Chuyển đến nội dung chính

CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN


CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN
                                                  



MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN VÀ CÁN BỘ TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH    7

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn    7
2. Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch    8
1. Việc công khai hóa các thủ tục đăng ký hộ tịch    10
2. Về giá trị pháp lý của các giấy tờ hộ tịch    10
3. Xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú    11
4. Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch    11
5. Việc uỷ quyền    11
6. Quy định về nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch của Uỷ ban nhân dân huyện đảo    12
7. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch    12
8. Việc ghi tên địa danh hành chính trong các giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch    13
9. Thu hồi và hủy bỏ các giấy tờ hộ tịch    13

CHƯƠNG II: THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH    15

1. Đăng ký khai sinh    15

1.1. Quyền được khai sinh    15
1.2. Trách nhiệm của người đi khai sinh    15
1.3. Trách nhiệm của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch    15
1.4. Thẩm quyền đăng ký khai sinh    16
1.5. Thời hạn đăng ký khai sinh    19
1.6. Thủ tục đăng ký khai sinh    20
1.7. Trình tự đăng ký khai sinh    21
1.8. Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú    23
1.9. Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi    23
1.10. Áp dụng đối với một số trường hợp đăng ký khai sinh khác    26
1.11. Lệ phí đăng ký khai sinh: Đăng ký khai sinh được miễn lệ phí.    26
1.12. Xử phạt vi phạm hành chính trong đăng ký khai sinh    26

2. Đăng ký kết hôn    27

2.1. Điều kiện kết hôn    27
2.2. Đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP    28
2.3. Đăng ký kết hôn đối với các trường hợp Xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987    34
2.4. Đăng ký kết hôn đối với đồng bào dân tộc thiểu số    36
2.5. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực các xã biên giới    39

3. Đăng ký khai tử    45

3.1. Quyền được khai tử    45
3.2. Thẩm quyền đăng ký khai tử    45
3.3. Thời hạn đăng ký khai tử và trách nhiệm đăng ký khai tử    45
3.4. Giấy báo tử và giấy tờ thay cho Giấy báo tử    46
3.5. Thủ tục đăng ký khai tử    47
3.6. Trình tự đăng ký khai tử    47
3.7. Đăng ký khai tử đối với một số trường hợp đặc biệt    48
3.8. Áp dụng đăng ký khai tử đối với những trường hợp người chết là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định, lâu dài tại Việt Nam    49
3.9. Lệ phí đăng ký khai tử    50
3.10. Xử phạt trong đăng ký khai tử    50

4. Đăng ký việc nuôi con nuôi    51

4.1. Đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP    53
4.2. Đăng ký nuôi con nuôi đối với đồng bào dân tộc thiểu số (theo quy định tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luât Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số)    58
4.3. Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với các xã thuộc khu vực biên giới    59

5. Đăng ký việc giám hộ    64

5.1. Một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về giám hộ:    64
5.2. Đăng ký giám hộ    66
5.3. Đăng ký chấm dứt việc giám hộ    67

6. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con    70

6.1. Quyền nhận cha, mẹ, con    70
6.2. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP    71
6.3. Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với các xã thuộc khu vực biên giới    74

7. Đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung và điều chỉnh hộ tịch    77

8. Ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch khác    88

9. Đăng ký quá hạn, đăng ký lại    90

9.1. Đăng ký quá hạn    90
9.2. Đăng ký lại    94
9.3. Xác định nội dung khi đăng ký khai sinh quá hạn hoặc đăng ký lại việc sinh    97
9.4. Đăng ký lại việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam    98

10. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch    99

11. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân    99

12. Ghi chép sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch    102

13. Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch và báo cáo số liệu thống kê hộ tịch    104


 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN VÀ CÁN BỘ TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH

 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn

    Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    - Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
    - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
    - Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
    - Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
    - Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
    - Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
    Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định trên đây (trừ trường hợp giải quyết tố cáo).
    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.


 2. Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch

    Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.
    Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau đây:
    - Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên;
    - Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;
    - Chữ viết rõ ràng.
    Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Tư pháp - Hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với công chức cấp xã.
    Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi của cán bộ, công chức mà pháp luật quy định đối với công chức cấp xã.


    2.1. Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch:

    - Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch;
    - Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh.
    Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký;
    - Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
    - Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
    - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
    - Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm...


Download tài liệu hướng dẫn đăng ký hộ tịch


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể