Chuyển đến nội dung chính

TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH


MÔN SOẠN THẢO VĂN BẢN


TẬP TÀI LIỆU GIẢNG DẠY DÙNG CHO CÁC TỈNH THUỘC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI


(Ban hành kèm theo Quyết định số 1896/QĐ-BNV ngày 21/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

MỤC LỤC
Bài 1    THỂ THỨC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC    1

I. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng của thể thức văn bản quản lý nhà nước    1
1. Khái niệm:    1
2. Ý nghĩa, tác dụng của thể thức văn bản    3

II. Vị trí và kĩ thuật trình bày các yếu tố thể thức văn bản quản lý nhà nước    4
1. Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản    4
2. Vị trí và cách trình bày các thành phần của văn bản quản lý nhà nước    5
1. Quốc hiệu    6
2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản    6
3. Số, kí hiệu của văn bản    7
4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản    9
5. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản    10
6. Nội dung của văn bản    11
7. Chức vụ, họ tên và chữ kí của người có thẩm quyền    13
8. Dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản    15
9. Nơi nhận    15
10. Các thành phần thể thức bổ sung của văn bản    17

III. BẢN SAO VÀ THỂ THỨC CỦA BẢN SAO    19
1. Các loại bản sao:    19
2. Nội dung và kĩ thuật trình bày các phần trong thể thức bản sao    20

Bài 2  QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH  VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN UBND Xà   24

1. Khái niệm quy trình soạn thảo và ban hành văn bản    24
2. Nội dung các bước của quy trình soạn thảo và ban hành văn bản    24
2.1. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã    24
2.2. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của UBND xã    31

Bài 3 PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN ỦY BAN NHÂN DÂN Xà   36

1. Soạn thảo quyết định    36
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (9)    39
(Chữ ký, dấu)    39
Nguyễn Văn A    39
2. Soạn thảo Chỉ thị    40
3. Soạn thảo công văn hành chính    46
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(8)    48
(Chữ ký, dấu)    48
Nguyễn Văn A    48
4. Soạn thảo tờ trình    62
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN    65
(Chữ ký, dấu)    65
Nguyễn Văn A    65
TỜ TRÌNH    65
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN    66
(Chữ ký, dấu)    66
Nguyễn Văn A    66
TỜ TRÌNH    66
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN    67
(Chữ ký, dấu)    67
Nguyễn Văn A    67
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN    68
(Chữ ký, dấu)    68
Nguyễn Văn A    69
TỜ TRÌNH    69
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN    69
(Chữ ký, dấu)    70
Nguyễn Văn A    70
5. Soạn thảo Báo cáo    70
6. Soạn thảo Kế hoạch    77

Bài 1  THỂ THỨC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng của thể thức văn bản quản lý nhà nước

Hệ thống văn bản quản lí của UBND nói chung và UBND xã, phường, thị trấn nói riêng được quy định trong các văn bản như: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác Văn thư.
Theo các văn bản trên, UBND xã có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quản lí sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định, chỉ thị.
- Văn bản hành chính: Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), quy chế, quy định, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công.
Để văn bản đảm bảo tính hợp pháp, hệ thống văn bản quản lí nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức, trong đó có yêu cầu về thể thức văn bản.
 1. Khái niệm:
Hiểu theo nghĩa chung nhất khái niệm “thể thức” là cách thức tiến hành hoặc thực hiện một vấn đề, sự việc nào đó theo quy định, khuôn phép, không được làm trái.
Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính thể thức văn bản được định nghĩa: “Thể thức văn bản là tập hợp những thành phần áp dụng đối với mỗi loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định”.
Như vậy, thể thức văn bản là toàn bộ các yếu tố cấu thành và cách thể hiện các yếu tố cấu thành văn bản do các cơ quan có thẩm quyền quy định nhằm đảm bảo cho văn bản có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trong thực tế.
Các quy định về thể thức văn bản được quy định như sau:
-     Thể thức của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính:
Theo Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác Văn thư, thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số, ký hiệu của văn bản;
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu của cơ quan, tổ chức;
- Nơi nhận;
Ngoài ra còn có dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax, địa chỉ trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.
Hiện nay, về thể thức của văn bản hành chính được quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
- Thể thức của văn bản chuyên ngành:
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP quy định: “Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ”.
- Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP quy định: “Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định”. Hiện nay, một số tổ chức chính trị, chính trị - xã hội đã ban hành văn bản hướng dẫn về thể thức văn bản:
+ Hướng dẫn số 11-HD/TW ngày 28/5/2004 của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng hướng dẫn về thể thức văn bản của Đảng;
+ Hướng dẫn số 1156/HD-TLĐ ngày 23/6/2005 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn;
 + Hướng dẫn số 29-HD/VP ngày 20/5/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn hướng dẫn về thể thức văn bản của Đoàn TNCSHCM.........
Download tài liệu hướng dẫn soạn thảo văn bản hành chính

Download tài liệu Hướng dẫn soạn thảo văn bản hành chính


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...