HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ
Nhằm
phát huy những thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo
đức truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo cơ chế duy trì an ninh, trật
tự, vệ sinh, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản
xuất, khuyến khích học hành, giải quyết mâu thuẫn nhỏ… thời gian qua, ở
nhiều địa phương, hương ước, quy ước đã được xây dựng và thực hiện một
cách có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cũng là
một trong những phương thức thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội
chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở.
Vậy
hương ước, quy ước là gì? Chính quyền địa phương có vai trò và vị trí
như thế nào trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
1. Quy định về hương ước, quy ước
1.1. Khái niệm hương ước, quy ước
Khái
niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được hướng dẫn
tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31
tháng 3 năm 2000 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường
trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sau đây gọi tắt là
Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT) như sau:
“Hương
ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự
chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan
hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những
phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng,
bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà
nước bằng pháp luật”.
1.2. Các đặc điểm đặc trưng của hương ước, quy ước
Từ khái niệm này có thể thấy hương ước, quy ước là một loại văn bản, với các đặc điểm đặc trưng cụ thể như sau:
-
Là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều
tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng,… Trong dân gian
cũng còn nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện bằng các
câu tục ngữ, lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không
được thực hiện bằng văn bản thì không phải là hương ước;
-
Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của
tập thể cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây
dựng hương ước, quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào
xây dựng văn bản và tự gọi đó là hương ước, quy ước đều là không đúng,
không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng hương ước,
quy ước;
-
Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó
cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức
được làm hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày
tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư
thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự
xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống, tập
quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này
của quy phạm trong hương ước, quy ước khác hẳn với các quy phạm pháp
luật trong các văn bản do Nhà nước ban hành.
Các quy định trong hương ước, quy ước không được trái với quy định của pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó.
Trên
thực tế, hương ước, quy ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các
quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh
vực xã hội - dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở
mức độ quy định các nguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới
xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành,
giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, giải quyết các
tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân, các phương thức cụ thể
tại địa phương để xoá đói, giảm nghèo,…
1.3. Sự khác nhau giữa hương ước và quy ước
Như
trên đã phân tích, hương ước và quy ước là hai tên gọi khác nhau của
cùng một loại văn bản, vì vậy, có thể nói, chúng là một, việc có tên gọi
khác nhau là do cách đặt tên hoặc do chủ thể xây dựng văn bản này.
Chẳng hạn, văn bản này được cộng đồng dân cư ở làng, bản, thôn xây dựng
thường được đặt tên là hương ước (với tính chất là quê hương, gắn với
địa bàn nông thôn truyền thống, trước đây đã có hương ước cũ); văn bản
do cộng đồng dân cư ở cụm dân cư không gắn với quê hương hoặc ở những
khu đô thị, khu tập thể xây dựng thì thường được đặt tên là quy ước. Tuy
nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối, cũng có thể xây
dựng hương ước làng văn hoá hoặc quy ước làng văn hóa.
1.4. Phân biệt hương ước và quy ước với văn bản quy phạm pháp luật
Điểm
giống nhau duy nhất giữa hương ước, quy ước và văn bản quy phạm pháp
luật là chúng đều được xây dựng trên cơ sở những quy phạm. Tuy nhiên,
như đã trình bày ở trên, quy phạm trong hương ước, quy ước là quy phạm
xã hội, do nhân dân xây dựng nên và nhân dân tự nguyện thực hiện; quy
phạm trong văn bản quy phạm pháp luật là quy phạm pháp luật do các cơ
quan nhà nước xây dựng nên và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà
nước.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
1. Quy định về hương ước, quy ước.
1.1. Khái niệm hương ước, quy ước.
1.2. Các đặc điểm đặc trưng của hương ước, quy ước
1.3. Sự khác nhau giữa hương ước và quy ước.
1.4. Phân biệt hương ước và quy ước với văn bản quy phạm pháp luật
1.5. Vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư
1.6. Sự cần thiết xây dựng hương ước, quy ước.
2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương trong thời gian qua
2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
2.2. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương trong thời gian qua
II. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
1. Xây dựng hương ước, quy ước.
1.1. Nội dung của hương ước, quy ước
1.2. Hình thức thể hiện của hương ước, quy ước
1.3. Thủ tục, trình tự soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước.
2. Tổ chức thực hiện hương ước, quy ước.
3. Một số sai sót cần tránh trong quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
III. TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC.
1. Ở cấp tỉnh
2. Ở cấp huyện
3. Ở cấp xã
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
1. Quy định về hương ước, quy ước.
1.1. Khái niệm hương ước, quy ước.
1.2. Các đặc điểm đặc trưng của hương ước, quy ước
1.3. Sự khác nhau giữa hương ước và quy ước.
1.4. Phân biệt hương ước và quy ước với văn bản quy phạm pháp luật
1.5. Vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư
1.6. Sự cần thiết xây dựng hương ước, quy ước.
2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương trong thời gian qua
2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
2.2. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương trong thời gian qua
II. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
1. Xây dựng hương ước, quy ước.
1.1. Nội dung của hương ước, quy ước
1.2. Hình thức thể hiện của hương ước, quy ước
1.3. Thủ tục, trình tự soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước.
2. Tổ chức thực hiện hương ước, quy ước.
3. Một số sai sót cần tránh trong quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
III. TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC.
1. Ở cấp tỉnh
2. Ở cấp huyện
3. Ở cấp xã
Nhận xét
Đăng nhận xét