Chuyển đến nội dung chính

TÀI LIỆU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

TÀI LIỆU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC


(Ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)




    MỤC LỤC


Phần I: KIẾN THỨC CHUNG    23


Chuyên đề 1: NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ    23


1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ    23

1.1. Quyền lực và quyền lực chính trị    23
1.1.1. Khái niệm quyền lực    23
1.1.2. Khái niệm quyền lực chính trị    24
1.2. Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị    26
1.2.1. Khái niệm hệ thống chính trị    26
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị    27
1.3. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam    28
1.3.1. Bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam    28
1.3.2. Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam    29

2. NHÀ NƯỚC - TRUNG TÂM  HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ    36

2.1. Sự ra đời và bản chất của nhà nước    36
2.1.1. Sự ra đời của nhà nước    36
2.1.2. Bản chất của nhà nước    38
2.2. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị    39
2.2.1. Các đảng chính trị    39
2.2.2. Nhà nước    40
2.2.3. Các tổ chức quần chúng    40

3. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC TA    42

3.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa    42
3.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền XHCN    42
3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN    42
3.2. Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay    44
3.3. Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay    46

CÂU HỎI THẢO LUẬN    49

TÀI LIỆU THAM KHẢO    49


Chuyên đề 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    51


1. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC    52

1.1. Bộ máy nhà nước    52
1.1.1. Bộ máy thực thi quyền lập pháp    54
1.1.2. Bộ máy thực thi quyền tư pháp    54
1.1.3 Bộ máy thực thi quyền hành pháp    55
1.2. Các nguyên tắc chi phối mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp    56
1.3. Bộ máy hành chính nhà nước và những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước    58
1.3.1. Bộ máy hành chính nhà nước    58
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước    58
1.4. Các yếu tố cấu thành tổ chức bộ máy hành chính nhà nước    62
1.4.1. Cơ cấu tổ chức theo cấp bậc hành chính - lãnh thổ    63
1.4.2. Cơ cấu tổ chức theo chức năng    63
1.4.3 Các yếu tố cấu thành bộ máy hành chính nhà nước    63

2. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG    64

2.1. Vai trò của hành chính nhà nước ở trung ương    64
2.2. Các mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương    65
2.2.1 Mô hình “lập pháp trội”    65
2.2.2 Mô hình “hành pháp trội”    67
2.2.3 Mô hình cân bằng    67
2.2.4 Mô hình “quyền lực nhà nước thống nhất”    68
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương    69

3. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG    73

3.1. Vai trò của hành chính nhà nước ở địa phương    73
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương    74
3.3. Các mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương    75

4. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA CHXHCN VIỆT NAM    78

4.1. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương ở Việt Nam    79
4.2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương    88

5. CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    91

5.1. Sự cần thiết của cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước    91
5.1.1. Về khách quan    92
5.1.2. Về chủ quan    93
5.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam    94

CÂU HỎI THẢO LUẬN    96

TÀI LIỆU THAM KHẢO    96


Chuyên đề 3: CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC    97


1. CÔNG VỤ    97

1.1. Những vấn đề chung về công vụ    97
1.1.1. Khái niệm    97
1.1.2. Đặc trưng công vụ    101
1.1.3. Các điều kiện để đảm bảo công vụ được thực thi    105
1.2. Các nguyên tắc hoạt động công vụ    107
1.3. Các xu hướng cải cách công vụ    108

2. CÔNG CHỨC    109

2.1. Những vấn đề chung về công chức    109
2.1.1 Khái niệm công chức    109
2.1.2 Phân biệt công chức với những nhóm người khác (với cán bộ, viên chức và những người làm hợp đồng trong các tổ chức của Nhà nước)    114
2.1.3 Phân loại công chức và ý nghĩa của phân loại công chức    115
2.2.1 Nghĩa vụ của công chức    118
2.2.2 Quyền và quyền lợi của công chức    121
2. 3. Tiền lương và chế độ phúc lợi của công chức    124
2.3.1 Tiền lương của công chức    124
2.3.2. Chế độ phúc lợi của công chức    126
2.4. Khen thưởng và kỷ luật công chức    126
2.4.1. Khen thưởng công chức    127
2.4.2 Kỷ luật công chức    128

CÂU HỎI THẢO LUẬN    131

TÀI LIỆU THAM KHẢO    131


Chuyên đề 4: ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ    132


1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC    132

1.1. Quan niệm chung về đạo đức    132
1.1.1. Đạo đức là gì?    132
1.1.2. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội    133
1.1.3. Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người    134
1.1.4. Đạo đức là một hệ thống các giá trị    135
1.2. Tương quan giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác    135
1.2.1. Đạo đức và chính trị    136
1.2.2. Đạo đức và pháp luật    137
1.2.3. Đạo đức và tôn giáo    138
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, công chức    138
1.3.1 Đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Cần, Kiệm, Liêm, Chính    138
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp    139
1.4. Đạo đức nghề nghiệp    143

