công trình cấp và thoát nước. NXB Xây dựng.
6. -TS. Trần Thu Hà, KS. Phạm Quang Huy, (2007). Tự động hóa trong công nghiệp với WinCC. Nhà xuất bản Hòng Đức.
7. -Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, (2002). Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học và kỹ thuật.
-------------------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,tim hieu ve,tu dong hoa,xu ly nuoc thai,tai cong ty phong phu
Nhận xét
Đăng nhận xét