SỨC MẠNH CỦA TĨNH LẶNG
Stillness Speaks
Sức
mạnh của Tĩnh Lặng là tác phẩm tâm linh rất ngắn gọn nhưng sâu sắc của
Eckhart Tolle, tác giả được The New York Times bình chọn là một cuốn
sách hữu ích và thiết thực cho những ai muốn tiếp xúc với bản chất sâu
lắng, trong sang và chân thật trong con người. Được Nhà xuất bản Tổng
Hợp TP. Hồ Chí Minh 2009 do Nguyễn Văn Hạnh dịch và chú giải.
Stillness
Speaks - Cuốn sách có thể giúp bạn vun bồi sự vững chãi, khả năng trầm
lắng ở tâm hồn dù bên ngoài đang xảy ra những biến động gì đi nữa. Sức
mạnh của Tĩnh Lặng có thể giúp bạn vượt qua những tình huống thử thách
trong đời sống cá nhân và tiếp xúc được với một chiều không gian yên
tĩnh và an bình ở bên trong. Cuốn sách sẽ giúp cho bạn khả năng nghe sự
tĩnh lặng ở trong bạn để có thể tìm ra lời giải cho những câu hỏi lớn mà
bạn từng thao thức. Sức mạnh của Tĩnh Lặng có thể giúp bạn rũ bỏ hết
những khó khăn, hiểu lầm, vun bồi lại những quan hệ thân thiết trong đời
mình, vượt lên trên những thói quen xưa cũ, những cách hành xử tiêu
cực, thay đổi quan hệ của bạn với mọi người và với cuộc đời.
ECKHART TOLLE
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
VỀ TÁC GIẢ ECKHART TOLLE 3
LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ 5
Chương I SỰ YÊN TĨNH VÀ IM LẮNG 9
Chương II VƯỢT LÊN TRÊN CĂN BỆNH HAY SUY TƯ CỦA BẠN 17
Chương III BẢN NGÃ 31
Chương IV PHÚT GIÂY HIỆN TẠI 43
Chương V BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA BẠN 53
Chương VI CHẤP NHẬN VÀ XUÔI THUẬN 63
Chương VII THIÊN NHIÊN 75
Chương VIII QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VÀ NGƯỜI 85
Chương IX CÁI CHẾT VÀ SỰ SỐNG BẤT DIỆT 101
Chương X KHỔ ĐAU VÀ GIẢI THOÁT 113
LỜI GIỚI THIỆU
Tôi
rất thích tựa sách “STILLNESS SPEAKS” mà Eckhart Tolle đặt cho tác phẩm
thứ hai này của ông. Nhưng phải mất một thời gian khá lâu tôi mới tìm
ra được một cụm từ thích đáng – “Sức Mạnh của Tĩnh Lặng” – để dùng làm
tựa tiếng Việt cho cuốn sách này. Hay nói đúng hơn, là tựa sách đã đến
từ một nơi rất Tĩnh Lặng ở bên trong mà chắc chắn không phải bằng suy tư
của tôi.
Lúc
đọc xong chương đầu tiên, tôi cảm thấy như vừa được đọc một bài kinh
văn thâm diệu và linh cảm được năng lực chuyển hóa kỳ diệu của cuốn
sách. Qua cuốn Sức Mạnh của Tĩnh Lặng, Eckhart Tolle giúp chúng ta tìm
lại được bản chất sâu lắng, trong sáng và chân thật của mình. Dù cho có
những biến động đang xảy ra chung quanh, hay những tình huống thử thách
trong đời sống cá nhân hiện nay của chúng ta như thế nào đi nữa, chúng
ta vẫn luôn có khả năng tiếp xúc được với một chiều không gian yên tĩnh,
và sâu lắng ở bên trong.
Phẩm
chất đời sống của chúng ta tùy thuộc vào phẩm chất của những quan hệ
trong đời mình. Tùy thuộc vào quan hệ của bạn với gia đình và những
người thân. Tùy thuộc vào quan hệ của bạn với người bạn đời. Tùy thuộc
vào quan hệ của bạn với đời sống. Nói một cách khác, bạn có một quan hệ
tốt đẹp với mọi người và với cuộc đời? Do đó, Sức Mạnh của Tĩnh Lặng sẽ
giúp bạn khả năng rũ bỏ những thói quen xưa cũ, tiêu cực; giúp bạn thay
đổi cách sống, cách suy nghĩ và cư xử với bạn bè cùng những người thân
trong gia đình một cách tốt đẹp hơn. Không những thế, Sức Mạnh của Tĩnh
Lặng còn giúp bạn nhìn sâu vào những câu hỏi lớn hơn:
- Tôi là ai? Ý nghĩa của Đời sống là gì?
- Tại sao tôi có mặt trên cuộc đời này?
- Mục đích tối hậu của đời sống là gì?
Tất
cả những câu hỏi đó, dù lớn, dù nhỏ, đều rất quan trọng đối với chúng
ta. Và một khi bạn đã hỏi thì sẽ luôn được Im Lắng trả lời, khi bạn đã
sẵn sàng lắng nghe. Chỉ cần giữ cho lòng mình trong lắng. Khi có mặt,
bạn có thể nghe những hồi âm, lời giải đáp đến với bạn qua tiếng gió,
tiếng mưa, tiếng thì thầm của biển cả… Chỉ cần bạn biết lắng nghe. Hãy
sống và thực hành những gì mà Im Lắng đã nhắc nhủ cho ta.
NGUYỄN VĂN HẠNH
VỀ TÁC GIẢ ECKHART TOLLE ckhart
Tolle
sinh năm 1948 ở Đức. Sau khi tốt nghiệp Đại học Luân Đôn, ông trở thành
một nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge. Năm hai mươi chín tuổi, một
sự chuyển hóa tâm linh sâu sắc đã làm thay đổi hoàn toàn những gì ông
từng nghĩ về chính mình và hướng đi của đời ông. Từ đó ông đã dành hết
tâm sức để tìm hiểu, vận dụng và đào sâu thêm vào sự chuyển hóa này,
đánh dấu một bước khởi đầu cho hành trình kiên trì đi vào nội tâm.
Điều
đặc biệt là Eckhart Tolle đã không nhấn mạnh đến một truyền thống hay
tôn giáo nào. Trong những bài thuyết giảng trên khắp thế giới, ông chỉ
muốn truyền đạt một thông điệp rất giản dị, nhưng sâu sắc, và bất tử của
các bậc giác ngộ từ xa xưa rằng: Có một con đường thoát khổ và một
phương pháp thực tập để tìm lại được niềm an lạc có sẵn trong mỗi người.
Ông
cư ngụ tại Vancouver, Canada từ năm 1996 đến nay. Độc giả quan tâm có
thể tìm hiểu thêm về Eckhart Tolle! Một bậc thầy tâm linh chân chính
không có bất cứ điều gì để dạy cho học trò của mình – theo cách hiểu
thông thường của từ này; không có gì để trao truyền, như thêm cho bạn
một dữ liệu mới, một tín điều, hay một cách cư xử… nào đó.
Nhiệm
vụ duy nhất của một bậc thầy tâm linh chân chính chỉ là giúp cho bạn
cảm thấy rằng đã đến lúc mình có thể vứt hết đi những gì đang ngăn cách
bạn với bản chất của bạn – những gì chân thật mà bạn vẫn luôn biết về
chính mình, trong tận đáy chiều sâu của sự Hiện Hữu của bạn. Một bậc
thầy chân chính có mặt chỉ để làm hiển lộ một chiều không gian sâu lắng,
có sẵn ở trong bạn. Chiều không gian sâu thẳm đó cũng chính là niềm an
bình nội tại luôn có mặt ở trong bạn.
Khi
bạn tìm tới một vị thầy tâm linh – hay với cuốn sách này – với mục đích
chỉ để tìm một sự kích thích trong suy tư, lý thuyết, để bổ sung thêm
một số tín điều mà bạn đã có sẵn, hay chỉ để có thêm tiêu đề cho những
cuộc phiếm đàm vô bổ về mặt kiến thức,… thì có lẽ bạn sẽ thất vọng ngay.
Nói một cách khác, nếu bạn chỉ muốn tìm thêm đề tài để suy tư, bạn sẽ
không tìm được điều gì hữu ích trong cuốn sách này, và chắc chắn bạn sẽ
đánh mất cái tinh túy của những giáo lý được đề cập ở đây, đánh mất tinh
hoa của cuốn sách – những thứ không nằm trong giới hạn của ngôn từ mà
tôi đang sử dụng. Những tinh hoa ấy vốn đang có mặt ở trong bạn. Đây là
điều mà bạn cần ghi nhớ, và cảm nhận, khi bạn đọc những dòng chữ này.
Ngôn từ chỉ là những tấm bảng chỉ đường, không hơn không kém. Còn những
gì cần được chỉ ra, bạn sẽ không thể tìm thấy trong thế giới của suy tư
mà chỉ tìm được trong một chiều không gian sâu lắng bên trong bạn, ở một
mức độ sâu sắc và chắc chắn là rộng lớn hơn chiều không gian cạn cợt
của những suy tư.
Sự
yên tĩnh rất sống động, và sung mãn là đặc tính của chiều không gian
này, do đó khi nào bạn đang cảm thấy một sự yên tĩnh dâng tràn lên ở nội
tâm lúc đọc những dòng chữ trong cuốn sách này, thì đó là lúc hiệu năng
của cuốn sách đang tác động lên bạn và đang thỏa mãn chức năng của nó –
như một vị thầy tâm linh: Cuốn sách này đang nhắc bạn nhớ lại bản chất
chân thật của mình và đang soi đường cho bạn trở về với nguồn cội của
mình. Đây không phải là một cuốn sách mà bạn có thể đọc ngấu nghiến một
mạch từ đầu đến cuối, rồi cất lên kệ sách… cho bụi đóng.
Hãy
sống với nó. Nhiều độc giả có thể cảm nhận một cách tự nhiên trong khi
đang đọc, là khi nào họ nên ngừng lại, đặt cuốn sách xuống sau mỗi đoạn
văn, thở và lắng yên để chiêm nghiệm những gì họ vừa đọc. Thói quen dừng
lại ở mỗi đoạn văn là một điều rất hữu ích và quan trọng cho bạn, tốt
hơn là cố tiếp tục đọc cho qua, cho xong. Hãy cho phép những gì tôi nêu
lên trong cuốn sách được thấm vào bạn, giúp bạn tỉnh thức để bước ra
khỏi thói quen suy nghĩ, tư duy lâu ngày, đã thành những rãnh mòn ở
trong bạn.
Hình
thức của cuốn sách này có thể xem như là một sự phục hưng, trong thời
hiện đại, của một thể loại dùng để ghi chép những giáo lý cổ điển: Đó là
lối viết ngắn gọn như kinh văn (sutra) thời xưa ở Ấn Độ. Kinh văn là
những bảng chỉ đường đầy năng lực về chân lý qua một thể văn ngắn gọn
như là thể văn viết trong cách ngôn, hoặc như một câu văn ngắn, với rất
ít lời giải thích. Kinh Vệ Đà (Vedas) và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) là
hai bộ sách sớm nhất về giáo lý thiêng liêng của Ấn Độ giáo được ghi
theo lối kinh văn, tương tự những kinh văn ghi lại lời dạy của Đức Phật
sau này. Những lời giáo huấn và những câu chuyện dụ ngôn của Chúa Jesus
cũng thế – khi ta lấy những lời dạy của Ngài ra khỏi lối văn kể chuyện,
những lời dạy đó cũng có thể được xem là những kinh văn. Tương tự, thể
loại kinh văn đã được Lão Tử dùng để ghi lại những giáo lý thâm thúy
chứa đựng ở trong Đạo Đức Kinh. Ưu điểm của kinh văn là sự ngắn gọn,
nhưng súc tích. Vì nó cố ý không khơi dậy thói quen suy tư
không-có-chủ-đích của trí năng ta những khi không cần thiết.
Nhưng
những gì kinh văn không nhắc đến – nhưng đã chỉ thẳng ra – còn quan
trọng hơn là những gì kinh văn đề cập đến. Tính chất gần với kinh văn
của những gì được viết trong cuốn sách này được ghi rõ ở Chương 1 (“Sự
Yên Tĩnh và Im Lắng”) chỉ bao gồm những đoạn văn rất ngắn. Chương này
chứa đựng tất cả tinh hoa của cả cuốn sách, và đây có thể là điều duy
nhất mà một số độc giả nào đó cần đến. Còn những chương khác là để cho
những ai còn cần thêm một số những bảng chỉ đường khác.
Cũng
như những kinh văn cổ điển, những gì được viết ra trong cuốn sách này
là những gì rất thiêng liêng vì đã đến từ một trạng thái tâm thức rất
yên lắng. Tuy nhiên, điều khác biệt ở đây là, những điều được viết ra
đây không thuộc về một tôn giáo nào hoặc truyền thống tâm linh chuyên
biệt nào cả, nhưng nó có khả năng đáp ứng được nhu cầu tâm linh của rất
nhiều người. Đồng thời những điều tôi viết ra đây như là một tiếng
chuông gióng lên để cảnh giác tình trạng khẩn cấp về tâm linh của con
người trong hoàn cảnh hiện nay. Vì sự chuyển hóa của tâm thức nhân loại
không còn là một thứ xa xỉ, chỉ dành riêng cho một thiểu số: sự tỉnh
thức ấy hiện đang là một nhu cầu thiết yếu của loài người, nếu nhân loại
muốn tránh khỏi họa diệt vong. Trong giai đoạn hiện tại đang có sự gia
tăng tốc độ tha hóa của thứ tâm thức lạc hậu, cũ kỹ, đồng thời sự hé mầm
của loại tâm thức mới cũng được tăng tốc. Việc gia tăng tốc độ của cả
hai dẫn tới nghịch lý là một mặt, có nhiều chuyện đang trở nên tồi tệ
nhưng đồng thời những thứ khác thì đang có chiều hướng tốt đẹp hơn.
Nhưng dĩ nhiên điều xấu thì luôn có vẻ hiển nhiên hơn vì chúng ta thường
có khuynh hướng hay làm ầm ĩ lên khi nói về những điều xấu.
Cuốn
sách này, lẽ đương nhiên, cần sử dụng ngôn từ mà khi đọc lên sẽ tạo
thành những ý tưởng ở trong đầu bạn. Nhưng những ý tưởng đó không phải
là những ý tưởng bình thường – lặp đi lặp lại, ồn ào, chỉ nghĩ đến riêng
mình, hoặc là những ý tưởng chỉ để đòi hỏi sự chú ý của người khác. Như
những vị thầy tâm linh chân chính, cũng như những kinh văn cổ, những ý
tưởng trong cuốn sách này sẽ không nói “hãy chỉ chú ý đến tôi”, mà nó sẽ
nói “hãy vượt lên trên những gì tôi đang nói đến”. Vì những ý tưởng này
đã đến từ một nơi rất yên tĩnh, nên chúng có rất nhiều năng lực – năng
lực để đem bạn trở về một nơi chốn im lắng, chỗ mà những ý tưởng ấy đã
phát sinh ra. Sự im lắng ấy cũng chính là sự an bình ở nội tâm, và là
bản chất chân thật của chính bạn. Sự im lắng nội tại ấy sẽ là nhân tố để
chuyển hóa thế giới này.
CHƯƠNG I SỰ YÊN TĨNH VÀ IM LẮNG SỨC MẠNH CỦA TĨNH LẶNG
Khi
bạn đánh mất liên lạc với sự im lắng ở nội tâm, bạn sẽ đánh mất liên
lạc với chính mình. Khi bạn đánh mất liên lạc với chính mình, bạn sẽ tự
đánh mất mình trong thế giới của hình tướng [1] Cảm nhận nội tại về chính tự thân mình, tức bản chất chân thực của bạn là gì, bản chất ấy không thể tách rời khỏi sự im lắng [2] Đây chính là cái Chân Ngã [3] sâu kín của bạn vượt lên trên Tên Gọi và Hình Tướng[4]
§
Sự im lắng chính là bản chất chân thực của bạn. Vậy sự im lắng là gì?
Đó chính là không gian ở trong bạn, là khả năng nhận thức từ đó những
chữ trên trang giấy này được tạo thành khái niệm và trở thành những ý
nghĩ ở trong đầu bạn. Nếu không có khả năng nhận biết đó, sẽ không có
khái niệm, không có ý tưởng, không có thế giới. Bạn chính là khả năng
nhận biết đó được che giấu dưới hình dáng của một con người.