2. CÔNG VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN THỰC THI CÔNG VỤ    145

2.2. Nhóm công vụ mà công chức đảm nhận    145
2.2.1. Theo ngành, lĩnh vực    145
2.2.2. Theo lãnh thổ    146
2.2.3. Theo thẩm quyền    147
2.2.4. Theo tính chất nghề nghiệp    147
2.3. Những nguyên tắc cơ bản thực thi công vụ    147

3. ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ    148

3.1. Giá trị cốt lõi của công vụ mà công chức đảm nhận    149
3.2. Quá trình hình thành đạo đức công vụ    150
3.2.1. Giai đoạn tự phát, tiền công vụ    150
3.2.2. Giai đoạn pháp luật hóa, bắt buộc tuân thủ    151
3.2.3. Giai đoạn tự giác    151
3.3. Các yếu tố liên quan đến đạo đức công vụ    152
3.4. Các yếu tố cấu thành đạo đức công vụ    152
3.5. Đạo đức công vụ gắn liền với việc xử lý “mâu thuẫn lợi ích” khi thực thi công việc được Nhà nước giao    155
3.6.  Đạo đức công vụ và chống tham nhũng    157

4. PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC THI CÔNG VỤ    160

4.1. Nguyên tắc chung xây dựng pháp luật về đạo đức công chức thực thi công vụ    160
4.2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam quy định đạo đức công chức khi thực thi công vụ    161

CÂU HỎI THẢO LUẬN    171

TÀI LIỆU THAM KHẢO    172


Chuyên đề 5: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    173


1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    173

1.1.Khái niệm thủ tục hành chính nhà nước    173
1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính nhà nước    174
1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước    177
1.4. Thẩm quyền ban hành các thủ tục hành chính nhà nước    179

2. PHÂN LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    180

2.1.Theo đối tượng quản lý của Nhà nước    180
2.2.Theo công việc của cơ quan Nhà nước    180
2.3.Theo chức năng chuyên môn    181
2.4.Theo quan hệ công tác    181

3. XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    184

3.1. Xây dựng thủ tục hành chính nhà nước    184
3.2.Thực hiện thủ tục hành chính nhà nước    187
3.3. Kiểm tra thủ tục hành chính nhà nước    190

4. NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    192

4.1. Quy định rõ ràng chế độ công vụ    192
4.2. Công khai hóa các thủ tục hành chính nhà nước    192
4.3. Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính nhà nước    193
4.4. Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết công việc cụ thể    193

5. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    194

CÂU HỎI THẢO LUẬN    197
TÀI LIỆU THAM KHẢO    198


Chuyên đề 6: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    201


1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    201

1.1 Khái niệm quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước    201
1.1.1 Cơ quan hành chính nhà nước    201
1.1.2 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước    203
1.1.3 Tài chinh trong cơ quan hành chính nhà nước    204
1.1.4. Quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước    204

2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    211

2.1. Lập dự toán    211
2.2. Thực hiện dự toán    215
2.3.  Quyết toán    226

3. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    230

3.1. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước    230
3.2.  Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.    235

CÂU HỎI THẢO LUẬN    241

TÀI LIỆU THAM KHẢO    241


Chuyên đề 7: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    243


1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN (HTTT)    243

1.1.  Khái niệm    243
1.2. Nguyên lý hoạt động    244
1.3. HTTT với cấu trúc, hoạt động của tổ chức    245
1.3.1. Nhu cầu tổ chức    246
1.3.2. Nhu cầu của người sử dụng    246
1.3.3. Vai trò của nhà quản lý và việc đào tạo các nhà quản lý    247
1.4. Thành phần cơ bản của hệ thống thông tin    248
1.5.  Hệ thống thông tin tự động hóa    249
1.5.1. Khái niệm    249
1.5.2. Các mức nhận thức của một HTTT tự động hóa    249
1.5.3. Các quy trình phát triển HTTT tự động hóa    250
1.5.4. Các bước phát triển HTTT thành HTTT tự động hóa    252
1.6. Hệ thống thông tin quản lý    256
1.6.1. Khái niệm    256
1.6.2. Các điều kiện để xây dựng và khai thác HTTT  quản lý    258
1.6.3. Các nguyên tắc xây dựng và khai thác HTTT quản lý    261
1.7.  Mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin quản lý    264
1.7.1. Tổ chức các HTTT  phục vụ quản lý hành chính Nhà nước    264
1.7.2. Một số  HTTT phục vụ hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo hướng tin học hóa hành chính và mối quan hệ giữa các hệ thống    267

2. CÁC MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG TIỆN DIỄN TẢ DỮ LIỆU    272

2.1. Mã hoá tên gọi    272

3. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP YÊU CẦU CỦA HTTT    275

3.2.1. Tìm hiểu hệ thống hiện tại    276
3.2.2. Phân loại, tập hợp thông tin    279
3.2.3. Phát hiện các yếu kém của hiện trạng và đề ra phương hướng phát triển hệ thống cho tương lai    280
3.3. Xác định phạm vi, mục tiêu ưu tiên và hạn chế    281
3.3.1.Thống nhất các mục tiêu trước mắt và lâu dài trong việc phát triển hệ thống    281
3.3.2. Xác định phạm vi khả năng mục tiêu dự án bao gồm việc    281
3. 4. Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi    281
3.4.1.  Phác họa các giải pháp    281
3.4.2. Phân tích tính hiệu quả và đánh giá tính khả thi    282
3.4.3. Lựa chọn, cân nhắc tính khả thi:    282
3.5. Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án.    282

4. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG    283

4.1. Đại cương về phân tích hệ thống    283
4.2. Phân tích hệ thống về chức năng    284
4.3. Phân tích hệ thống về dữ liệu.    284

CÂU HỎI THẢO LUẬN    285
TÀI LIỆU THAM KHẢO    285


Chuyên đề 8: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    287


1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    287

1.1. Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước    287
1.2. Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước    288

2. XU HƯỚNG CẢI CÁCH HƯỚNG HÀNH CHÍNH HÀNH CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI    289

2.1. Xu hướng cải cách hành chính ở các nước phát triển    289
2.2. Vận dụng các kinh nghiệm cải cách hành chính nhà nước của các nước phát triển vào cải cách hành chính ở Việt Nam    293

3. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM    295

3.1. Sự cần thiết phải cải cách hành chính ở Việt Nam    295
3.2. Quá trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam    298
3.3. Chương trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam (2011 - 2020)    300
3.3.1. Cải cách thể chế hành chính nhà nước    301
3.3.2. Cải cách thủ tục hành chính    302
3.3.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước    303
3.3.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức    305
3.3.5. Cải cách tài chính công    307
3.3.6. Hiện đại hóa hành chính    308
Kết luận    309

TÀI LIỆU THAM KHẢO    311

CÂU HỎI THẢO LUẬN    312



Chuyên đề báo cáo: THỰC TIỄN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG    313


I. MỤC ĐÍCH    313

II. YÊU CẦU    313

1. Đối với Ban tổ chức lớp học:    313
2. Đối với Báo cáo viên:    313

III. NỘI DUNG    313

1.  Thực tiễn cải cách hành chính ở địa phương (bộ, ngành)    314
2. Chỉ số đánh giá hiệu quả cải cách hành chính (cấp ngành, địa phương) - PAR Index    314
3. Phương pháp chuyển đổi từ mô hình chức nghiệp sang mô hình vị trí việc làm    314
4. Giới thiệu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)    314


Phần II: KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ    316


Chuyên đề 9: TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ    316


1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH    317

1.1. Phân chia hệ thống kinh tế quốc dân theo ngành    317
1.1.1. Những vấn đề chung về ngành    317
1.1.2  Phân chia hệ thống kinh tế quốc dân theo ngành    321
1.1.3. Giới thiệu hệ thống phân loại của một số nước    322
1.1.4. Giới thiệu hệ thống phân ngành theo văn bản pháp luật Việt Nam    341
1.2. Phân chia ngành để thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước    345
1.2.1. Phân chia hoạt động quản lý nhà nước theo ngành    345
1.2.2. Chuyên môn hóa, ngành đặc thù (bộ chuyên ngành: tài chính, ngoại giao, công an,..)    345
1.2.3. Đa ngành (bộ đa ngành: văn hóa, thể thao, du lịch,…)    345
1.2.4. Nguyên tắc phân chia ngành trong quản lý nhà nước    346
1.2.5. Lịch sử hình thành các bộ quản lý nhà nước theo ngành ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi    347
1.2.6. Một số nhận xét về phân chia ngành theo bộ    349
1.3. Quản lý nhà nước theo ngành    351
1.3.1. Tổng quan chung về quản lý nhà nước theo ngành    351
1.3.2. Pháp luật nhà nước về quản lý nhà nước theo ngành    351
1.3.3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành    353
1.3.4. Những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước theo ngành    356

2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO PHÂN CHIA LÃNH THỔ    358

2.1. Phân chia vùng kinh tế theo lãnh thổ    358
2.1.1. Tổng quan chung về phân chia vùng kinh tế theo lãnh thổ    358
2.1.2. Một số cách tiếp cận về phân chia vùng kinh tế theo lãnh thổ    359
2.1.3. Phân chia địa giới hành chính    362
2.2. Thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo lãnh thổ    369
2.2.1. Tổng quan về bộ máy hành chính nhà nước theo lãnh thổ    369
2.2.2. Chính quyền địa phương    370
2.3. Quản lý theo lãnh thổ    372
2.3.1. Phân cấp quản lý nhà nước theo lãnh thổ    372
2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước theo lãnh thổ    372

