do an tot nghiep,thiet ke,so bo tram thuy dien ct4,tren song spepook,thuoc he thong,song dong nai,dac lac,ngo hong thanh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ SƠ BỘ TRẠM THUỶ ĐIỆN CT4 TRÊN SÔNG SPÊPOOK THUỘC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI, ĐĂC LẮC
SV: Ngô Hồng Thanh
Phần I: Tổng quan
Chương I: Khái quát về công trình
1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
* Vị trí và sự hình thành lưu vực:
- Hồ trước của trạm thuỷ điện nằm trên sông Eakrông thuộc một đoạn sông Spêpook thuộc tỉnh Đăc Lắc
- Trực tuyến đập theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
1.2. Đặc điểm địa hình - địa chất
I. Đặc điểm địa hình
Địa hình sông Spêpook chảy trên lãnh thổ Việt Nam theo hướng Bắc và Tây Bắc, qua vùng địa thế đa dạng và phức tạp, nhiều núi non hiểm trở, xen kẽ đầm lầy rừng rậm, rừng thưa và các vùng đất thoai thoải phủ cỏ và các cây thấp. Địa hình lưu vực sông này có thể chia làm 3 đoạn như sau:
- Đoạn I: Từ thượng lưu buôn Tulanh, vùng núi cao có độ trung bình 1000m, dân cư thưa thớt, xa trục lộ giao thông chính và cơ sở kinh tế hầu như không có gì.
- Đoạn II: Từ buôn Tulanh đến buôn Bray, địa hình có độ cao trung bình 450m 500m, thung lũng của khu vực chủ yếu là đầm lầy, có những hồ chứa nước thiên nhiên khá to nằm giữa các dãy núi, ăn thông với sông. Phía trên buôn Bray là hợp lưu của hai dòng Eakrông và Krôngkro, lưu vực nói chung còn hoang vắng, ít người, giao thông khó khăn.
- Đoạn III: Phần còn lại đến biên giới Việt Nam - Campuchia. Đoạn sông này chảy siết, độ dốc lớn và độ uốn cong lớn, nhiều thác ghềnh, lưu vực phần lớn là đồi núi thấp, thoai thoải, độ cao trung bình là 280 300m, do đường quốc lộ 14 cắt ngang sông ở đoạn gần tuyến công trình, dân cư chỉ tập trung gần đường quốc lộ và ven sông
II. Điều kiện địa chất công trình vùng xây dựng
- Công trình xây dựng dự định ở thượng lưu phần lớn nằm trên nhánh sông Krôngkro, khu vực này nằm trong cấu tạo Đắk lưu thuộc đới uốn nếp Đà lạt. Các lớp địa chất tạo thành ở đây thuộc lớp trầm tích Juza hệ tầng bản đơn T1-2 và phun trào Bazan độ tứ cuội kết và vối nhét, thế nằm của nó tạo thành bộ uốn nếp, có hướng nằm Tây - Tây- Nam hoặc Đông Nam, trong lưu vực có một vài nếp gãy kiến tạo cắt qua theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phía Tây Bắc Đrâylinh ở vùng Krongpack có khe nứt khe nứt theo hướng Đông Bắc từ buôn Bray về thượng nguồn có các trầm tích đội tứ gồm các cuội, sỏi cuội, đá tảng và đá Granit.
III. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ cao nhất thường xuất hiên tháng 4 đạt tới 39 40oC thấp nhất vào tháng 12 xuống tới 7 4oC, nhiệt độ trung bìn năm tăng 23 24oc (theo tài liệu của trạm khí tượng Buôn Mê Thuật)
2. Độ ẩm
Lượng bình quân 82,4%, nhỏ nhất 40,5%. Tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 9, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3. Khí hậu Buôn Mê Thụt mang tính chất khí hậu cao nguyên trung bộ
3. Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, bão thường xảy ra vào tháng 9, tháng 10, mưa lớn nhất vào tháng 8,9,10. Trong lưu vực có một số tram đo mưa: Buôn Mê Thuật Krong Bruc Chư Hlam
4. Tài liệu dòng chảy
Trong lưu vực có một số trạm đo thuỷ văn như: Draylinh Buôn Mê Thuật Krong Buk
Trạm thuỷ văn Draylinh với diện tích lưu vực 8880 km2 có 12 năm tài liệu dòng chay, là trạm thủy văm đáng chú ý nhất, dòng chảy năm bình quân ở 1 số tuyến theo các tần suất, ở đây chỉ lấy chế độ dòng chả ở tuyến công trình.
Phân phối dòng chảy các tháng trong năm được tính toán theo mô hình trạm Đraylinh
1.3. Tình hình vật liệu xây dựng
Vật liệu tại chỗm theo khảo sát chung trong vùng vật liệu khá phong phú, chúng phân bố rộng rãi bao gồm các loại đá, cát, cuội, sỏi, đất.
1. Đá
Đá phân bố rộng rãi trong phạm vi công trình và lân cận bao gồm các loại đá granít, bazaít…
2. Vật liệu cát, cuội sỏi…
Vùng xây dựng công trình lòng sông thoải dần nên, về phía thượng lưu của công trình có nhiều bãi bồi lớn, đó là nơi tập trung các bãi cuội, sỏi, cát có trữ lượng lớn.
3. Các loại vật liệu khác
Về xi măng, sắt thép, do ở địa phương chưa phát triển về ngành này nên phải đi mua ở nơi khác
1.4. Tình hình giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông trong vùng chưa phát triển, chỉ có đường mòn nối các khu dân cư trong vùng, nhưng có một thuận lợi là giao thông bằng đường thuỷ
1.5. Yêu cầu về sử dụng nước
- Công trình trạm thuỷ điện được xây dựng chủ yếu cho phát điện và cung cấp điện cho địa phương.
- Vấn đề tưới và giao thông thuỷ ở phía thượng lưu, hạ lưu công trình cũng được đặt ra, nhưng do sự phát triển kinh tế, nhu cầu có sử dụng của địa phương không đòi hỏi phải nhất thiết có, nên khi hồ chứa hình thành thì yêu cầu này vẫn đảm bảo.
1.6. Chọn tuyến công trình
Trên cơ sở những tài liệu thăm dò, khảo sát và điều tra cơ bản như điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, vật liệu xây dựng, dân sinh kinh tế. Tiến hành so sánh các phương án tuyến công trình trong giai đoạn quy hoạch thuỷ lợi,đặc biệt là quy hoạch thuỷ năng, và quyết định chọn tuyến BBB là tuyến công trình được coi là hợp lý nhất vì những lý do sau đây:
-Địa hình thuận lợi, tuyến đập được bố trí giữa hai khe núi như vậy giảm được khối lượng đào đắp
-Về địa chất: Địa chất khu vực xây dựng có nền đá cứng, ít nứt nẻ. Như vây đảm bảo tốt vấn đề ổn đình của Công trình, giảm nhỏ khối lượng sử lý nền móng.
-Bố trí Công trình liên quan được thuận lợi như: Đập dâng, đập tràn và các đập phụ khác.
-Vấn đề bố trí hiện trường thi công được thuận tiện, tại vị trí xây dựng Trạm thuỷ điện địa hình khá bằng phẳng, tiện cho việc bố trí và xây dựng đường giao thông. Đập chính được xây dựng gần bãi vật liệu, tiện cho việc vận chuyển, giảm được giá thành xây dựng.
-----------------------------------------------
keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,so bo tram thuy dien ct4,tren song spepook,thuoc he thong,song dong nai,dac lac,ngo hong thanh
Nhận xét
Đăng nhận xét