TÀI LIỆU TÌM HIỂU LUẬT MÔI TRƯỜNG
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm chung về môi trường, bảo vệ môi trường, luật môi trường
1.1. Môi trường và những biểu hiện cụ thể của môi trường
Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật.
Môi
trường được tạo thành bởi nhiều yếu tố (còn gọi là thành phần môi
trường), như: Đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ
sinh thái và các hình thái vật chất khác...
Chất
lượng môi trường có thể tốt lên hoặc xấu đi tuỳ thuộc vào sự tác động
tích cực hay tiêu cực của con người. Khi con người tác động xấu đến môi
trường, môi trường có thể bị ô nhiễm hoặc suy thoái.
-
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường, không
phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật về môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật. Sự biến đổi của các thành phần môi trường thường là do
con người đưa các chất gây ô nhiễm vào môi trường. Thông thường, chất
gây ô nhiễm là các chất thải. Tuy nhiên, nguyên liệu, thành phẩm, phế
liệu, phế phẩm... cũng có thể làm cho môi trường bị ô nhiễm.
-
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Số
lượng và chất lượng các thành phần môi trường thường bị thay đổi do con
người khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, như: đất, nước, hệ sinh
vật...
-
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm,
suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
1.2. Bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường
Bảo
vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; ứng phó sự cố môi
trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh học.
Bảo vệ môi trường có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp sau:
- Biện pháp mang tính tổ chức - chính trị:
Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.
Đảng đề ra chủ trương, đường lối để lãnh đạo công tác bảo vệ môi
trường.
+
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là
nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
+
Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ
bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và
từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế -
xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu
tư cho phát triển bền vững.
+
Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia
đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là
tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống
yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta.
+
Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác
động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc
phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp
giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội
và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các
phương pháp truyền thống.
- Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong dân chúng:
tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin
đại chúng; phát động các phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp”; kỉ niệm ngày
Môi trường Thế giới 5/6; khuyến khích các cộng đồng dân cư phát huy tập
tục tốt đẹp về bảo vệ môi trường; xây dựng hương ước bảo đảm vệ sinh
môi trường...
- Biện pháp kĩ thuật và công nghệ:
áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến tiến, các thiết bị, dây
chuyền công nghệ sạch vào quá trình sản xuất sao cho sử dụng năng lượng
và tài nguyên ở mức thấp nhất, thải vào môi trường ít chất thải nhất.
Tăng cường biện pháp kĩ thuật và công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần
tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời, hạn chế được các tác
động xấu từ quá trình sản xuất đến môi trường.
- Biện pháp kinh tế:
Nhà nước đã tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế vào việc quản lí và
bảo vệ môi trường, đặc biệt là các công cụ thuế, phí, lệ phí về bảo vệ
môi trường... Ngoài ra, Nhà nước còn chú trọng thành lập Quỹ bảo vệ môi
trường quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường các bộ, ngành, địa phương để đầu
tư thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường; đầu tư nghiên
cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào việc bảo vệ môi
trường; đầu tư ứng phó sự cố môi trường....
- Biện pháp pháp lí:
Nhà nước tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ
môi trường, qui định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc quản lý môi trường, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ
chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời, quy định rõ
trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường,
hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường.
1.3. Luật Môi trường
Luật
Môi trường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp hoặc
gián tiếp trong quá trình con người tiến hành các hoạt động bảo vệ môi
trường. Nhiệm vụ của Luật môi trường là giải quyết các mối quan hệ: i)
Quan hệ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ
môi trường; ii) Quan hệ giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, căn
bản của đất nước; iii) Quan hệ giữa việc bảo vệ môi trường với tư cách
là một tổng thể với bảo vệ từng thành phần môi trường; iv) Quan hệ giữa
lợi ích chung về mặt môi trường của cả cộng đồng với lợi ích cục bộ của
từng tổ chức, từng cá nhân; v) Quan hệ giữa quốc gia, khu vực và quốc tế
về vấn đề bảo vệ môi trường.