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO LÃNH THỔ    377

3.1. Phân biệt quản lý nhà nước theo ngành (vĩ mô, thống nhất) và quản lý nhà nước theo ngành gắn với đặc trưng lãnh thổ    377
3.2. Những nguyên tắc cơ bản về quản lý nhà nước ngành gắn liền với lãnh thổ    378
3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ngành gắn với lãnh thổ    378
3.3.1.Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trung ương tại địa phương (tản quyền - kho bạc, ngân hàng, thuế, quân đội, cảnh sát)    378
3.3.2. Tổ chức chính quyền địa phương các cấp    378
3.4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước theo lãnh thổ ở Việt Nam    379
3.4.1. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 1994    379
a. Hội đồng nhân dân    379
b. Uỷ ban nhân dân    381
3.4.2. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003    382
3.4.3. Nhận xét chung về tư duy quản lý nhà nước ngành theo lãnh thổ qua 2 văn bản pháp luật    383

4. MỘT SỐ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH, THEO LÃNH THỔ CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI    384

4.1. Một vài mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ của các nước khu vực    384
4.1.1. Một số nước ASEAN    384
4.1.2. Mô hình các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản)    385
4.1.3. Một vài mô hình lựa chọn châu Âu, châu Mỹ    386

CÂU HỎI THẢO LUẬN    387

TÀI LIỆU THAM KHẢO    387


Chuyên đề báo cáo: THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCTHEO NGÀNH/LĨNH VỰC VÀ LÃNH THỔ Ở VIỆT NAM    389


I. MỤC ĐÍCH    389

II. YÊU CẦU    389

1. Đối với Ban tổ chức lớp học    389
2. Đối với Báo cáo viên    389

II. NỘI DUNG    390

1. Thực tiễn quản lý nhà nước theo lãnh thổ    390
2. Thực tiễn quản lý nhà nước theo ngành/lĩnh vực    390


Phần III: KỸ NĂNG    392


Chuyên đề 10: QUẢN LÝ THỜI GIAN    392


1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN    392

1.1.  Khái niệm quản lý thời gian    392
1.1.1. Khái niệm quản lý thời gian    392
1.1.2. Phân chia thời gian hợp lý và quản lý thời gian hiệu quả    393
1.1.3. Các bước quản lý thời gian hiệu quả    393
1.1.4. Những tình huống gây lãng phí thời gian và chiến lược đối phó    397
1.2. Nguyên lý 80/20 trong quản lý thời gian (Nguyên lý Pareto)    400

2. HỌC CÁCH SỬ DỤNG THỜI GIAN HIỆU QUẢ    405

2.1. Hiểu về bản thân    405
2.2. Hiểu về công việc    411
2.3. Ngăn nắp    417
2.4. Làm việc tốt hơn    422
2.5. Làm việc nhóm    426
2.6. Giao tiếp hiệu quả hơn    431
2.7. Kiểm soát thời gian    435

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG    437

TÀI LIỆU THAM KHẢO    438


Chuyên đề 11: KỸ NĂNG GIAO TIẾP    439


1. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP    439

2. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG    440

2.1. Giao tiếp là cầu nối và thước đo văn hóa quản lý    440
2.1.1. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống nói chung    440
2.1.2. Vai trò của giao tiếp đối với công sở hành chính nhà nước    441
2.1.3. Vai trò của giao tiếp đối với các nhà quản lý công    442
2.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi giao tiếp    443
2.2.1. Các yếu tố bên trong tổ chức    443
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức    444
2.2.3. Các yếu tố liên quan đến các bên tham gia giao tiếp    444
2.2.4. Các vấn đề thực tế và nhu cầu nghiên cứu giao tiếp    444

3. NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP    451

3.1. Tôn trọng lẫn nhau và hài hòa lợi ích    451
3.1.1. Tôn trọng lẫn nhau    451
3.1.2. Cộng tác - hài hoà lợi ích    452
3.2. Lựa chọn giải pháp tối ưu trong giao tiếp    453
3.2.1. Phù hợp hoàn cảnh    453
3.2.2. Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý    453
3.2.3. Thẩm mỹ hành vi    454
3.3. Tôn trọng sự bình đẳng và các quy luật khách quan.    454
3.3.1. Bình đẳng    454
3.3.2. Công khai    455
3.3.3. Tin cậy    455

4. XÂY DỰNG UY TÍN VÀ HÌNH ẢNH TRONG GIAO TIẾP    456

4.1. Các yếu tố tạo nên uy tín và hình ảnh    456
4.2. Phương pháp thể hiện    456

5. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP    458

5.1. Phân tích thông tin về đối tượng giao tiếp    458
5.2. Đánh giá và lựa chọn biện pháp giao tiếp    459
5.2.1. Thưởng - phạt    459
5.2.2. Sử dụng nhu cầu thăng tiến    459
5.2.3. Sử dụng nhu cầu quân bình của con người    460
5.2.4. Thực hiện sự phân tích lợi hại    461
5.2.5. Nhạy cảm với cá tính của người khác    461

6. CÁC RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH    462

6.1. Rào cản bên trong    462
6.2. Rào cản bên ngoài    463

7. CÁC HÌNH THỨC GIAO TIẾP CƠ BẢN TRONG HÀNH CHÍNH    463

7.1. Giao tiếp thông qua văn bản hành chính    463
7.2. Giao tiếp thông qua tiếp xúc trực tiếp    464
7.2.1. Hoạt động nghe    464
7.2.2. Hoạt động nói    467
7.2.3. Yếu tố phi ngôn từ    468

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG    470

TÀI LIỆU THAM KHẢO    470


Chuyên đề 12: QUẢN LÝ HỒ SƠ    472


1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN    472

1.1. Tài liệu    472
1.2. Hồ sơ    473
1.2.1. Khái niệm    473
1.2.2. Phân loại hồ sơ    473
1.3. Lập hồ sơ    475
1.4. Hồ sơ hiện hành    475
1.5. Phông lưu trữ cơ quan, phông lưu trữ nhà nước    475
1.5.1. Phông lưu trữ cơ quan    476
1.5.2. Lưu trữ lịch sử    477

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỒ SƠ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC    479

2.1. Trong đời sống xã hội    479
2.2. Đối với hoạt động quản lý nhà nước    479

3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỒ SƠ TRONG CƠ QUAN    479

3.1. Thuận lợi trong việc tra cứu hồ sơ    479
3.2. Hồ sơ được lập ra phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị    479
3.3. Đảm bảo giá trị tính toàn vẹn của tài liệu    480
3.4. Phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật    480

4. CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ    481

4.1. Lập danh mục hồ sơ    481
Ghi chú    483
4.2. Quy trình lập hồ sơ    484

5. GIAO NỘP TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ HIỆN HÀNH CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC    485

5.1. Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong công tác lập hồ sơ    485
5.1.1. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan    485
5.1.2. Trách nhiệm của chánh văn phòng (hoặc trưởng phòng hành chính)    486
5.1.3. Trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan    486
5.1.4. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan    486
5.1.5. Trách nhiệm của cán bộ văn thư chuyên trách    486
5.2. Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành    487
5.3. Thủ tục giao nộp    487
5.3.1. Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân    487
5.3.2. Trách nhiệm của lưu trữ cơ quan    487
5.3.2. Hồ sơ bàn giao    488

TÀI LIỆU THAM KHẢO    488

CÂU HỎI THẢO LUẬN    489

1. Lý thuyết    489
2. Thực hành    489



Chuyên đề 13: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM    491


1. KHÁI NIỆM    491

1.1. Khái niệm    491
1.2. Các hình thức nhóm    491

2. Ý NGHĨA CỦA LÀM VIỆC NHÓM    492

3. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ    495

4. CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM    500

5. CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ HIỆU QUẢ QUẢ LÀM VIỆC NHÓM    501

5.1. Yếu tố tâm lý của các thành viên trong nhóm (xem mô hình)    501
5.2. Việc xác định mục tiêu nhóm thiếu rõ ràng    502
5.3. Quy chế làm việc nhóm không chặt chẽ, sự phối hợp giữa các thành viên lỏng lẻo    503

6. CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ    503

6.1. Đối với các cá nhân    503
6.2. Đối với tổ chức nhóm    505
6.2.1. Các kỹ năng chung trong tổ chức nhóm    505
6.2.2. Một số phương pháp sử dụng trong làm việc nhóm    513
6.2.3. Một số điều cần lưu ý khi làm việc nhóm    516

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG    516

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG AI ĐÚNG, AI SAI?    517

TÀI LIỆU THAM KHẢO    518


Chuyên đề 14: KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN    519


1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC    519

1.1. Văn bản    519
1.2. Văn bản quản lý nhà nước    519
1.3. Văn bản quản lý hành chính nhà nước    520

2. PHÂN LOẠI VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC    520

2.1. Văn bản quy phạm pháp luật    520
2.2. Văn bản hành chính    521
2.2.1. Văn bản hành chính thông thường    521
2.2.2. Văn bản hành chính cá biệt    522
2.3. Văn bản chuyên môn - kỹ thuật    523

