TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁN BỘ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ 5
1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. 5
2. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. 6
2.1. Chính phủ. 6
2.2. Bộ Tư pháp. 7
2.3. Uỷ ban nhân dân các cấp. 7
2.4. Sở Tư pháp. 7
2.5. Phòng Tư pháp. 8
2.6. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. 8
3. Hướng dẫn quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. 9
4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở. 16
5. Thống kê về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở. 16
6. Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải 17
7. Tổ chức thi đua, khen thưởng trong công tác hòa giải ở cơ sở. 18
8. Lập dự toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hoà giải ở cơ sở 19
CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.. 21
1. Khái niệm hoà giải ở cơ sở. 21
2. Ý nghĩa, vai trò của công tác hoà giải ở cơ sở. 22
3. Tổ chức hòa giải ở cơ sở. 22
3.1. Tổ hòa giải ở cơ sở. 22
3.2. Tổ viên tổ hòa giải 23
3.3. Tổ trưởng tổ hoà giải 24
4. Phạm vi hoà giải 25
4.1. Những việc được hoà giải 25
4.2. Những việc không được tiến hành hoà giải 27
5. Nguyên tắc hoà giải 30
5.1.
Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo
đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân. 30
5.2. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải 31
5.3.
Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của
các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. 32
5.4.
Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế
những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải 35
6. Trình tự tiến hành hoà giải 36
6.1. Bước 1: Trước khi hoà giải 36
6.2. Bước 2: Trong khi hòa giải 37
6.3. Bước 3: Kết thúc việc hòa giải 40
7. Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành hoà giải 41
7.1. Cần hiểu rõ tâm lý và cách ứng xử của các bên tranh chấp. 41
7.2. Quan hệ với các bên tranh chấp. 42
8. Kỹ năng hòa giải ở cơ sở. 43
8.1. Khái niệm kỹ năng hòa giải ở cơ sở. 43
8.2. Một số kỹ năng hòa giải ở cơ sở. 44
CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ THÔNG QUA MỘT SỐ TÌNH HUỐNG 53
1. Tình huống về lĩnh vực dân sự. 53
2. Tình huống về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. 57
3. Tình huống về lĩnh vực đất đai 62
CHƯƠNG I: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ
1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở
Hòa
giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản đã
trở thành đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hòa giải ở cơ sở
không chỉ đơn thuần góp phần hạn chế các tranh chấp dân sự và phòng ngừa
tội phạm, vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, củng cố
tình làng, nghĩa xóm, tăng cường đoàn kết trong cộng đồng dân cư mà còn
góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hòa giải từ chỗ là
một hoạt động mang tính chất tự phát trong nội bộ nhân dân đã trở thành
hoạt động của một tổ chức quần chúng được Nhà nước thừa nhận. Để phát
huy tốt nhất hiệu quả của hoạt động hòa giải đối với đời sống xã hội,
Nhà nước thực hiện sự quản lý, tạo điều kiện cho tổ chức và hoạt động
hòa giải ở cơ sở được kiện toàn và phát triển.
Quản lý nhà nước về
công tác hòa giải ở cơ sở được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm tạo ra các điều kiện để công nhận, xác lập, duy
trì, ổn định và phát triển tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Theo
Điều 6 Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở năm 1998,
Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chức và
hoạt động hoà giải ở cơ sở năm 1998 (Nghị định số 160/1999/NĐ-CP) thì
nội dung quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở bao gồm:
- Ban hành văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở;
- Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở;
- Xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới tổ hoà giải và đội ngũ những người làm công tác hoà giải;
-
Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;
- Biên soạn, in ấn, phát hành, cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở;
- Quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác hoà giải ở cơ sở;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở;
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở;
- Tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải ở cơ sở.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở
Theo
quy định tại Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, Nghị
định số 160/1999/NĐ-CP, Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm
2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tư pháp, Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày
28 tháng 4 năm 2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân
cấp xã thì các cơ quan quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở bao
gồm:
2.1. Chính phủ
Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về công tác hòa giải trong phạm vi cả nước.
2.2. Bộ Tư pháp
Bộ
Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
công tác hoà giải ở cơ sở và chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các cấp
thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở địa phương, cụ thể:
Nhận xét
Đăng nhận xét