SỔ TAY PHÁP LUẬT
TÌM HIỂU
LUẬT HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH
MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 5
1. Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình 5
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình 5
2.1. Định nghĩa 5
2.2. Đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình 6
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình 7
3.1. Định nghĩa 7
3.2. Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình 8
II. KẾT HÔN 9
1. Điều kiện kết hôn 9
1.1. Tuổi kết hôn 9
1.2. Sự tự nguyện khi kết hôn 10
1.3. Các trường hợp cấm kết hôn 11
2. Đăng ký kết hôn 16
2.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn 16
2.2. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn 17
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 18
1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng 18
1.1. Nghĩa vụ yêu thương, chung thuỷ giữa vợ và chồng 18
1.2. Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ về mọi mặt giữa vợ và chồng 19
2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng 21
2.1. Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 21
2.2. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng 26
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA MẸ VÀ CON VÀ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH 27
1. Xác định cha, mẹ, con 27
1.1. Xác định cha, mẹ cho con trong giá thú (trong hôn nhân) 27
1.2. Xác định cha cho con ngoài giá thú 28
2. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ và con 30
2.1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ 30
2.2. Quyền và nghĩa vụ của con 32
3. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ và con 33
3.1. Con có quyền có tài sản riêng 33
3.2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản do con chưa thành niên gây ra 34
3.3. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con 34
3.4. Quyền được thừa kế tài sản giữa cha mẹ và con 35
4. Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình 35
4.1. Quan hệ giữa anh, chị, em ruột 36
4.2. Quan hệ giữa ông bà và cháu 37
4.3. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình 38
V. NUÔI CON NUÔI 38
1. Ý nghĩa và mục đích của việc nuôi con nuôi 38
2. Điều kiện để một người có thể được nhận làm con nuôi 38
3. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi (làm cha, mẹ nuôi) 39
4. Đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 39
5. Chấm dứt việc nuôi con nuôi 40
VI. LY HÔN 42
1. Định nghĩa ly hôn và căn cứ ly hôn 42
1.1. Ly hôn là gì? 42
1.2. Căn cứ ly hôn 42
2. Ai có quyền yêu cầu ly hôn và ai có quyền giải quyết ly hôn 44
2.1. Quyền yêu cầu ly hôn chỉ thuộc về vợ, chồng 44
2.2. Quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân 44
3. Hậu quả của ly hôn đối với quan hệ giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con 45
3.1. Quan hệ giữa vợ và chồng 45
3.2. Quan hệ giữa cha mẹ và con 50
TÌM HIỂU LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Có
thể hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình với các ý nghĩa khác nhau:
Là một môn học; là một văn bản pháp luật cụ thể và là một ngành luật.
Với
ý nghĩa là một môn học, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống
những khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về
pháp luật hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật
hôn nhân và gia đình.
Với
ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam là đạo luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân
và gia đình. Ví dụ, Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Luật Hôn nhân và gia
đình 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và 2014.
Với
ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh riêng, là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
hoặc thể chế hoá nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao
gồm các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con, và giữa những thành viên trong gia đình.
Đối
tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; cụ thể là các quan hệ về
nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ
và các con và giữa những người thân thích ruột thịt khác. Như vậy, đối
tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là quan hệ về nhân thân
và về tài sản phát sinh giữa các thành viên trong gia đình.
-
Quan hệ nhân thân là những lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm phát
sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích
ruột thịt khác. Quan hệ nhân thân tự nó không mang nội dung kinh tế.
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích nhân thân mà mỗi bên
vợ chồng được hưởng khi họ xác lập quan hệ hôn nhân với nhau như: Tình
yêu thương, sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, quyền được nhập quốc
tịch theo quốc tịch của vợ hoặc chồng, quyền về nơi cư trú... Quan hệ
nhân thân giữa cha mẹ và con là: Tình yêu thương của cha mẹ đối với con,
tình yêu và lòng kính trọng của con đối với cha mẹ, quyền của con là
được mang họ của cha hoặc mẹ, quyền của con trong việc được xác định dân
tộc hoặc quốc tịch theo dân tộc hoặc quốc tịch của cha hoặc của mẹ...
-
Quan hệ tài sản là những lợi ích về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng,
giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác. Quan
hệ tài sản luôn mang nội dung kinh tế, là tiền bạc, tài sản... Đó là
quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông
bà và cháu, giữa vợ và chồng, giữa các thành viên khác trong gia đình;
là các quan hệ về sở hữu tài sản giữa vợ và chồng...
-
Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định
trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Điều đó có nghĩa là khi các cá
nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì giữa họ
phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân. Vì có mối quan hệ về nhân
thân nên giữa họ mới phát sinh quan hệ về tài sản. Ví dụ: Hai người nam,
nữ do có quan hệ vợ chồng với nhau nên họ có nghĩa vụ chăm sóc nhau nếu
một trong hai người ốm đau bệnh tật, không có khả năng lao động....Download tại đây
Nhận xét
Đăng nhận xét