Chuyển đến nội dung chính

do an,thiet ke,he thong,cung cap,dien cho nha may,luyen kim mau

ĐỒ ÁN 

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY LUYỆN KIM MÀU




PHẦN I: THIẾT KẾ CAO ÁP CHO NHÀ MÁY LUYỆN KIM MÀU

CHƯƠNG I: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ VÀ TOÀN NHÀ MÁY

1.1 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán:

Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực tế về mặt hiệu quả phát nhiệt hoặc mức độ huỷ hoại cách điện. Nói cách khác, phụ tải tính toán cũng đốt nóng thiết bị lên tới nhiệt độ tương tự như phụ tải thực tế gây ra, vì vậy chọn các thiết bị theo phụ tải tính toán sẽ đảm bảo an toàn thiết bị về mặt phát nóng. Phụ tải tính toán được sử dụng để lựa chọn và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống cung cấp điện như: Máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ … tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp; Lựa chọn dung lượng bù công suất phản kháng … phụ tải tính toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Công suất, số lượng, chế độ làm việc của các thiết bị điện, trình độ và phương thức vận hành hệ thống …

Nếu phụ tải tính toán xác định được nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện, ngược lại nếu phụ tải tính toán xác định được lớn hơn phụ tải thực tế thì gây ra dư thừa công suất, làm ứ đọng vốn đầu tư, gia tăng tổn thất… cũng vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp xác định phụ tải tính toán, song cho đến nay vẫn chưa có được phương phương pháp nào thật hoàn thiện. Những phương pháp cho kết quả đủ tin cậy thì lại quá phức tạp, khối lượng tính toán và các thông tin ban đầu về phụ tải lại quá lớn.

Ngược lại những phương pháp tính đơn giản lại có kết quả có độ chính xác thấp. Sau đây là một số phương pháp thường dùng để xác định phụ tải tính toán khi quy hoạch thiết kế hệ thống cung cấp điện:

+ Phương pháp xác định phụ tải tính toán (PTTT): Theo công suất đặt và hệ số nhu cầu: Ptt = knc. Pđ Trong đó: Knc: Là hệ số nhu cầu, tra trong sổ tay kĩ thuật. Pđ: Là công suất đặt của thiết bị hoặc nhóm thiết bị, trong tính toán có thể lấy gần đúng Pđ Pdđ (kW).

+ Phương pháp xác định PTTT theo công suất công suất trung bình và hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải: Ptt = khd. Ptb Trong đó: Khd: Là hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải tra trong sổ tay kĩ thuật khi biết đồ thị phụ tải. Ptb: Là công suât trung bình của thiết bị hoặc nhóm thiết bị (kW).

+ Phương pháp xác định PTTT theo công suất trung bình và độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi giá trị trung bình: Ptt = Ptb Trong đó: Là độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi giá trị trung bình. : Là hệ số tán xạ của.

+ Phương pháp xác định PTTT theo công suất trung bình và hệ số cực đại: Ptt = kmax. Ptb = kmax. Ksd. Pdđ Trong đó: Pdđ: Là công suất danh định của thiết bị hoặc nhóm thiết bị (kW) Kmax: Là hệ số cực đại, tra trong sổ tay kĩ thuật theo quan hệ kmax = f (nhq, ksd) Ksd: Là hệ số sử dụng tra trong sổ tay kĩ thuật. Nhq: Là số thiết bị dùng điện hiệu quả.

+ Phương pháp xác định PTTT theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm: Ptt = Trong đó: A0: Là suất chi phí điện năng cho một đơn vị sản phẩm, kWh/đvsp. M: Là số sản phẩm sản suất trong một năm. Tmax: Là thời gian sử dụng công suất lớn nhất,(h)

+ Phương pháp xác định PTTT theo suất trang bị điện trên một đơn vị diện tích: Ptt = p0. F Trong đó: P0: Là suất trang bị điện trên một đơn vị diện tích, (W/m2). F: Là diện tích bố trí thiết bị, (m2).

+ Phương pháp tính trực tiếp: Là phương pháp điều tra phụ tải trực tiếp để xác định PTTT áp dụng cho hai trường hợp: - Phụ tải rất đa dạng không thể áp dụng phương pháp nào để xác định phụ tải tính toán. - Phụ tải rất giống nhau và lặp đi lặp lại ở các khu vực khác nhau như phụ tải ở khu chung cư.

+ Xác định phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị: Theo phương pháp này thì phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị sẽ xuất hiện khi thiết bị có dòng khởi động lớn nhất mở máy còn các thiết bị khác trong nhóm đang làm việc bình thường và được tính theo công thức sau: Iđn = Ikđ max + (Itt - ksd. Iđm max) Trong đó: Ikđ (max): Là dòng khởi động của thiết bị có dòng khởi động lớn nhất trong nhóm máy. Itt: Là dòng điện tính toán của nhóm máy. Iđm(max): Là dòng định mức của thiết bị đang khởi động. Ksd: Là hệ số sử dụng của thiết bị đang khởi động.

Trong các phương pháp trên, 3 phương pháp 4,5,6 dựa trên kinh nghiệm thiết kế và vận hành để xác định PTTT nên chỉ cho các kết quả gần đúng tuy nhiên chúng khá đơn giản và tiện lợi. Các phương pháp còn lại được xây dựng trên cơ sở lý thuyết xác suất thống kê có xét đến nhiều yếu tố do đó có kết quả chính xác hơn, nhưng khối lượng tính toán hơn và phức tạp. Trong bài tập dài này với phân xưởng SCCK ta đã biết vị trí, công suất đặt, và các chế độ làm việc của từng thiết bị trong phân xưởng nên khi tính toán phụ tải động lực của phân xưởng có thể sử dụng phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số cực đại. Các phân xưởng còn lại do chỉ biết diện tích và công suất đặt của nó nên để xác định phụ tải động lực của các phân xưởng này ta áp dụng phương pháp tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu. Phụ tải chiếu sáng của các phân xưởng được xác định theo phương pháp suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích sản xuất.
------------------------------------------------
MỤC LỤC
I.             ĐẦU ĐỀ THIẾT KẾ
II.            CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU
1.            Phụ tải nhà máy (hình 1, bảng 1)
2.            Phụ tải điện của phân xưởng sửa chữa cơ khí (hình 2, bảng 2)
3.            Điện áp nguồn: Uđm =35KV
4.            Dung lượng ngắn mạch về phía hạ áp của trạm biến áp khu vực: 250 MVA
5.            Đường dây cung cấp điện cho nhà máy: Dùng dây nhôm lõi thép (AC) đặt treo trên không
6.            Khoảng cách từ nguồn đến nhà máy: 12km
7.            Công suất của nguồn điện: vô cùng lớn
8.            Nhà máy làm việc 3 ca, Tmax =300( 10+a)     (  trong đó : số thứ tự của sinh viên trong nhóm )

III    NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ   TÍNH TOÁN
1.            Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng sửa chữa cơ khí và toán nhà máy
2.            Thiết kế mạng điện cao áp cho toàn nhà máy
3.            Thiết kế mạng điện hạ áp cho phân xưởng sửa chữa cơ khí.

IV    CÁC HÌNH VẼ YÊU CẦU
1.            Biểu đồ phụ tải toàn nhà máy
2.            Các phương án thiết kế mạng điện cho toàn nhà máy
3.            Sơ đồ nguyên lý mạng điện cao áp của toàn nhà máy
4.            Sơ đồ nguyên lý mạng điện hạ áp của phân xưởng sửa chữa cơ khí
5.            Sơ đồ mặt bằng và đi dây của phân xưởng sửa chữa cơ khí.
--------------------------------------------
Keyword: download,do an,thiet ke,he thong,cung cap,dien cho nha may,luyen kim mau

linkdownload: ĐỒ ÁN 

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY LUYỆN KIM MÀU

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...