KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ HOẠCH KINH DOANH
GVHD:Trần Tuyết Trang
Phần I. Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh
• Kinh doanh:
-Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
-Nền tảng của sự kinh doanh là theo quy luật cung cầu của thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất và bán những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì mình thích.
-Khởi sự một công việc kinh doanh, dù chỉ là một công việc rất nhỏ, nhưng đó lại là một quyết định rất quan trọng vì nó không như việc bạn tham gia vào một chuyến du lịch bằng xe đạp vòng quanh thế giới hay là làm những việc khác, nó cũng không phải là một hình thức giải trí có thưởng. Bởi vì người tham gia thường biết được “đích” cần đến và có thể rời bỏ bất cứ lúc nào.
-Tuy nhiên, việc khởi sự một công việc kinh doanh cho riêng mình có thể mang đến những cơ hội, biết được những điều không thể có được khi làm việc cho người khác. Trong đó có thể có những phần thưởng đáng giá về vật chất và tinh thần cho sự mạo hiểm, lòng dũng cảm và sự sáng suốt.
Việc khởi sự một công việc kinh doanh của riêng mình chứa đựng cả những cơ may và rủi ro. Lợi ích của việc có được một công việc kinh doanh của riêng mình không chỉ là lợi nhuận – phần thưởng cho việc chấp nhận mạo hiểm và việc ra quyết định đúng đắn. Một công việc kinh doanh được quản lý tốt có thể tạo ra được nhiều giá trị cho bản thân, gia đình và những người có liên quan khác như khách hàng, người lao động, người cung ứng, người cho vay vốn, sự phát triển của ngành và phúc lợi xã hội. Đối với bản thân người chủ, ngoài những lợi ích vật chất được, quan trọng hơn là cảm giác thoải mái gắn liền với suy nghĩ “được làm chủ chính bản thân mình”. Để có được cáu nhìn rõ nét hơn về công việc kinh doanh của một công ty lữ hành trước khi đi vào xây dựng đề án kinh doanh, dưới đây là một số hoạt động cơ bản của một công ty lữ hành.
Do xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, thu nhập của mọi tầng lớp xã hội tăng lên, người ta đã nghĩ tới việc vui chơi, giải trí. Một trong những hoạt động đó là du lịch. Khi đã có tiền để đi du lịch thì người ta luôn yêu cầu được phục vụ chu đáo. Xã hội phát triển thì con người càng cảm thấy quý thời gian, khi muốn đi du lịch thì họ chỉ cần chuẩn bị tiền, còn tất cả những công việc còn lại thì phải cần có sự sắp sếp chuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch. Do vậy cần một tác nhân làm nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu du lịch, đó chính là các công ty lữ hành. Do vậy các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau:
• Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với cơ sở kinh doanh du lịch.
• Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan. V.V.. Thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo và dáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
• Các công ty lữ hành lớn với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú, từ các công ty hàng không đến các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng, … Đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định đến xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và trong tương lai.
1. Sứ mệnh và mục tiêu của công ty.
1.1. Sứ mệnh.
Do xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, thu nhập của mọi tầng lớp xã hội tăng lên, người ta đã nghĩ tới việc vui chơi, giải trí. Một trong những hoạt động đó là du lịch. Khi đã có tiền để đi du lịch thì người ta luôn yêu cầu được phục vụ chu đáo. Xã hội phát triển thì con người càng cảm thấy quý thời gian, khi muốn đi du lịch thì họ chỉ cần chuẩn bị tiền, còn tất cả những công việc còn lại thì phải cần có sự sắp sếp chuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch. Do vậy cần một tác nhân làm cầu nối và đó chính là các công ty du lịch lữ hành. Nhằm thoả mãn và đáp ứng một cách tốt nhất tất cả các khách hàng về dịch vụ của công ty. Những yêu cầu được đưa ra như sau:
+ Lấy chất lượng sản phẩm dịch vụ làm hàng đầu.
+ Đưa ra những mức giá hợp lý cho từng đối tượng khách hàng.
