Chuyển đến nội dung chính

VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

SỔ TAY PHÁP LUẬT

VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


 (Dành cho mọi người – Phổ biến pháp luật)

MỤC LỤC 
PHẦN I. LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM    5

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM    5
1. Khái niệm    5
2. Nhiệm vụ    6
3. Những nguyên tắc cơ bản    7
4. Một số vấn đề về chính sách hình sự    9
4.1. Cơ sở trách nhiệm hình sự    9
4.2. Nguyên tắc xử lý hình sự    11
4.3. Miễn trách nhiệm hình sự; miễn, giảm hình phạt    11
4.4. Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội    14
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI PHẠM    15
1. Khái quát về tội phạm    15
1.1. Khái niệm tội phạm    15
1.2. Phân loại tội phạm    17
2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự    18
3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự    18
4. Các giai đoạn thực hiện tội phạm    20
4.1. Chuẩn bị phạm tội    20
4.2. Phạm tội chưa đạt    20
4.3. Phạm tội đã hoàn thành    21
5. Vấn đề đồng phạm    22
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÌNH PHẠT    23
1. Khái niệm, mục đích    23
1.1. Khái niệm    23
1.2. Mục đích    24
2. Hệ thống hình phạt    25
2.1. Hệ thống hình phạt chung    25
2.2. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội    29
3. Vấn đề quyết định hình phạt    30
3.1. Căn cứ quyết định hình phạt    30
3.2. Quyết định hình phạt trong một số trường hợp    34
4. Vấn đề án treo, xoá án tích    36

PHẦN II. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM    39

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM    39
1. Khái niệm Luật tố tụng hình sự    39
2. Nhiệm vụ của Luật tố tụng hình sự    39
II. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM    41
1. Khởi tố, điều tra    41
1.1. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự    41
1.2. Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra    42
1.3. Khái quát về thẩm quyền điều tra    43
1.4. Một số nội dung cơ bản về thủ tục điều tra    45
2. Kiểm sát điều tra, truy tố    46
2.1. Khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra    46
2.2. Khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra    47
2.3. Khái quát về hoạt động truy tố của Viện kiểm sát    48
3. Xét xử    49
3.1. Khái quát về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của các Tòa án    49
3.2. Khái quát về thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm của Tòa án    50
3.3. Một số nội dung cơ bản về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự    52
3.4. Một số nội dung cơ bản về thủ tục phúc thẩm    56
3.5. Một số nội dung cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm    58
4. Thi hành án hình sự    63
4.1. Khái quát về các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án hình sự    63
4.2. Một số nội dung cơ bản về thủ tục thi hành án hình sự    64
5. Khái quát về việc bắt, tạm giữ, tạm giam người; kê biên tài sản    65
5.1. Căn cứ áp dụng    65
5.2. Thẩm quyền áp dụng    66
5.3. Thời hạn tạm giữ, tạm giam    68
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÀO CHỮA    72
1. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo    72
2. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa    73
3. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa    73

PHẦN I. LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1. Khái niệm

Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội, trật tự xã hội, Nhà nước dùng nhiều biện pháp khác nhau vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của các vi phạm pháp luật mà nhà nước lựa chọn sử dụng các chế tài thích hợp như: Dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự... mà trong đó chế tài hình sự là nghiêm khắc nhất nhằm xử lý bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm nghiêm trọng các lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân.
Như vậy, Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước ta, bao gồm hệ thống các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó xác định rõ những hành vi vi phạm nào là tội phạm, đồng thời, quy định hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể. Trong hệ thống pháp luật của nước ta chỉ có Bộ luật hình sự do Quốc hội ban hành mới quy định về tội phạm và về hình phạt. Ngoài Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thì không có cơ quan nào khác có quyền quy định về tội phạm và về hình phạt. Hệ thống các quy định của luật hình sự được chia làm hai phần:
- Phần chung: Bao gồm các quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ của Luật hình sự, về những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt.
- Phần các tội phạm: Bao gồm các quy định xác định các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể, loại hình phạt và mức hình phạt áp dụng đối với từng tội phạm đó.
Phần chung và Phần các tội phạm của Luật hình sự có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau tạo nên sự hoàn chỉnh của Luật hình sự. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi tội phạm được quy định ở Phần các tội phạm cần phải tuân thủ những quy định của Phần chung. Mặt khác, Phần chung muốn phát huy tác dụng khi áp dụng vào thực tiễn của công tác đấu tranh chống tội phạm phải dựa vào các quy định ở Phần các tội phạm.

2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chung của Luật hình sự là bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (sau đây viết tắt là XHCN). Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của Luật hình sự là "bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm".

Như vậy, nhiệm vụ đầu tiên của Luật hình sự trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ các lợi ích này, Luật hình sự quy định và mô tả hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, quy định loại và mức hình phạt cụ thể đối với từng tội phạm để dựa vào đó các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án được chính xác, công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Nhiệm vụ tiếp theo của Luật hình sự là giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm được thể hiện ở chỗ các quy định của Luật hình sự giúp cho mọi người biết được hành vi nào là tội phạm để tự điều chỉnh hành vi của mình, tránh những hành vi bị cấm hoặc tự thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải làm ... Thực chất, nhiệm vụ giáo dục của Luật hình sự là nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm nói chung. Từ nhiệm vụ "bảo vệ" và nhiệm vụ "giáo dục" của Luật hình sự chúng ta thấy nổi lên nhiệm vụ chính của Luật hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm... Download tài liệu 

http://ambn.vn/product/14243/van-de-co-ban-ve-luat-hinh-su-va-luat-to-tung-hinh-su-viet-nam.html
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể