TÌM HIỂU BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của nhà nước
Nhà
nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp, nó
ra đời khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định nhằm
đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển đó. Vì thế, nhà nước vừa mang
tính chất giai cấp vừa mang tính chất xã hội. Tức là, nhà nước vừa bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, vừa duy trì trật tự xã
hội để đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Hiến pháp 1992 của nước ta khẳng định: “Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Điều đó đã xác định rõ bản chất của nhà nước ta và được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Trước
hết, nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là người chủ của đất nước, có quyền
tham gia và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các cơ quan
nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp lập ra và chịu sự
kiểm tra giám sát của nhân dân. Nhà nước được tổ chức để thực hiện ý chí
và nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, trấn áp các
phần tử chống đối xâm phạm trật tự, an ninh, an toàn xã hội và đi ngược
lại lợi ích của đa số đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Nhà
nước ta là nhà nước dân chủ thực sự, rộng rãi. Tính dân chủ của nhà
nước ta được thể hiện một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Nhà nước thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự tự do, bình
đẳng của các chủ thể sản xuất kinh doanh, sự bình đẳng của các thành
phần kinh tế trước pháp luật. Trong lĩnh vực chính trị, nhà nước đảm bảo
cho mọi người dân có thể thực hiện được tất cả các quyền tự do dân chủ
trên cơ sở các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nước cũng tạo
mọi điều kiện cho nhân dân thực hiện các quyền tự do khác như tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng tín ngưỡng... Đồng thời, bằng các
quy định của pháp luật, nhà nước cũng bảo vệ các quyền tự do khác của cá
nhân như quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, quyền bất khả xâm phạm
thư tín, nhà ở.…
Nhà
nước ta là nhà nước thống nhất của các dân tộc. Tính nhân dân và tính
chất giai cấp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn
bó chặt chẽ với tính dân tộc. Trong tất cả các thời kỳ phát triển của
mình, Nhà nước ta đều xác lập và thực hiện nguyên tắc đại đoàn kết toàn
dân. Điều này thể hiện ở chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà
nước mà nội dung cơ bản là tạo điều kiện cho mỗi dân tộc có thể tham
gia vào việc thiết lập, củng cố quyền lực nhà nước, tham gia vào việc tổ
chức bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện nhiều chính sách
ưu tiên đối với các dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa và tạo
điều kiện cho các dân tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; và đảm bảo cho
các dân tộc phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống tốt đẹp
của mình. Trong điều kiện hiện nay, nhà nước cũng thực hiện các biện
pháp để đảm bảo sự phát triển của miền núi nhằm rút ngắn khoảng cách
giữa miền núi và đồng bằng.
Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính xã hội rộng rãi. Xuất
phát từ nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, Nhà nước ta đã tiến hành nhiều hoạt động để tổ chức và quản lý
các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển, một nền văn hóa
hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc. Nhà nước cũng thực hiện nhiều biện
pháp nhằm phát triển khoa học kỹ thuật, giáo dục để tạo điều kiện cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, Nhà nước tiến hành nhiều hoạt
động để phát triển y tế, chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Trong điều kiện
hiện nay, với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước cũng đã tiến hành các chính sách để đảm bảo sự công
bằng xã hội cũng như thực hiện các chính sách xã hội khác để giảm bớt sự
phân hóa giàu nghèo.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của nhà nước
2. Các dấu hiệu của nhà nước
3. Hình thức Nhà nước.
3.1. Hình thức chính thể.
3.2. Hình thức cấu trúc nhà nước
3.3. Chế độ chính trị
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP
1. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam
1.1. Hiến pháp - luật cơ bản
1.2. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992
2. Một số quy định của Hiến pháp Việt Nam
2.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2.2. Các quy định về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
2.3. Bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm pháp luật
2. Những đặc trưng của pháp luật
3. Văn bản quy phạm pháp luật
4. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta
1. Bản chất của nhà nước
2. Các dấu hiệu của nhà nước
3. Hình thức Nhà nước.
3.1. Hình thức chính thể.
3.2. Hình thức cấu trúc nhà nước
3.3. Chế độ chính trị
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP
1. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam
1.1. Hiến pháp - luật cơ bản
1.2. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992
2. Một số quy định của Hiến pháp Việt Nam
2.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2.2. Các quy định về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
2.3. Bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm pháp luật
2. Những đặc trưng của pháp luật
3. Văn bản quy phạm pháp luật
4. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta
Nhận xét
Đăng nhận xét