1.2. Mục tiêu.
Tất cả các doanh nghiệp được thành lập ra đều đặt ra mục tiêu hàng đầu của mình là thu được lợi nhuận cao.
+ Mục tiêu phục vụ. Mỗi sản phẩm dịch vụ của công ty khi được tung ra thị trường đều nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
+ Mục tiêu phát triển. Với một doanh nghiệp mới thành lập việc để phát triển thương hiệu luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu bởi trong tương lai nêu thương hiệu của công ty được khẳng định đó sẽ là một vị thế rất lớn để công ty phát triển và thu được lợi nhuận cao.
+ Trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm này trước hết là sự bảo vệ quyền lợi của khách hàng, những người sử dụng dịch vụ nói chung và của công ty nói riêng. Mặt khác trách nhiệm xã hội của công ty du lịch là việc tôn trọng pháp luật, chất lượng của dịch vụ, thực hiện đầy đủ những quy định của Nhà Nước về kinh doanh, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán…
Nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu du lịch, đó chính là các công ty lữ hành. Khi hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định và mang lại nhiều lợi nhuận, công ty sẽ mở thêm những chi nhánh khác, kinh doanh những sản phẩm dịch vụ khác như: Khách sạn, vận tải và quảng cáo.. .
Tất cả sẽ phục vụ một mục tiêu chung là thu được nhiều lợi nhuận, mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo và xa hơn nũa là đưa công ty vươn xa ttới tầm châu lục.
2. Cấu trúc dự kiến của tiền vốn.
Tổng nguồn vốn dự kiến là: 150 triệu đồng. Toàn bộ đều là vốn chủ sở hữu tự có.
Trong đó:
-Vốn cố định: 97.000.000 đồng
-----------------------------------------------------------------------------------
Mục Lục
Phần I. Mục Tiêu Của Kế Hoạch Kinh Doanh
1. Sứ Mệnh Và Mục Tiêu Của Công Ty
1.1. Sứ Mệnh
1.2. Mục Tiêu
4. Các Sản Phẩm Và Dịch Vụ Của Công Ty
4.1. Lữ Hành Nội Địa
4.2. Lữ Hành Quốc Tế
5. Các Đối Tác Của Công Ty
5.1. Khách Hàng
5.2. Các Đối Tác
6. Sơ Đồ Và Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự Của Công Ty
6.1. Cơ Cấu Tổ Chức
6.2. Chức Năng Và Nhiệm Vụ
Phần II. PHÂN TíCH THị TRƯờNG Và CáC CHíNH SáCH MARKETTING
3. Các Chính Sách Marketing Và Bán Hàng
3.1. Chính Sách Sản Phẩm
3.2. Chính Sách Giá
3.3. Chính Sách Phân Phối
3.4. Chính Sách Quảng Cáo, Khuyếch Trương Thương Hiệu
Phần III. Các Chỉ Tiêu Về Tài Chính
1. Các Nguồn Vốn
2. Dự Kiến Tài sản
3. Dự Kiến Chi Phí
3.1. Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Trong Tháng
3.2. Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
4. Dự Kiến Doanh Thu Trong Tháng
4.1. Doanh thu dự kiến trong tháng
4.2. Lợi nhuận dự kiến trong tháng
4.3. Điểm hoà vốn trong tháng
4.4. Dự báo tài chính cả năm 4.5. Các chỉ tiêu quay vòng vốn
4.6. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu
4.7. Chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn
5. Dự Định Thu Hồi Vốn
6. Báo Cáo Về Dòng Tiền
Kết Luận
---------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
2.-Nguyễn Văn Mạnh – Bài giảng quản trị kinh doanh lữ hành.
3.-Quy chế quản lý lữ hành – TCDL 29/04/1995.
4.-Giáo trình Khởi sự kinh doanh – Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh HN.
5.-Giáo trình quản trị lữ hành, khoa du lịch và khách sạn –Trường đh kinh Tế Quốc Dân.
6.-Vietnamtourism.com
Keyword:download,ke hoach kinh doanh
Nhận xét
Đăng nhận xét