Phần I: Mở đầu
Vật liệu xây dựng nói chung là một trong những nghành công nghiệp nhẹ mũi nhọn, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế của nước ta. Sản phẩm của nghành rất đa dạng như: Các loại gạch ốp lát ceramic, gạch granit, gạch côttô.. ., các loại gốm mỹ nghệ, dân dụng dùng cho nhu cầu tiêu dùng. Các loại sứ điện, sứ kỹ thuật cao dùng trong công nghiệp điện, điện tử, sứ thông tin.. .
Trong sự phong phú đó phải kể đến sản phẩm sứ điện hạ thế, một trong những sản phẩm quan trọng rất thiết yếu với sinh hoạt của con người, tăng chất lượng sinh hoạt của cuộc sống. Thực tế nghành gốm sứ đã có ở nước ta từ vài nghìn năm trước, chủ yếu là sứ mỹ nghệ dân dụng, và đã có giai đoạn cũng bị chậm phát triển, thậm chí một số sản phẩm mỹ nghệ nổi tiếng đã bị mai một.
Tuy nhiên vài thập niên trở lại đây chúng ta lại thấy sự trở lại và phát triển đáng kể của nghành gốm sứ, đặc biệt là sản phẩm sứ điện ngày một nâng cao chất lượng, mẫu mã, được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài công nhận về chất lượng tốt. Điều này được đánh giá bằng chứng chỉ ISO của sản phẩm sứ điện Hoàng Liên Sơn do trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert và tổ chức chứng nhận BVQV Anh quốc cấp.
Trước tình hình các nghành công nghiệp phát triển như vũ bão, cùng với định hướng phát triển kinh tế trong văn kiện của đại hội IX ban chấp hành TW đảng khoá IX ưu tiên phát triển khai thác đúng triệt để các nghành vật liệu xây dựng. Thì đặt ra cho bộ xây dựng cần phải xây dựng thêm các nhà máy sản xuất sứ điện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là khi chúng ta hội nhập vào APTA.
Tuy vậy nghành VLXD của nước ta còn đứng trước nhiều khó khăn như công nghệ sản xuất còn lạc hậu ở nhiều cơ sở, nhiên liệu tốt vẫn phải nhập,, những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm, đó là những cản trở của sự phát triển của nghành.
Song với nguồn nguyên liệu phong phú, được thiên nhiên ban tặng phân bố khắp các khu vực trong cả nước, nguồn nhân lực cần củ chăm chỉ, sáng tạo khéo léo chắc chắn rằng nghành gốm sứ xây dựng của nước ta sẽ được củng cố và phát triển mạnh trong vài năm tới đưa công nghiệp gốm sứ vươn xa trong khu vực và thế giới, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta.
PHẦN II: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
Căn cứ vào điều kiện để lựa chọn khu công nghiệp như gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ, phân bố sản phẩm, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, căn cứ vào sự ổn định chính trị của khu dân cư, giá thuê đất, điêù kiện về thủ tục thuê đất, sự khuyến khích đầu tư của địa phương vào sự quy hoạch của nhà nước về các khu công nghiệp phía bắc, dự kiến nên đặt nhà máy tại khu công nghiệp Tiên Sơn của tỉnh Bắc Ninh.
1. Vị trí địa lí:
Khu công nghiệp Tiên Sơn có vị trí rất thuận tiện, là đầu mối giao lưu, phát triển kinh tế với các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, cảng hàng không, sân bay quốc tế Nộ Bài, các khu kinh tế phía bắc. Khu công nghiệp Tiên Sơn hiện tại có diện tích134,76 ha, nằm trong tổng thể 312 ha diện tích phát triển khu công nghiệp
2. Đặc điểm khí hậu:
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 24,50C, nhiệt độ tháng cao nhất trong năm 30,10C, nhiệt độ tháng thấp nhất trong năm 16,30C, số giờ nắng cả năm là 1429 giờ, lượng mưa cả năm1558 mm, tốc độ gió mạnh nhất 34 m/s, độ ẩm trung bình trong một năm 79%.