Luật Môi trường được xây dựng và thực hiện trên những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc bảo đảm các quyền của con người trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
trong đó đặc biệt chú ý đến quyền của người dân được sống trong môi
trường trong lành; quyền được thông tin về tình hình, chất lượng môi
trường nơi mình sinh sống, được thông tin về dự báo diễn biến môi
trường; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mọi
mục đích theo qui định của pháp luật; quyền được đòi bồi thường thiệt
hại do người làm ô nhiễm môi trường gây nên; quyền được hưởng các chính
sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc của chủ dự án khi phải gánh chịu các ảnh
hưởng môi trường từ hoạt động phát triển; quyền được yêu cầu các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi
hành chính hoặc hành vi của người khác gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường và lợi ích chính đáng về mặt môi trường
của người dân;
- Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí về môi trường.
Nhà nước xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật môi trường thống nhất
trong phạm vi cả nước, bao gồm các văn bản luật, các văn bản dưới luật
và các chính sách có liên quan như chính sách dân số, chính sách đầu
tư, chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào việc bảo vệ môi
trường... Nhà nước thành lập một hệ thống cơ quan quản lí môi trường
thống nhất từ trung ương đến địa phương và đặc biệt chú trọng áp dụng
cơ chế đa ngành (liên ngành) trong việc quản lí môi trường.
- Nguyên tắc coi trọng việc xây dựng và thực hiện các biện pháp mang tính phòng ngừa.
Các quy định về phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường luôn
được Nhà nước chú trọng xây dựng và bảo đảm thực hiện. Trách nhiệm hàng
đầu của mọi tổ chức, cá nhân là phải thực hiện việc phòng, chống suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong mọi lĩnh
vực, mọi hoạt động liên quan tới môi trường.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Người gây ô nhiễm môi trường phải chịu mọi chi phí để làm giảm ô nhiễm,
khôi phục lại tình trạng môi trường (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định) để đảm bảo cho môi trường trở lại trạng thái có thể chấp
nhận được, đồng thời phải khắc phục mọi hậu quả về môi trường do mình
gây ra. Ngoài ra, nếu hành vi của họ không chỉ gây hại cho môi trường mà
còn gây thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân khác thì họ còn phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
2. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường
Để phòng chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải tuân theo các quy định chung như sau:
- Cấm phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
-
Cấm khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện,
công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy
định của pháp luật.
-
Cấm khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động
vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
-
Cấm chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác
không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
-
Cấm thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất
độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
-
Cấm thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát
tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường
cho phép.
- Cấm gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Cấm nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
- Cấm nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
-
Cấm sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật
và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa
yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Cấm xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Cấm xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
-
Cấm hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi
trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.
-
Cấm che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi
trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi
trường.
Ngoài
những quy định chung có tính chất ngăn ngừa, răn đe nêu trên, pháp luật
môi trường còn quy định quyền, quyền lợi và trách nhiệm cụ thể của các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
2.1. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân
-
Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi
công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân
cư.
-
Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn
vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu
gom nước thải;
-
Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn quá mức cho phép làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.
-
Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm
vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người.
- Tuân thủ các quy định về chôn cất, hoả táng, cải táng người chết.
- Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của địa phương.
- Xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khai thác sử dụng các thành phần môi trường theo quy định.
-
Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường, như: Phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải (trừ nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở
các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước
sạch, ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá
nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội).
Đặc
biệt, ở những nơi công cộng, hộ gia đình, cá nhân còn có trách nhiệm
giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng
hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ
sinh nơi công cộng. Nếu được quản lý khu vui chơi, khu du lịch, chợ,
nhà ga, các bến tàu xe... phải có trách nhiệm niêm yết quy định về giữ
gìn vệ sinh nơi công cộng; bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng;
phương tiện, thiết bị, lực lượng thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ
gìn vệ sinh môi trường.
Hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm:
-
Lập bản cam kết bảo vệ môi trường, với 4 nội dung chính: 1) Địa điểm
thực hiện; 2) Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nguyên
nhiên vật liệu sử dụng; 3) Các loại chất thải phát sinh; 4) Cam kết thực
hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.
-
Có đủ phương tiện thu gom, lưu giữ, xử lý và giảm thiểu chất thải; hạn
chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường
xung quanh.
-
Đặt cơ sở sản xuất trong khoảng cách an toàn đối với khu dân cư nếu có
các chất nguy hiểm như: chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, chất độc
hại, mùi gây hại…
- Cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn.
- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của Nhà nước.
-
Nộp thuế môi trường nếu sản xuất kinh doanh một số loại sản phẩm gây
tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khoẻ con người.