§
Tương đương với tiếng động ồn ào ở bên ngoài là sự ồn ào của những suy
tưởng bên trong. Tương đương với sự im lặng ở bên ngoài là sự im lắng ở
nội tâm. Khi nào có sự yên tĩnh ở chung quanh – bạn hãy lắng yên để nghe
sự yên tĩnh đó. Tức là chỉ để ý, chú tâm đến sự yên tĩnh đó. Lắng nghe
sự yên tĩnh như thế sẽ làm thức dậy một chiều không gian im lắng ở trong
bạn, vì chỉ qua sự im lắng thì bạn mới có thể nhận ra sự yên tĩnh. Bạn
sẽ nhận ra rằng giây phút bạn lưu ý đến sự yên lặng ở chung quanh, bạn
không hề suy nghĩ. Bạn chỉ nhận biết, nhưng không hề suy tư.
§
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh
giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra
khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng, của nhân loại, một thói
quen đã bị thâm nhiễm trong hàng ngàn năm qua.
§
Hãy nhìn một thân cây, hay một bông hoa. Hãy để cho nhận thức của bạn
đậu lên trên vật thể đó – như một cánh bướm. Bông hoa ấy tĩnh lặng biết
bao nhiêu! Thân cây và bông hoa đang cắm rễ trong trạng thái an nhiên tự
tại biết bao nhiêu. Hãy để thiên nhiên dạy cho ta thế nào là tĩnh lặng.
§
Khi bạn nhìn vào một thân cây và nhận ra sự tĩnh lặng của thân cây đó,
chính bạn cũng trở thành sự tĩnh lặng. Bạn tiếp xúc với thân cây ở một
mức độ rất sâu. Bạn sẽ cảm thấy đồng nhất với những gì bạn đang cảm nhận
qua sự tĩnh lặng. Cảm nhận sự đồng nhất giữa mình với mọi vật đó chính
là Lòng Xót Thương – một tình thương chân chính.
§
Sự im lặng rất hữu ích. Nhưng bạn không cần phải có sự im lặng thì mới
giúp bạn tìm ra sự tĩnh lặng. Ngay cả những khi có tiếng ồn, bạn vẫn có
thể nhận ra đang có sự tĩnh lặng bên dưới những ồn ào, nhận ra khoảng
không gian từ đó tiếng động được phát sinh. Đó chính là không gian bên
trong của nhận thức thuần khiết, đó cũng chính là Tâm[5].
§ Bạn chợt nhận ra rằng có một sự nhận biết như là một cái nền nằm sau tất cả những nhận thức của các giác quan, tất cả những
§
Bất kỳ một tiếng ồn đáng ghét nào cũng đều hữu ích như sự lặng yên. Làm
cách nào? Bằng cách buông bỏ sự chống đối trong nội tâm về tiếng ồn,
bằng cách cho phép tiếng ồn ấy được như nó đang là. Sự chấp nhận này
cũng giúp bạn đi vào cõi an bình ở nội tâm, tức là sự tĩnh lặng.
§
Bất kỳ khi nào bạn chấp nhận một cách sâu sắc mỗi giây phút như bản
chất của nó – bất kể hình thức phút giây ấy đang biểu hiện là gì – bạn
sẽ có được trạng thái lặng yên, bạn có được sự an tịnh. Hãy chú tâm đến
khoảng trống – khoảng trống giữa hai ý tưởng, khoảng không ngắn ngủi
giữa những chữ trong một câu chuyện, giữa những nốt nhạc của tiếng dương
cầm, hoặc khoảng trống giữa hơi thở vào và hơi thở ra của bạn.
Khi
bạn chú tâm đến những khoảng trống đó, nhận thức về một cái gì đó, lúc
ấy chỉ còn là nhận thức thuần khiết. Chiều không gian không có hình thể
ấy của nhận thức thuần khiết được phát sinh từ bên trong bạn, thay thế
cho thói quen của bạn thích tự đồng hóa mình[6] với những biểu hiện bên ngoài của hình tướng.
§
Như thế sự tĩnh lặng có phải là sự vắng mặt của tiếng ồn và những tình
huống không? Không, sự tĩnh lặng chính là tự thân của sự thông thái – là
Tâm nằm ở bên dưới, từ đó mọi thứ hữu hình được phát sinh. Và làm sao
cái Đó có thể tách rời với bản chất chân thực của bạn? Những biểu hiện
tạm bợ của hình tướng liên hệ đến bạn , mà bạn nghĩ chính là bạn, được
phát sinh và nuôi dưỡng bởi cái Đó, bởi Tâm. Cái Đó cũng là tinh chất
của tất cả những thiên hà và mỗi ngọn cỏ; của tất cả những bông hoa, cây
cối, chim chóc và tất cả mọi vật thể khác.