3. Điều kiện kinh tế xã hội:
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất linh kiệt, có truyền thống khoa bảng, tình hình chính trị, dân cư ổn định, năm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng-Quảng Ninh. Tốc độ phát triển hàng năm không ngừng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Dân số trong tỉnh tính đến tháng 06/2001 là 950.000 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 620.944 người. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các nhà máy công nghiệp.
4. Điều kiện giao thông:
Khu công nghiệp Tiên Sơn có một vị trí giao thông hết sức thuận lợi: Nằm giữa quốc lộ 1A cũ và 1b mới, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc là 16 km, cách sân bay quốc tế nội bài theo quốc lộ 18 là 20 km, nằm cạnh tuyến đường sắt đi các tỉnh biên giới như Lạng Sơn.
5. Điều kiện cấp thoát nước:
Do đặc trưng của ngành sản xuất gốm sứ nói chung và sứ điện nói riêng là sử dụng lượng nước tương đối lớn so với các nghành sản xuất khác. Do đó nguồn để cung cấp cho nhà máy lấy từ nguồn nước ngầm, với nhà máy công suất 6500m3/ ngày, cùng công trình điều hoà mạng lưới cấp nước khu công nghiệp bể 1000m3, ở độ cao 30 m. Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế có hệ thống kiểm tra hàm lượng chất thải có trong nước trước khi thải ra đường thoát công cộng.
Nguồn cung cấp điện cho các nhà máy ở khu công nghiệp được thông qua mạng lưới điện 110/220 kv (2 nhà máy 40MVA) Với công suất toàn khu công nghiệp là 30623kw. Hệ thống giao thông trong toàn khu công nghiệp được bê tông nhựa hoá hoàn toàn và được chiếu sáng bằng điện cao áp hiện đại. Hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo mọi nhu cầu về thông tin liên lạc và dịch vụ bưu điện (bưu điện, fax, internet, điện thoạ đường dài, quốc tế…)
Thông qua mạng lưới bưu điện tỉnh và bưu điện các thị trấn lân cận như Lim, bưu điện thị trấn Từ Sơn.. Có hệ thống phòng cháy chữa cháy trong khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn cấp nhà nước về an toàn. Có diện tích đất trồng cây xanh là 6,5 ha tạo quang cảnh đẹp và giữ cân bằng môi trường sinh thái trong khu công nghiệp.
7. Ý nghĩa của việc chọn khu công nghiệp Tiên Sơn làm địa điểm xây dựng nhà máy:
Việc chọn khu công nghiệp Tiên Sơn làm địa điểm xây dựng nhà máy có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trong khu vực tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, tăng thu nhập cho dân, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Ngoài ra còn tận dụng được nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo từ các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của tỉnh và nguồn kỹ sư từ thủ đô Hà Nội. Nguồn nguyên liệu nhập từ các tỉnh Hải Dương, Phú Thọ.. . Rất thuận lợi trong việc vận chuyển qua đường bộ, đường sắt,..
--------------------------------------------
Mục lục
Phần I: Mở đầu
Phần II: Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
1. Vị trí địa lý
2. Đặc điểm khí hậu
3. Điều kiện kinh tế
4. Điều kiện giao thông vận tải
5. Điều kiện cấp thoát nước
7. Ý nghĩa của việc chọn khu công nghiệp Tiên Sơn làm địa điểm xây dựngnhà máythuyết minh dây chuyền sản xuất
Phần III: Tính toán kỹ thuật
1. Lựa chọn mặt hàng
2. Tính toán phối liệu xương
3. Tính toán phối liệu men
4. Tính cân bằng vật chất cho xương
5. Tính cân bằng vật chất cho men
6. Tính toán quá trình sấy
7. Tính toán lò nung
8. Lựa chọn thiết bị trong dây chuyền
Phần iv: Xây dựng
Phần v: điện – nước
Phần vi: An toàn lao động
Phần vii: Kinh tế tổ chức
Phần viii: Kết luận
--------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke nha may,su dien ha the,nang suat 1000 tan /nam,nguyen ngoc chuong
Nhận xét
Đăng nhận xét