ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ MÔ HÌNH CỬA ĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG CHO GARA Ô TÔ VỚI KỸ THUẬT PLC
PHẦN 1: CÁC LOẠI CỬA TỰ ĐỘNG NÓI CHUNG
I- Lời nói đầu
Trong xã hội văn minh hiện đại, cửa là một bộ phận không thể thiếu được trong từng công trình kiến trúc. Tuy nhiên loại cửa bình thường (cửa không tự động) Mà chúng ta hay dùng hiện nay lại có những nhược điểm gây phiền toái cho người sử dụng, đó là: Cửa thường chỉ đóng mở dược khi có tác động của con người vào nó. Vì vậy mà dùng cửa thường làm tốn thời gian và gây cảm giác ngại cho người sử dụng. Việc thiết kế ra một loại cửa tiện ích hơn, đa năng hơn, phục vụ tốt hơn cho đời sống con người trong thời điểm xã hội ngày càng hiện đại và phát triển hiện nay là tất yếu và vô cùng cần thiết.
Vì vậy cần thiết kế ra một loại cửa tự động khắc phục tốt những nhược điểm của cửa thường. Mục đích của việc thiết kế cửa tự động là để tạo ra được một loại cửa vừa duy trì được những đặc tính cần có của cửa, vừa khắc phục những nhược điểm lớn của loại cửa bình thường. Do đó, khi sử dụng cửa tự động, người dùng hoàn toàn không phải tác dụng trực tiếp lên cánh cửa mà cửa vẫn tự động đóng mở theo ý muốn của mình. Với tính năng này, cửa tự động mang lại những thuận lợi lớn cho người sử dụng: Thứ nhất, cửa tự động rõ ràng sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng, loại bỏ hoàn toàn cảm giác ngại, khó chịu như khi dùng cửa thường.
Thứ hai, nếu người dùng cửa đang bê vác vật gì đó (bằng cả hai tay) Thì cửa tự động không những chỉ tạo cảm giác thoải mái mà thực sự đã giúp người dùng, tạo thuận lợi cho người hoàn thành công việc mà không bị cản trở. Thứ ba, sử dụng cửa tự động sẽ giúp người dùng nó đỡ tốn thời gian để đóng mở cửa’ tức là tiết kiệm cho họ một khoảng tời gian dù là rất nhỏ nhưng cũng có thể rất cần thiết trong nhịp sống công nghiệp hiện đại ngày nay. Đặc biệt, ở những nơi công cộng, công sở, cửa tự động ngày càng phát huy ưu điểm. Đó là vì cửa tự động sẽ giúp cho lưu thông qua cửa nhanh chóng dễ dàng, cũng như sẽ giảm đi những va chạm khi nhiều người cùng sử dụng chung một cánh cửa.
Thêm vào đó, hiện nay hệ thống máy lạnh dược sử dụng khá rộng rãi ở những nơi công sở, công cộng. Nếu ta dùng loại cửa bình thường thì phải đảm bảo cửa luôn đóng khi không co người qua lại để tránh thất thoát hơi lạnh ra ngoài gây lãng phí. Thế nhưng điều này trong thực tế lại rất khó thực hiện vì ý thức của mỗi người ở nơi công cộng là rất khác nhau. Do đó, cửa tự động, với tính chất là luôn đóng khi không có người qua lại đã đáp ứng được tốt yêu cầu này. Chính vì những ưu điểm nổi bật của cửa tự động mà chúng ta càng phải phát triển ứng dụng nó rộng rãi hơn, đồng thời nghiên cứu để cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt đ động của cửa tự động để nó ngày càng hiện đại hơn, tiện ích hơn.
Để nghiên cứu một cách chính xác và cụ thể về cửa tự động, cần thiết phải chế tạo ra mô hình cửa đóng mở tự động, mô tả hoạt đọng, hình dáng, cấu tạo của cửa tự động. Từ mô hình này t có thể quan sát và tìm hiểu hoạt động của cửa tự động, cũng như có thể lường trước những khói khăn có thể gặp phải khi chế tạo cửa tự động trên thực tế. Cũng từ mô hình có thể thấy được ưu nhược điểm của thiết kế mà từ đó khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh thiết kế cánh cửa ưu việt hơn, hoàn thiện hơn cho con người.
CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI CỬA TỰ ĐỘNG HIỆN NAY
Hiện nay có nhiều loại cửa tự động: Cửa kéo, cửa đẩy, cửa cuốn, cửa trượt
I- cửa cuốn
Loại cửa này có ưu điểm là gọn nhẹ tiện dụng và dễ sử dụng, lại chỉ cần động cơ công suất nhỏ. Loại cửa này thường được dùng cho gara ô tô. Nó có tính kinh tế khá cao vì không mấy khó khăn khi làm được loại cửa này.
Nhưng có nhược điểm là cửa không chắc chắn và dễ bị hỏng hơn các loại cửa khác
II-cửa kéo
Loại cửa này nhìn rất lạ, với kết cấu đơn giản một động cơ được gắn cố định với trần nhà. Cửa được động cơ kéo bằng một đoạn dây. Ưu điểm của loại này là đơn giản nhưng hiệu quả, so với loại cửa cuốn thì cánh cửa chắc hơn nhiều. Có lẽ nhược điểm của loại cửa này là động cơ gắn với trần nhà vì vậy cần phải gắn đủ chắc để chịu được sức nặng của cửa.
III- cửa trượt
Loại cửa này có đặc điểm là có một rãnh trượt cố định cho phép cánh cửa thể trượt qua trượt lại. Loại cửa này thường được sử dụng trong nhà hàng, khách sạn, cơ quan hay sân bay, nhà ga.. .
Loại cửa này có ưu điểm là kết cấu khá nhẹ nhàng, tạo ra một cảm giác thoáng đạt và thoải mái và lịch sự rất thích hợp với nhưng nơi công cộng, cơ quan.. .
Loại cửa này thiết kế rất toàn vẹn, nó có thể nhận biết được người, máy móc cũng như loài vật có thể đi qua
Nhược điểm của loại cửa này là không hề chắc chắn, nhẹ nhàng nhưng không có nghĩa là gọn gàng mà ngược lại có khi lại rất cồng kềnh
Có một điều không thể phủ nhận đó là tính phổ biến của loại cửa này.
--------------------------------------
Mục lục
Phần 1: Các loại cửa tự động nói chung
I-Lời nói đầu
Chương I: Các loại cửa tự động hiện nay
I-Cửa cuốn
II- cửa kéo
III- cửa trượt
Chương II: Khảo sát các loại cửa đóng mở tự động ở hà nội hiện nay
Khảo sát hệ thống cửa đóng mở tự động ở sân bay nội bài hà nội
Phần 2: Tổng quan về PLC
Chương I: Các vấn đề chính về PLC
I-sư phát triển của tự động hoá (TĐH) Và PLC nói chung
1- sự phát triển của TĐH
2- sự phát triển của PLC
II- chức năng, ứng dụng và sự ưu việt của PLC
1- PLC là gì
2- bộ điều khiển của chương trình có thể làm được những gì?
3- sự ưu việt của việc ứng dụng kỹ thuật PLC
III- cấu tạo và hoạt động của PLC
1- modul nguồn cung cấp
2- CPU
3- bộ nhớ chương trình, bộ nhớ trong của PLC
4- modul đầu vào
5- modul đầu ra
6- modul giao diện
7- modul mở rộng
8- những thông số kỹ thuật căn bản của PLC
9- các bít đầu vào trong PLC và các tín hiệu bên ngoài
IV- các vấn đề chính khi sử dụng PLC
V- thủ tục thiết kế bộ điêu khiển chương trình
Chương II: Các thao tác và các lệnh cơ bản trong PLC_CQM
Chương III: Các bài tập lớn ứng dụng bộ điều khiển chương trình
PLC_CQM
Bài 1: Điều khiển tín hiệu đèn giao thông
Bài 2: Điều khiển dây truyền đóng gói
Phần 3: Thiết kế mô hình cửa tự động cho gara ôtô sử dụng kỹ thuật PLC để điều khiểnlời nói đầu
Chương I: Chế tạo giới thiệu mô hình
I- các yêu câu của mô hình
1- yêu cầu về chương trình chung
2- yêu cầu về cơ khí
II- mục đích của việc chế tạo mô hình
Chương II: Cấu tạo và hoạt động của mô hình
I - tính toán chi tiết mô hình
II - lập chương trình hoạt động cho mô hình
1- sơ đồ khối
2-giản đồ thang
3- mã nhớ
4- đầu vào và ra
III - nguyên lý hoạt động của mô hình
IV- tính toán công suất động cơ chuyển động
V - so sánh giữa mô hình và thưc tế
Kết luận
---------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,mo hinh,cua dong mo,tu dong,cho gara,o to,voi ky thuat,plc
Nhận xét
Đăng nhận xét