§
Sự tĩnh lặng là vật thể duy nhất trên cõi đời này không mang một hình
tướng. Nhưng thực ra, sự tĩnh lặng đâu phải là một vật thể, và nó cũng
không thuộc về thế giới này. § lại ở chỗ “Ồ có một cảm giác bất hạnh
đang có mặt ở trong lòng tôi”, mà chúng ta nhanh chóng đồng hóa mình với
cảm giác bất hạnh ấy và tự kết luận rằng “Tôi là một kẻ bất hạnh” hay
tệ hơn nữa, “Tôi chính là sự bất hạnh của cuộc đời”.
Mọi
thứ hữu hình: Là tất cả những gì trong đời sống, trong vũ trụ mà ta có
thể sờ mó, nhìn thấy, cảm nhận hoặc có thể tạo thành một khái niệm ở
trong ta. Tất cả đều là biểu hiện của Tâm. Nói một cách khác, Tâm là nơi
muôn vật, mọi thứ hữu hình được tạo ra, được sinh ra. Những biểu hiện
tạm bợ của hình tướng liên hệ đến bạn: Ví dụ cơ thể, tuổi tác, cảm xúc, ý
nghĩ, hành động, nghề nghiệp, tài sản… mà ta thường lầm tưởng là bản
chất của mình. Đây chỉ là biểu hiện của cái Tâm vô hình, vô tướng, bản
chất chân thật của bạn. Khi bạn nhìn vào một thân cây hay một con người,
từ sự tĩnh lặng ở trong bạn, thì ai đang nhìn vậy? Có một cái gì đó,
sâu hơn là con người của bạn, đang nhìn. Đó là Tâm đang nhìn vào cái vật
mà chính Tâm đã sáng tạo ra.
Kinh
Thánh có câu: “Thượng Đế đã sáng tạo ra thế giới và Ngài đã cảm thấy
rất hài lòng với những thứ mà Ngài đã tạo dựng nên”. Đó cũng là cảm giác
hài lòng mà bạn cảm thấy khi ngắm nhìn một thân cây, hay một con người,
từ sự tĩnh lặng, không vướng bận chút suy tư. § Bạn có cần thêm kiến
thức? Nếu có thêm nhiều thông tin hơn, hay những chiếc máy điện toán có
khả năng xử lý dữ liệu với tốc độ nhanh hơn, hay có thêm những phân tích
khoa học hoặc tư duy gì đấy,… liệu chúng ta có cứu được thế giới khỏi
tình trạng nguy ngập hiện nay không? Có phải lúc này, điều chúng ta cần
nhất, chính là sự thông tuệ?
Nhưng
sự thông tuệ là gì và ta có thể tìm ở đâu? Sự thông tuệ chỉ có được qua
khả năng giữ cho lòng mình được lắng yên. Chỉ cần tập nhìn và lắng
nghe. Bạn không cần gì thêm cả. Hãy tĩnh lặng, nhìn và lắng nghe sẽ làm
phát sinh một sự thông thái, không-phải-bằng-suy-tư, ở trong bạn. Hãy để
cho sự tĩnh lặng hướng dẫn tất cả những lời nói và việc làm của bạn.
CHƯƠNG II VƯỢT LÊN TRÊN CĂN BỆNH HAY SUY TƯ CỦA BẠN SỨC MẠNH CỦA TĨNH LẶNG VƯỢT LÊN TRÊN CĂN BỆNH HAY SUY TƯ CỦA BẠN
Căn bệnh trầm kha nhất của con người là: hay bị cuốn hút vào trong những suy tư, lo sợ vẩn vơ ở trong mình.
§
Đa số chúng ta hoang phí cuộc đời mình trong ngục tù của những suy
tưởng không-có-chủ-đích, hay những lo sợ triền miên. Chúng ta chưa từng
bao giờ vượt lên trên một cảm nhận hạn hẹp về tự thân – được tạo nên bởi
thói quen suy tư ở trong ta và thường bị trói buộc bởi quá khứ. Ở trong
bạn, cũng như trong mỗi con người, có một chiều không gian, chiều tâm
thức sâu lắng hơn là những suy tư không-chủ- đích (trên bề mặt của tâm
thức bạn). Đó cũng là tính chất của chính bạn. Chúng ta có thể gọi tên
chiều tâm thức đó: Hiện Hữu, sự có mặt, sự nhận biết, hay thứ Tâm thức
khoáng đạt, trong sáng, chưa-bị-trói-buộc . Trong những truyền thống tâm
linh cổ điển, cái đó được gọi là Bản chất Thượng Đế hay Phật Tánh(12) ở
trong mỗi người.
Tìm
ra được chiều không gian đó sẽ giải thoát bạn, và đời sống của bạn,
khỏi những khổ đau mà bạn đã gây ra cho chính mình Cảm nhận hạn hẹp về
tự thân: Tức là thói quen rất bó buộc, chỉ nghĩ đến chính mình mà không
nghĩ đến người khác. Đây là một ngục tù mà trí năng của bạn tự tạo ra
cho chính mình.
Tâm thức chưa-bị-trói-buộc: Là khả năng nhận thức nguyên sơ, rộng lớn, khoáng đạt ở trong mình.
Bản
chất Thượng Đế: Theo Thiên Chúa giáo, mỗi con người đã được Thượng Đế
tạo ra theo khuôn mẫu thánh thiện, hoàn hảo, đẹp đẽ của chính Ngài. Đó
là bản chất Thượng Đế ở trong mỗi con người. Phật Tánh: Tương tự như
quan niệm Thiên Chúa giáo, theo Phật giáo, Phật Tánh là sự thuần khiết,
thánh thiện, trong sáng không hề bị hoen ố, có sẵn ở trong mỗi con
người.
............... Mời Bạn Download sức mạnh của sự tĩnh lặng tại dưới đây: Hoàn toàn miễn phí cho Pdf, Chm và dạng Lit, Epub, Mobi là có phí rẻ.
[1]
Tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng: Vì không còn biết bản
chất chân thật của mình, chúng ta thường tự đánh mất mình trong thế giới
của hình tướng tức là những được, mất, hơn, thua, những đấu tranh,
giành giật với nhau trong đời sống, trong những thói quen nghiện ngập,…
để lấp đầy sự trống vắng, khổ đau của một con người đã đánh mất gốc rễ,
cội nguồn
[2] Sự im lắng: Là sự tĩnh lặng, không có hình tướng nhưng tràn đầy ý thức ở trong bạn. Đó cũng chính là bản chất chân thực của bạn
[3]
Chân Ngã: Chân Ngã tức là bản chất chân thực, bất hoại, vĩnh cửu của
mình. Chúng ta thường nhầm lẫn chân ngã của mình với những biểu hiện tạm
bợ của hình tướng như: tên họ, địa vị, nghề nghiệp, danh tiếng, tài
sản,… với bản chất chân chính của mình
[4]
Tên Gọi và Hình Tướng: Những quy ước, tên gọi của chúng ta về những
biểu hiện tạm bợ của đời sống. Ví dụ, tiền là những mảnh giấy hay kim
loại mà chúng ta trao đổi với nhau khi mua bán. Lễ cưới là một buổi tiệc
để chính thức công bố quan hệ luyến ái giữa hai người… Dĩ nhiên, Tên
Gọi và Hình Tướng chỉ là danh từ, khái niệm mà chúng ta dùng để mô tả
một thực tại sinh động, mà đã là danh từ và khái niệm… thì nó không thể
nắm bắt được chân lý, nắm bắt được thực tại sinh động, liên tục chuyển
biến trong từng phút, từng giây.
[5]
Tâm: Tức là cái Biết linh hoạt và sống động nhưng vô hình tướng ở trong
ta. Đó chính là bản chất chân thực của mình. suy tư. Nhận ra sự nhận
biết đó là sự phát sinh của sự tĩnh lặng ở nội tâm.
[6]
Thói quen thích tự đồng hóa mình: Thói quen cho rằng mình chỉ là một
cảm xúc, ý tưởng, hay cảm giác nghiện ngập một cái gì đó ở trong mình.
Ví dụ khi có một cảm giác khổ sở, bất hạnh đang phát sinh ở trong lòng,
ta không dừng
Nhận xét
Đăng nhận xét