Chuyển đến nội dung chính

tài liệu thống kê học cho người quản lý hành chính

tài liệu thống kê học cho người quản lý hành chính




MỤC LỤC
BÀI 1 NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ XÃ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ    2
I. Khái niệm, đối tượng thống kê và nhiệm vụ của thống kê xã    2
1.Khái niệm và đối tượng thống kê.    2
2. Hệ thống tổ chức thống kê ở Việt Nam hiện nay.    3
3. Nhiệm vụ chủ yếu của thống kê xã.    5
II. Phương pháp thống kê    6
1. Quá trình nghiên cứu thống kê    6
2. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu thống kê.    10
3. Phương pháp trình bày số iệu thống kê.    24
BÀI 2 NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ Xà   28
I. Chỉ tiêu báo cáo thống kê xã    28
1. Chỉ tiêu thống kê xã    28
2. Nội dung một số chỉ tiêu thống kê xã    33
01. ĐẤT ĐAI VÀ DÂN SỐ    33
0.2. KINH TẾ    44
3. Phân tổ chủ yếu    56
4. Kỳ công bố    56
0.3. XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG    56
Giới thiệu phiếu thu thập thông tin thống kê và bảng biểu thống kê xã    75
BÀI TẬP THỰC HÀNH    170
TÀI LIỆU THAM KHẢO    207....


BÀI 1 NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ XÃ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
I. Khái niệm, đối tượng thống kê và nhiệm vụ của thống kê xã
1.Khái niệm và đối tượng thống kê.
1.1. Khái niệm:
    Thống kê có thể được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa 1: Thống kê là các con số được quan sát, thu thập, ghi chép nhằm phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội (VD: số trận bão đi qua một vùng, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B trong toàn quốc ...)
- Nghĩa 2: Thống kê là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp để ghi chép, thu thập và phân tích các con số về hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội số lớn để tìm ra bản chất và tính quy luật của chúng trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê:
Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển do nhu cầu của các hoạt động thực tiễn xã hội.
      Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội. Bao gồm:  Các hiện tượng về dân số (như số nhân khẩu, cấu thành của nhân khẩu, giai cấp, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc...), tình hình biến động của nhân khẩu; Tình hình phân phối dân cư theo lãnh thổ; Các hiện tượng về đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân (như: mức sống vật chất, trình độ văn hóa, sức khỏe...); Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị, xã hội (như: cấu tạo các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, số người tham gia tuyển cử , mít tinh...) ...
    Khi nghiên cứu hiện tượng kinh tế - xã hội, thống kê không thể không xét đến ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa lý) và các yếu tố kỹ thuật (phát minh sáng kiến, cải tiến công cụ, áp dụng các kỹ thuật mới).
    Mọi hiện tượng kinh tế - xã hội bao giờ cũng có hai mặt lượng và chất không thể tách rời nhau. Mặt lượng của hiện tượng giúp thấy được hiện tượng ở mức độ nào. Mặt chất của hiện tượng giúp phân biệt giữa hiện tượng này với hiện tượng khác. Mặt chất của hiện tượng kinh tế xã hội không tồn tại độc lập mà được biểu hiện qua lượng với những cách thức xử lý mặt lượng đó một cách khoa học. Do đó, thống kê nghiên cứu mặt lượng gắn với mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội.
    Để có thể phản ánh được bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, các con số thống kê phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các hiện tượng trong phạm vi rộng lớn hoặc lặp đi lặp lại. Có như vậy mới loại trừ được các yếu tố ngẫu nhiên, không ổn định để tìm ra bản chất, tính quy luật và quá trình vận động của hiện tượng.
    Đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Như vậy: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
2. Hệ thống tổ chức thống kê ở Việt Nam hiện nay.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Quyết định số: 54/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hệ thống tổ chức thống kê được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm có:
         - Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê;
         - Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục Thống kê;
         - Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Phòng Thống kê trực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Ở cấp xã, phường có chức danh chuyên môn thống kê và văn phòng Ủy ban nhân dân.
Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư quản lý Nhà nước về thống kê; Thực hiện hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê về kinh tế, xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
    Cục thống kê là cơ quan trực thuộc Tổng cục thống kê, giúp cục trưởng Tổng cục thống kê thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động thống kê ở địa phương; Tổ chức các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê giao; Đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trên địa bàn.
    Phòng thống kê quận, huyện là đơn vị trực thuộc Cục Thống kê, giúp Cục Thống kê tổ chức triển khai các cuộc điều tra thống kê, thực hiện chế độ báo cáo thống kê với Cục Thống kê và lãnh đạo cấp huyện theo quy định.
    Chức danh chuyên môn thống kê và văn phòng Ủy ban nhân dân ở cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thống kê và thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước..... Download tài liệu ở đây



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể