Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,giai phap nang cao hieu qua cung,ung hang hoa tai sieu thi ha noi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG ỨNG HÀNG HOÁ TẠI SIÊU THỊ HÀ NỘI


GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn 
---------------------------------

Chương I: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp thương mại

1-Doanh nghiệp thương mại và tầm quan trọng của công tác cung ứng trong doanh nghiệp thương mại

Khi nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, trong mọi lĩnh vực ta đều nên và phải đi từ nhưng vấn đề cơ bản nhất, những khái niệm cơ bản nhất. Chính vì vậy khi nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng tại siêu thị Hà Nội, ta sẽ bắt đầu từ những khái niệm ban đầu: Doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại, cung ứng, hiệu quả…

1.1-Khái niệm doanh nghiệp

Cho đến nay doanh nghiệp được biết đến với rất nhiều khái niệm khác nhau với nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau.

Với cái nhìn đơn giản, trực giác nhất đối với mọi người, doanh nghiệp được biết đến là một tập hợp, một nhóm các toà nhà, những máy móc, một tấm biển, nhãn hiệu sản phẩm…tóm lại là tập hợp những yếu tố rời rạc.

Thuật ngữ doanh nghiệp có nội hàm rất rộng và phong phú: Các nhà máy xí nghiệp, công ty, tập đoàn.. . Nếu thoả mãn các điều kiện sau đều là hình thái biểu hiện cụ thể của doanh nghiệp:

1) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động kinh doanh

2) Đã làm đầy đủ các thủ tục theo quy định để triển khai hoạt động

3) Triển khai hoạt động trên thực tế …

Trên góc độ kinh tế, doanh nghiệp là đơn vị cơ sở, tạo thành nền tảng kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, và trên cơ sở đó, tạo thành nền tảng của nền kinh tế thế giới. Tại đó, các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được sử dụng, khai thác nhằm cung cấp cho xã hội các sản phẩm hàng hoá dịch vụ hữu ích và thông qua đó doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chính của mình, trong đó có mục đích lợi nhuận.

Trên góc độ luật pháp, doanh nghiệp được hiểu là” một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. ở đây kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Trên góc độ xã hội học, doanh nghiệp là một cộng đồng người có sự ràng buộc bởi những mục tiêu chung và các lợi ích cá nhân và cộng đồng, họ thực hiện các công việc khác nhau theo sự phân công và quản lý thống nhất của các nhà quản trị, nhằm thực hiện được mục tiêu của mình thông qua việc góp phần thực hiện được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Tóm lại một cách cụ thể, dễ hiểu, chính xác nhất theo giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại của trường đại học Thương Mại do PGS. TS. Phạm Công Đoàn - TS. Nguyễn Cảnh Lịch đồng chủ biên, doanh nghiệp được hiểu như sau: “Doanh nghiệp là một cộng đồng người liên kết với nhau để sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ và cùng nhau thừa hưởng thành quả do việc sản xuất đó đem lại”.

Cộng đồng người trong doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu trên cơ sở lợi ích kinh tế. Con người trong doanh nghiệp được xem như là “con người kinh tế”. Trong đó chủ thể doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình, người lao động vì tiền công mà hợp tác với chủ doanh nghiệp.

1.2-Khái niệm doanh nghiệp thương mại

Ta đề cập đến một khái niệm hẹp hơn đó là doanh nghiệp thương mại.

Trước hết ta khẳng định doanh nghiệp thương mại cũng là một doanh nghiệp mang đầy đủ các yếu tố, tính chất …của một doanh nghiệp. Điều làm cho doanh nghiệp thương mại trở nên khác biệt với các doanh nghiệp khác đó là do nó chủ yếu thực hiện các hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại hiện nay được chia làm 3 nhóm: Mua bán hàng hoá, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. Trong đó dịch vụ thương mại gắn liền với việc mua bán hàng hoá, xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy việc mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại.

Doanh nghiệp thương mại không chỉ thực hiện các hoạt động thương mại, nó cũng có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung ứng dịch vụ, đầu tư tài chính,…nhưng hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu.

===================================================
 MỤC LỤC 

Chương I: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp thương mại

Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hoá tại siêu thị Hà Nội

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hoá ở siêu thị Hà Nội

-------------------------------------------------------------------------------------------
 Tài liệu tham khảo

1. PGS.Đặng Đình Đào “Những vấn đề cơ bản về hậu cần vật tư doanh nghiệp”:(1995) NXB Thống Kê

2.PGS.TS Phạm Công Đoàn – TS Nguyễn Cảnh Lịch: (2004) “ Kinh tế doanh nghiệp thương mại ” NXB Thống Kê

3. GS.TS. Phạm Vũ Luận: (2004) “ Quản trị doanh nghiệp thương mại ” NXB Thống Kê

4. .TS.Nguyễn Năng Phúc:(2005) “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” NXB Thống Kê

5.TS.Đồng Thị Thanh Phương:(2004) “Quản trị sản xuất và dịch vụ” NXB Thống Kê

6. GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn – PGS.TS Nguyễn Kim Trung: (2005) “ Marketing ”  NXB Thống Kê

7.PGS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân:(2002) “Quản trị vung ứng” NXB Thống Kê Cùng một số tài liệu nội bộ của siêu thị Hà Nội và các tài liệu khác 


Keyword:download,khoa luan tot nghiep,giai phap nang cao hieu qua cung,ung hang hoa tai sieu thi ha noi

linkdownload:
http://ambn.vn/product/31075/Giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cung-ung-hang-hoa-tai-sieu-thi-ha-noi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...

VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG

GIÁO TRÌNH  VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG N gay từ ngày thành lập Trường Đại học Ngoại thương, môn học “Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong Ngoại thương” đã được giảng dạy trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Môn học này là một trong những môn học nghiệp vụ chuyên ngành chủ yếu trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Cùng với sự phát triển của Nhà trường, môn học “Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong Ngoại thương”  cũng được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo . Năm 1986, lần đầu tiên cuốn giáo trình có tên gọi “Vận tải trong Ngoại thương”  được xuất bản, chấm dứt thời kỳ “giảng chay”  và “học chay”  trong công tác giảng dạy của môn học. Tiếp đến năm 1994, cuốn giáo trình mới có tên gọi “Vận tải và bảo hiểm trong Ngoại thương”  do Tập thể giáo viên trong Bộ môn “ Vận tải và Bảo hiểm” biên soạn và được Nhà trường xuất bản. Cuốn giáo trình này đã trở thành giáo trình chuẩn của môn học phục ...