3. YÊU CẦU CHUNG VỀ KĨ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN    524

3.1. Yêu cầu chung về nội dung văn bản    524
3.1.1. Tính mục đích    524
3.1.2. Tính công quyền    525
3.1.3. Tính khoa học    525
3.1.4. Tính đại chúng    526
3.1.5. Tính khả thi    526
3.1.6. Tính pháp lý    526
3.2. Yêu cầu về ngôn ngữ văn bản    528
3.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản    532
3.3.1. Khái niệm thể thức văn bản    533
3.3.2. Các thành phần thể thức    534
3.4. Yêu cầu về hình thức kí văn bản    546

4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN    549

4.1. Bước 1:    549
4.2. Bước 2: Soạn thảo văn bản    549
4.3. Bước 3: Thông qua văn bản    550
4.4. Bước 4: Ban hành văn bản    550
4.5. Bước 5: Gửi và lưu trữ văn bản    550

5. SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN THÔNG DỤNG    550

5.1. Thông báo    550
5.1.1. Khái niệm    550
5.1.2. Yêu cầu thông báo    550
5.1.3. Cấu trúc của thông báo    551
5.1.4. Các loại thông báo thường sử dụng    551
5.1.5. Mẫu trình bày thông báo    552
5.2. Công văn    555
5.3.1. Khái niệm    566
5.3.2. Yêu cầu của Tờ trình    566
5.3.3. Mẫu Tờ trình    567
5.4. Báo cáo    571
5.4.1. Khái niệm    571
5.4.2. Yêu cầu của báo cáo    571
5.4.3. Phân loại báo cáo    571
5.4.4. Phương pháp soạn thảo    572
5.4.5. Cấu trúc của báo cáo    573
5.5. Quyết định    576
5.5.1. Khái niệm    576
5.5.2. Thẩm quyền ban hành    576
5.5.3. Cấu trúc của quyết định    577
5.5.4. Mẫu trình bày quyết định    579
5.6. Biên bản    586
5.6.1. Khái niệm    586
5.6.2. Phân loại biên bản    586
5.6.3. Phương pháp ghi biên bản    586
5.6.4. Cấu trúc biên bản    587
5.6.5. Mẫu biên bản    589

CÂU HỎI THẢO LUẬN    595

1. Lý thuyết    595
2. Thực hành dự thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước cụ thể    596

TÀI LIỆU THAM KHẢO    597


Chuyên đề 15: KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO    599


1. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG VIẾT BÁO CÁO    599

1.1. Báo cáo là phương tiện truyền dẫn thông tin, là căn cứ để cơ quan cấp trên ra quyết định quản lý    600
1.2. Báo cáo là phương tiện giải  trình của cơ quan cấp dưới với cơ quan cấp trên    601

2. CÁC LOẠI BÁO CÁO VÀ YÊU CẦU CỦA BÁO CÁO    602

2.1. Các loại báo cáo    602
2.2. Yêu cầu của báo cáo    605
2.2.1. Về nội dung    605
2.2.2. Về hình thức    606
2.2.3. Về tiến độ, thời gian    607

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA BÁO CÁO    607

3.1. Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo    607
3.2. Người viết báo cáo    608
3.3. Mức độ và tính chất của các sự kiện cần báo cáo    608

4. CÁC BƯỚC VIẾT BÁO CÁO    609

4.1. Các bước cơ bản để viết một bản báo cáo    609
4.2. Các bước trong viết báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết và báo cáo theo sự việc    610
4.2.1. Viết báo cáo sơ kết, tổng kết    610
4.2.2. Viết bản báo cáo về một sự việc    615

5. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG VIẾT BÁO CÁO    617

5.1. Lỗi trình bày bản báo cáo    617
5.1.1. Cách đánh số    617
5.1.2. Hình ảnh, bảng biểu và công thức trong báo cáo    617
5.1.3. Lỗi sử dụng dấu câu và khoảng trắng    618
5.1.4. Lỗi định dạng    618
5.2. Lỗi ngôn ngữ, văn phong    620
5.3. Lỗi nội dung    620

6. CÁC KỸ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN    620

7. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO    621

PHẦN CÂU HỎI    622

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG    623

TÀI LIỆU THAM KHẢO    623


Chuyên đề 16 KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN    624


1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN    624

1.1. Khái niệm, đặc điểm thu thập thông tin    624
1.1.1. Khái niệm    624
1.1.2. Đặc điểm    624
1.2. Khái niệm và đặc điểm xử lý thông tin    625
1.2.1. Khái niệm    625
1.2.2. Đặc điểm    626

2. VAI TRÒ CỦA THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN    627

2.1. Vai trò của thu thập, xử lý thông tin trong lập kế hoạch và ra quyết định    627
2.2. Vai trò của thu thập và xử lý thông tin trong công tác tổ chức    628
2.3. Vai trò của thu thập và xử lý thông tin trong công tác lãnh đạo, quản lý    628
2.4. Vai trò của thu thập và xử lý thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát    628

3. KỸ NĂNG THU THẬP THÔNG TIN    629

3.1. Xác định nhu cầu bảo đảm thông tin    629
3.2. Xác định các kênh và nguồn thông tin    630
3.2.1. Thu thập thông tin qua nguồn thứ cấp    631
3.2.2. Thu thập qua nguồn sơ cấp    635
3.2.3. Thảo luận nhóm    645
3.2.4. Thu thập thông tin bằng bảng hỏi định lượng    646
3.2.5. Thu thập thông tin truyền miệng (qua các ý kiến đóng góp và phản ánh từ các cuộc họp, qua điện thoại và trao đổi trực tiếp)    648
3.3. Thiết lập hình thức và chế độ thu thập thông tin    648
3.3.1. Đọc và ghi chép    648
3.3.2. Sao chụp một phần hoặc toàn bộ văn bản, tài liệu    649
3.3.3. Xây dựng bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn, thảo luận nhóm để thu thập thông tin    649
3.3.4. Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất    650
3.3.5. Quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin    650
3.4. Yêu cầu với thông tin thu thập    651

4. KĨ NĂNG XỬ LÝ THÔNG TIN    652

4.1. Kỹ năng xử lý thông tin tức thời    652
4.2. Kỹ năng xử lý thông tin theo quy trình    653
4.2.1. Tập hợp và hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực    653
4.2.2. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của các thông tin, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu    653
4.2.3. Cung cấp, phổ biến thông tin    654
4.2.4. Bảo quản, lưu trữ thông tin    655
4.3. Các nguyên tắc xử lý thông tin    656
4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông tin    657
4.4.1. Xử lý thông tin định tính    657
4.4.2. Xử lý thông tin định lượng    660

5. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN    662

5.1. Tình trạng quá tải hoặc thiếu thông tin hữu ích    662
5.2. Hạn chế về năng lực và kỹ năng xử lý thông tin    663
5.3. Những trở ngại trong cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý, văn hoá tổ chức    663

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG    663

1. Mô tả tình huống    663
2. Câu hỏi đặt ra cần xử lý    665

TÀI LIỆU THAM KHẢO    665


 Phần IV: YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG VÀ ĐI THỰC TẾ    667

Mục 1: YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN    667
Mục 2: YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN ĐI THỰC TẾ    668


  
Phần I: KIẾN THỨC CHUNG


Chuyên đề 1: NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ


  
1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1.1. Quyền lực và quyền lực chính trị

1.1.1. Khái niệm quyền lực

    Quyền lực là một vấn đề được nghiên cứu từ xa xưa trong lịch sử phát triển của loài người nhưng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề đang được tranh cãi. Có thể nhận thấy sự có mặt của quyền lực trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa chung nhất, quyền lực được hiểu là khả năng tác động, chi phối của một chủ thể đối với một đối tượng nhất định, buộc hành vi của đối tượng này tuân thủ, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể. Như vậy, bản thân quyền lực xuất hiện trong mọi mối quan hệ giữa những cá nhân hay những nhóm người khác nhau.
    Nắm được quyền lực trong xã hội là nắm được khả năng chi phối những người khác, bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của những người khác. Chính vì vậy, xung đột quyền lực trong xã hội là một hiện tượng khách quan và phổ biến. Không phải mọi xung đột quyền lực trong xã hội đều mang ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển. Chẳng hạn, đấu tranh giai cấp là một hiện tượng xung đột quyền lực phổ biến trong xã hội có giai cấp. Sự  xung đột quyền lực này lại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội và do đó mang ý nghĩa tích cực.