- Nộp phí bảo vệ môi trường nếu có xả thải nước thải, khí thải, chất thải rắn ra môi trường.
- Nếu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường.
Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường khi kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.
-
Không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử
dụng và phải xử lý theo qui định các dụng cụ, bao bì đựng các sản phẩm
này sau khi đã sử dụng
-
Đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi như: vệ sinh
chuồng trại định kỳ, phòng ngừa ứng phó dịch bệnh, xử lý chất thải chăn
nuôi…
2.2. Trách nhiệm của các doanh nghiệp
-
Đánh giá tác động môi trường theo quy định và thực hiện đầy đủ, đúng
các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
-
Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để
kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu
cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Tuân thủ Tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
-
Thực hiện trách nhiệm quản lý chất thải như thu gom, phân loại, tái
chế, tái sử dụng và xử lý chất thải (doanh nghiệp thực hiện tốt việc
quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường).
- Áp dụng các biện pháp phù hợp để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
-
Thực hiện nghĩa vụ tài chính như nộp đầy đủ thuế môi trường, phí bảo vệ
môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
- Tuân thủ các yêu cầu, quyết định của thanh tra bảo vệ môi trường.
-
Doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo
quy định của pháp luật.
-
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc
tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc
cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.
Ngoài
ra, doanh nghiệp còn phải nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường,
kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Cụ thể là thuế môi trường áp dụng
đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác
động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người; Phí bảo vệ môi
trường được áp dụng đối với doanh nghiệp xả thải nước thải, khí thải,
chất thải rắn ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác
động xấu đối với môi trường; Kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường áp dụng
đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên.
3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Nhà nước thống nhất quản lý các nguồn tài nguyên và môi trường trên phạm vi cả nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan có thẩm quyền chung về quản lý tài nguyên và môi trường.
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi cả nước
(bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, khí
tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ và môi trường).
Bên cạnh các cơ quan nêu trên còn có các cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường, gồm:
- Tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp về quản lý môi trường trên địa bàn.
- Cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
-
Bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường tại các
tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố
môi trường. Ngoài ra, còn có lực lượng Cảnh sát môi trường trực thuộc
Tổng cục Cảnh sát....
MỤC LỤC
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG 4
1. Khái niệm chung về môi trường, bảo vệ môi trường, luật môi trường 4
1.1. Môi trường và những biểu hiện cụ thể của môi trường 4
1.2. Bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường 5
1.3. Luật Môi trường 7
2. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường 8
2.1. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân 10
2.2. Trách nhiệm của các doanh nghiệp 12
3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 13
3.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã 14
3.2. Những hoạt động Uỷ ban nhân dân cấp xã phải được biết 15
4. Những biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật môi trường 16
4.1. Các dạng vi phạm pháp luật môi trường 16
4.2. Các biện pháp xử lý 16
4.3. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 17
II. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG 18
1. Phân loại rừng và mục đích sử dụng của từng loại 18
2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển rừng 18
2.1. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng 20
2.2. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân 21
2.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế 21
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ động, thực vật hoang dã, quý hiếm 23
4. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng 24
5. Những biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng 27
III. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 30
1. Phân loại nước và mục đích sử dụng của từng loại 30
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ nguồn nước 31
2.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ nguồn nước, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, khí tượng thuỷ văn và các công trình khác liên quan tới việc khai thác, sử dụng các nguồn nước 31
2.2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc bảo đảm vệ sinh nguồn nước dùng trong sinh hoạt 33
3. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ nguồn nước, vệ sinh nguồn nước dùng trong sinh hoạt 34
3.1. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước 34
3.2. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ các công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn và các công trình khác liên quan tới việc bảo vệ, phát triển khai thác sử dụng tài nguyên nước 35
3.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra 36
3.4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm vệ sinh nguồn nước dùng trong sinh hoạt 37
4. Những biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ tài nguyên nước 38
IV. PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN 40
1. Pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm 40
1.1. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm 40
1.2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm 40
2. Pháp luật về vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn, hỏa táng, di chuyển thi hài, hài cốt 41
2.1. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 41
2.2. Trách nhiệm của thân nhân người chết, của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chôn cất người chết 42
Download TÀI LIỆU TÌM HIỂU LUẬT MÔI TRƯỜNG
Nhận xét
Đăng nhận xét