I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI
Khi đề cập đến thuật ngữ này, chúng ta cần hiểu Luật đất đai dưới 2 góc độ, thứ nhất là Luật đất đai với tính cách là một ngành luật và Luật đất đai với tính cách là những văn bản Luật đất đai được Quốc hội ban hành trong các giai đoạn vừa qua.
1. Luật đất đai là một ngành luật
Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam, chúng ta thường làm quen với nhiều ngành luật khác nhau, có những ngành luật ra đời và phát triển từ rất sớm như Luật hình sự, Luật dân sự, Luật thương mại, nhưng cũng có những ngành luật ra đời tương đối muộn như Luật môi trường, Luật an sinh xã hội... Luật đất đai cũng là ngành luật còn non trẻ, hình thành có tính hệ thống từ sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và phát triển mạnh sau khi nước nhà thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Luật đất đai có nhiều chế định quan trọng được thiết kế thành 2 phần, phần chung và phần các chế độ pháp lý cụ thể.
Như vậy, ngành Luật đất đai hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử cách mạng nước ta, gắn liền với nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà, thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong cơ chế thị trường mà những quan hệ đất đai vận động và phát triển không ngừng.
2. Văn bản Luật đất đai
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua gồm 7 chương và 146 điều. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, nhằm đáp ứng một giai đoạn phát triển mới của đất nước, đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Như vậy các quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng Luật Đất đai năm 2003 là gì? Chúng ta đề cập 3 quan điểm chỉ đạo sau:
Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2003 ra đời nhằm thể chế những quan điểm cơ bản về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá IX. Đây là văn kiện Đảng đề cập một cách toàn diện những quan điểm cơ bản về xây dựng chính sách và pháp luật đất đai trong giai đoạn mới. Luật Đất đai năm 2003 là sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề đất đai.
Thứ hai, việc xây dựng chính sách và pháp luật đất đai phải dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước.
Thứ ba, trên cơ sở kế thừa và phát triển các Luật Đất đai trước đây, Luật Đất đai năm 2003 góp phần vào việc xây dựng hệ thống pháp luật đất đai một cách đơn giản, không còn nhiều tầng, nhiều nấc như trước đây, giảm thiểu tối đa các văn bản hướng dẫn dưới luật để dễ thực hiện luật. Các văn bản của Chính phủ và các bộ ngành đã phù hợp với thực tế cuộc sống được chính thức quy định trong Luật nhằm xây dựng một Luật Đất đai hoàn chỉnh có hiệu lực và hiệu quả cao.
Trên đây là Luật Đất đai hiểu theo nghĩa là những văn bản luật đã được Nhà nước ban hành trong thời gian qua và nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2003 được trình bày một cách khái quát nhất nhằm giới thiệu cho học viên những nhận thức ban đầu trước khi đi sâu nghiên cứu các quy định cụ thể liên quan đến quản lý nhà nước, quyền và lợi ích của người sử dụng đất.
II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU, QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Các quy định chung
1.1. Vấn đề sở hữu đất đai
Nhiều người dân cho đến hôm nay vẫn còn nhầm lẫn về sở hữu đất đai, đặc biệt đó là đất do tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại, đất do nhận chuyển nhượng từ người khác. Như vậy, họ cho rằng xét về nguồn gốc và kết quả của sức lao động thì đất đó thuộc sở hữu của họ và được thực hiện đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu tài sản. Đó là những suy nghĩa rất thuần tuý và từ đó họ áp dụng các quan hệ dân sự trong đời sống vào quan hệ đất đai. Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Nhà nước gánh vác trách nhiệm to lớn này vì lợi ích toàn xã hội. Vì vậy, không một ai có quyền đòi quyền sở hữu tư nhân về đất đai, dù nguồn gốc đất đai đó xuất phát từ đâu, không được viện bất cứ lý do gì để đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước cách mạng. Hiện nay, theo quy định tại Điều 116...
Đọc đầy đủ bài báo khoa học tại đây
MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Luật đất đai là một ngành luật
2. Văn bản Luật đất đai
II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU, QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Các quy định chung.
1.1. Vấn đề sở hữu đất đai
1.2. Người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
1.3. Những bảo đảm cho người sử dụng đất
1.4. Quy định về phân loại đất
2. Các vấn đề quản lý nhà nước về đất đai
2.1. Các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2. Các vấn đề về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
2.3. Các quy định về thu hồi đất
2.4. Chính sách đất đai đối với người có công với cách mạng
2.5. Một số chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
III. CÁC LOẠI ĐẤT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI DÂN.
1. Nhóm đất nông nghiệp.
1.1. Các quy định về hạn mức đất nông nghiệp.
1.2. Các quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại
1.3. Thời hạn sử dụng đất
2. Đất phi nông nghiệp
2.1. Đất ở nông thôn.
2.2. Đất ở đô thị
2.3. Xác định diện tích đất ở trong trường hợp có vườn, ao.
IV. QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT.
1. Quyền của tổ chức kinh tế ở trong nước.
2. Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.
V. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Giải quyết tranh chấp đất đai
2. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai
VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI ÁP DỤNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH CỤ THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
Nhận xét
Đăng nhận xét