1.1.2. Khái niệm quyền lực chính trị

    Quyền lực chính trị là một dạng của quyền lực trong xã hội có giai cấp. Đó là quyền lực của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay của nhân dân trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội thể hiện “khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình”. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng, “quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của giai cấp để đàn áp một giai cấp khác”.[ C.Mác, Ph.Ăngghen toàn tập, T.4, tr.447 (tiếng Nga).] Như vậy, quyền lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độ giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước của những tập đoàn người trong xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác. Nói cách khác, quyền lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà nước.[ Xem Học viện Hành chính Quốc gia (2001): Chính trị học - Giáo trình cử nhân hành chính.NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.]
    Là một bộ phận của quyền lực trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị có những đặc điểm chủ yếu sau:
    - Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp thông qua tổ chức đại diện của mình là đảng chính trị của giai cấp thống trị.
    - Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan hệ với giai cấp khác. Tuỳ thuộc vào tương quan, so sánh lực lượng mà các giai cấp ở vào vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử dụng quyền lực chính trị. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản thì quyền lực của giai cấp tư sản là thống nhất. Nhưng trong mối quan hệ nội tại, lợi ích của các nhóm tư sản khác nhau cũng không giống nhau và do đó giữa các nhóm này không chỉ có mâu thuẫn mà đôi khi còn đấu tranh gay gắt với nhau về lợi ích, về sử dụng quyền lực chính trị của mình.
    - Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện trong xã hội thông qua phương tiện chủ yếu là nhà nước. Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị để hiện thực hóa các lợi ích của giai cấp này trong xã hội trong mối tương quan với các giai cấp khác. Quyền lực nhà nước là một dạng của quyền lực chính trị mang tính cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Trong toàn bộ cấu trúc xã hội hiện đại, chỉ duy nhất nhà nước có khả năng hình thành và sử dụng pháp luật cùng với các công cụ cưỡng chế khác để buộc các cá nhân công dân và tổ chức phải tuân thủ các quy định mà mình đặt ra.
    - Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ:
    - Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị.
    - Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước. So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức biểu hiện.
    - Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:
    + Quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và luật, do cơ quan lập pháp thực hiện. Cơ quan lập pháp ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau và cách thức tổ chức cũng khác nhau. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
    + Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội. Quyền hành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trung ương tới địa phương thực hiện.
    + Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện. Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp.
    Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ba bộ phận quyền lực này ở các nước khác nhau không giống nhau: trong khi ở các nước tư bản, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” với những biến thể khác nhau thì ở các nước xã hội chủ nghĩa như ở nước ta, ba nhánh quyền lực này lại không được tổ chức đối trọng với nhau mà chỉ có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng đã khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.[ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB. Chính trị Quốc gia, tr.85-86.]
1.2. Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị
1.2.1. Khái niệm hệ thống chính trị
    Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống chính trị. Theo nghĩa chung nhất, hệ thống chính trị được hiểu là hình thức tổ chức chính trị của một xã hội.[ Xem Đinh Văn Mậu và các tác giả (1997): Chính trị học đại cương. NXB. thành phố Hồ Chí Minh, tr.135.] Xét từ giác độ cấu trúc, hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội và các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội tham gia vào thực hiện quyền lực chính trị. Tuy nhiên trong thực tế, có những yếu tố mang nội dung chính trị nhưng lại không được xếp vào hệ thống chính trị như những tổ chức, những nhóm chính trị hoạt động bất hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành của một quốc gia. Chính vì vậy, hệ thống chính trị của một quốc gia về cấu trúc chỉ bao gồm những tổ chức thực hiện quyền lực chính trị được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý.
    Hệ thống chính trị là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng xã hội, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào đời sống kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó. Điều này có nghĩa là hệ thống chính trị của một xã hội luôn mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền và được định hướng bởi lợi ích của giai cấp cầm quyền.[ Xem Đinh Văn Mậu và các tác giả (1997): Chính trị học đại cương. NXB. thành phố Hồ Chí Minh, tr.136.]
    Xét từ giác độ cơ cấu, hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đại bao gồm: hệ thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo chính trị của hệ thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế; các tổ chức quần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị
    Hệ thống chính trị là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng xã hội, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào đời sống kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó. Điều này có nghĩa là hệ thống chính trị của một xã hội luôn mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền và được định hướng bởi lợi ích của giai cấp cầm quyền.[ Xem Đinh Văn Mậu và các tác giả (1997): Chính trị học đại cương. NXB. thành phố Hồ Chí Minh, tr.136.
]
    Từ giác độ các yếu tố cấu thành, hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đại bao gồm: Hệ thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo chính trị của hệ thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế; các tổ chức quần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định.
1.3. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam
1.3.1. Bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam
    Hệ thống chính trị ở nước ta là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được hình thành sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với sự hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của xã hội mới, hệ thống chính trị của nước ta ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn thiện.
    Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là cơ chế để thực thi quyền lực chính trị trong bối cảnh giai cấp công nhân trong liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức đã trở thành giai cấp cầm quyền. Như vậy, hệ thống chính trị trở thành công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và toàn thể nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Hệ thống chính trị này vận hành theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa:
    - Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
    - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
    - Nguyên tắc tập trung dân chủ.
    - Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
1.3.2. Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam
    Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Các tổ chức trong hệ thống này vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, được gắn kết với nhau theo những quan hệ, cơ chế và nguyên tắc nhất định trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù.
    Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị
    Hệ thống chính trị nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vai trò, vị trí và khả năng lãnh đạo của Đảng được xã hội thừa nhận thông qua sự nghiệp lãnh đạo của Đảng đối với cả dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.
    Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người  bóc  lột  người,  thực  hiện  thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
    Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.[ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)]
    Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, do đó giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị và trong xã hội: đảng không chỉ là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị mà còn là lực lượng lãnh đạo toàn hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.[ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)]
    Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị
    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước. Hoạt động của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương thức quản lý riêng của mình.
    Quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về nhân dân, được tổ chức và thực hiện theo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta thể hiện rõ ràng nguyên tắc này:
    - Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 6 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định rõ: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân..


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...