BÁO CÁO THỰC TẬP
THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY KÍNH NỔI VIỆT NAM
Chương I. Giới thiệu chung về công ty kính nổi vfg
I. Giới thiệu về công ty
Công ty kính nổi VFG là công ty kính nổi Việt Nam – Vietnam Float Glass Company Ltd (VFG) Là liên doanh có quy mô lớn giữa Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng Viglacera (Việt Nam), Công ty kính Nippon và Tập đoàn Tomen (Nhật Bản) Với tổng số vốn đầu tư 126 triệu USD, lần đầu tiên ứng dụng công nghệ kính nổi tại Việt Nam.
Công ty kính nổi Việt Nam sản xuất và kinh doanh kính tấm theo công nghệ kính nổi chuyên dùng cho xây dựng, kiến trúc, và các mục đích chuyên dụng khác. Nhà máy kính nổi Việt Nam được đặt tại Quế Võ – Bắc Ninh là đơn vị duy nhất sản xuất kính nổi ở Việt Nam đạt công suất 500 tấn thuỷ tinh lỏng/ngày, tương đương với 28.000.000 m2 kính/mỗi năm (quy tiêu chuẩn kính dày 2mm), đủ khả năng thoả mãn toàn bộ nhu cầu sử dụng kính của thị trường Việt nam hiện nay.
Công nghệ nổi (công nghệ Float) Sản xuất kính theo phương pháp kéo ngang băng kính nổi trên bề mặt thiếc nóng chảy, sau đó kính được ủ nguội làm sạch và được sấy khô. Tính phẳng tuyệt đối của bề mặt thiếc nóng chảy tạo cho bề mặt của băng kính có độ phẳng cao.
II. Lịch sử phát triển của nhà máy
Welcome to Vietnam Float Glass
+ Năm 1959 Sirpilkinton người Mỹ phát hiện ra công nghệ kính nổi
+ Đặc điểm công nghệ: Sử dụng tính chất khi 2 chất lỏng khác nhau trượt lên nhau sẽ cho một mặt phẳng gần như tuyệt đối. ở đây họ dùng hổn hợp thuỷ tinh nóng chảy trượt lên bề mặt thiếc nóng chảy, sản phẩm kính cho ra sẻ có bề mặt kính rất phẳng. Cái tên của công ty đã nói lên điều đó (Việt Nam Float Glass)
+ Độ dày của kính sản xuất ra là 2- 12 mm
+ Ngày 28/12/1994: Ký hợp đồng kinh doanh
+ Ngày 31/3/1995: Nhận giấy phép đầu tư
+ Ngày 17/1/1996: Bổ sung giấy phép đầu tư
+ Ngày 6/9/1996: Động thổ
+ Tháng 3/1997: Xây dựng
+ Tháng 12/1997: Lắp đặt thiết bị
+ Tháng 9/1998: Lắp đặt xong
+ Tháng 4/1999: Hoàn thành
+ Ngày 4/5/1999: Khởi động lò
+ Ngày 24/5/1999: Bể khởi động
+ Ngày 18/6/1999: Bán hàng đầu tiên
+ Ngày 1/9/1999: Sản phẩm mang tính chất thương mại
III. Cơ cấu tổ chức của nhà máy
1. Ban giám đốc
+ Tổng giám đốc: Mr. Masumoto
+ Phó tổng giám đốc thứ nhất: Trần Đức Tâm
2. Phòng kế hoạch tổng hợp Đưa ra kế hoạch chung và dài hạn, các quy định, quy chế, liên hệ với các cơ quan chủ quản, địa phương…
3. Phòng cung ứng và tổng hợp
+ Phòng cung ứng: Mua các nguyên vật liệu đầu vào: Sođa, đá (đôlômít), chất màu, các nguyên vật liệu khác…
+ Phòng tổng hợp: Xe cộ đi lại, tiếp khách, các hoạt động, quần áo bảo hộ…
4. Phòng nhân sự Thiết lập quy định chung cho toàn công ty, tuyển dụng, chính sách lương, đào tạo, nâng lương, các vấn đề về nhân sự
5. Phòng marketing Bán hàng, nghiên cứu các chiến lượng Marketing, quy định các đại lý cấp 1, cấp 2
6. Phòng hậu cần Lo các vấn đề sau của sản xuất (lưu kho, xuất hàng, đóng gói,…)
7. Phòng kỹ thuật
+ Thiết lập các tiêu chuẩn công ty
+ Vận hành trực tiếp để ra sản phẩm kính.
8. Phòng phụ trợ
+ Cung cấp các nguyên vật liệu phụ trợ (điện khí ga + Dầu…)
+ Thiết lập ra các chế độ dài hạn về quản lý bảo dưỡng các thiết bị điện
+ Sửa chữa, thay thế, bảo trì…
9. Phòng cơ khí
+ Bảo trì về máy móc
+ Xây dựng
+ Bảo vệ môi trường
IV. Chu trình sản xuất
1. Cảng tiếp nhận và sàng rửa cát silic
2. Trộn các loại phối liệu (cát silic, bột sôđa, một số nguyên liệu khác đă được nghiền)
3. Phối liệu vào (cho nguyên liệu vào trong lò)
4. Nung chảy phối liệu
5. Băng kính được kéo nổi trên bề mặt thiếc nóng chảy theo kích thước đă đặt
6. Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị cắt kính
7. Đóng gói kính
8. Kiểm tra chất lượng kính cuối dây chuyền
---------------------------------------
Mục lục
+ Lời nói đầu
+ Chương I: Giới thiệu chung về công ty
- Giới thiệu về công ty
- Lịch sử phát triển công ty
- Cơ cấu về tổ chức của nhà máy
- Chu trình sản xuất
+ Chương II: Giới thiệu về hệ thống DCScủa nhà máy
- Giới thiệu chung về hệ thống DCScủa nhà máy
- Khối điều khiển hiện trường dạngđơn MFCU
- Khối điều khiển hiện trường dạngkép MFCD
- Khối giám sát hiện trường
- Các SC card
- Các SC nest/ Terminal board/ Terminal block
- Model MHM và model MHC
- Card vào/ ra
+ Chương III: Giới thiệu về phần nóng (Hot)
- Phạm vi và chức năng của phần nóng
- Hệ thống PLC của phần nóng
- Hệ thống lưu giữ và bảo quản nhiên liệu đầu vào
- Hệ thống cân phối liệu
- Hệ thống nạp liệu vào lò
- Hệ thống lò đốt
- Bể thiếc
- Lò ủ (Lehr)
+ Chương IV: Giới thiệu về phần lạnh
- Phạm vi và chức năng của phần lạnh
- Sơ đồ nối mạng PLC của phần lạnh
- Cutting
- A LINE
- Bộ phận bốc kính tự động
+ Chương V: Giới thiệu về phần Power
- Giới thiệu về hệ thống cung cấp điện của nhà máy
- Hệ thống UPS của nhà máy
----------------------------------------
keyword: download,bao cao thuc tap,thuc tap,tai nha may,kinh noi viet nam
Nhận xét
Đăng nhận xét