Chuyển đến nội dung chính

do an tot nghiep,thiet ke,he thong,dieu hoa,khong khi,va thong gio,cho khach san,hai dang – thanh pho rach gia,tinh kien giang,do van giap

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ CHO KHÁCH SẠN HẢI ĐĂNG – THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG


SV: Đỗ Văn Giáp




Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. KHÁI NIỆM:

 Điều hòa không khí là quá trình xử lí không khí, trong đó các thông số về nhiệt độ và độ ẩm tương đối, sự tuần hoàn lưu thông phân phối không khí, độ sạch bụi, cũng như các tạp chất hóa học, tiếng ồn…được điều chỉnh trong phạm vi cho trước theo yêu cầu của không gian cần điều hòa mà không phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết đang diễn ra ở bên ngoài không gian điều hòa.

1.2. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ”

Điều hòa không khí tạo ra và giữ ổn định các thông số trạng thái của không khí trong không gian hoạt động của con người luôn nằm ở vùng cho phép, để cho con người luôn cảm thấy dễ chịu nhất. Ngoài ra điều hòa không khí đáp ứng việc đảm bảo các thông số trạng thái của không khí theo điều kiện của công nghệ sản xuất.

1.2.1. Ảnh hưởng của điều hòa không khí đến sức khỏe con người:

 Có nhiều thông số của trạng thái không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trong đó các thông số tác động trực tiếp và có ảnh hưởng thường xuyên là nhiệt độ và độ ẩm. Ta biết cơ thể con người luôn giữ ở nhiệt độ 370C. Để đảm bảo được nhiệt độ này cơ thể luôn sản sinh ra một nhiệt lượng trong mọi trường hợp (nghỉ ngơi hay hoạt động). Lượng nhiệt này được truyền vào môi trường không khí bằng các phương thức là: Đối lưu, bức xạ và bay hơi. Truyền nhiệt đối lưu và bức xạ phụ thuộc vào hiệu số nhiệt độ nên gọi lượng nhiệt này là nhiệt hiện qh tỏa ra từ cơ thể người. Truyền nhiệt bằng bay hơi là nhiệt tỏa ra khi có sự bay hơi nước từ cơ thể người. Lượng nhiệt này gọi là nhiệt ẩn qa tỏa ra từ người. Cơ thể con người luôn có sự điều tiết trước sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.

Khi nhiệt độ tăng thì cơ thể tăng cường bay hơi mồ hôi để giảm nhiệt độ. Nếu khoảng nhiệt độ thay đổi nhiệt dao động lớn và nhanh thì cơ thể sẽ phản ứng không kịp và bị nhiễm bệnh. Độ ẩm tác động đến sức khỏe con người ở việc khống chế cơ chế bay hơi mồ hôi. Nếu ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao thì cơ thể không tiết ra mồ hôi, dẫn đến tình trạng bí nhiệt và cơ thể dễ bị sốt. Các yếu tố về nồng độ chất độc hại, tốc độ không khí cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tôc độ không khí tùy thuộc vào dòng chuyển động của không khí mà lượng ẩm thoát ra từ cơ thể con người là nhiều hay ít. Nếu tốc độ không khí lớn sẽ làm tăng quá trình trao đổi nhiệt đối lưu, do đó khả năng bốc ẩm từ cơ thể tăng, làm cơ thể mất nhiều nhiệt, cơ thể bị cảm lạnh.

Mặt khác, khi trong không gian điều hòa có nồng độ chất độc hại vượt quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc cơ thể. Như vậy điều hòa không khí phải đáp ứng được yêu cầu đảm bảo được nhiệt độ và độ ẩm trong phạm vi thích hợp, đảm bảo được tốc độ luân chuyển không khí ổn dịnh và nồng độ chất độc hại không được vượt quá mức cho phép. Điều này phụ thuộc vào hệ thống điều hòa không khí và thông gió của công trình. Qua nghiên cứu của ngành y tế cho thấy con người cảm thấy thoải mái khi sống trong môi trường có nhiêt độ tkk = 22 ÷ 270C, độ ẩm khoảng từ 30 ÷ 70%. Hơn nữa, qua thực tế cho thấy hiệu quả làm của con người sẽ tăng lên khi con người làm việc trong môi trường mát mẻ, dễ chịu. Bên cạnh đó thái độ làm việc giữa các nhân viên với nhau cũng được cải thiện đáng kể. Hiện nay trong các cuộc hội họp trao đổi ngoại giao đều diễn ra trong không gian có điều hòa nhằm tạo môi trường dễ chịu cho đối tác trong quá trình làm việc. Như vậy, đối với công trình khách sạn, văn phòng cho thuê thì việc trang bị hệ thống điều hòa không khí là rất cần thiết.

1.2.2. Ảnh hưởng của điều hòa không khí đến sản xuất:

 Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên một số ngành sản xuất hiện nay không thể thiếu quá trình điều hòa không khí. Đối với các ngành công nghiệp như sản xuât sợi, giấy.. . Điều hòa không khí hầu như có mặt ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Đối với ngành sản xuất thuốc lá thì hệ thống điều hòa phải đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm để sợi thuốc đạt chất lượng cao. Trong các ngành về khoa học như: Điện tử, cơ khí chính xác hay tin học.. . Yêu cầu hệ thông điều hòa không khí phải đảm bảo được độ sạch bụi, độ ẩm thích hợp và độ ồn thấp. Vì trong các ngành này có những yêu cầu về độ chính xác rất cao. Trong quá trình làm việc thì người công nhân không được để mồ hôi trên tay bám vào chi tiết máy khi lắp ráp hay chế tạo.. .

Vì việc này ảnh hưởng đến độ chính xác cũng như độ nhạy của các chi tiết. Trong ngành hàng không, việc điều hòa không khí cho các máy bay là rất quan trọng. Do các máy bay chuyển động với tốc độ cao nên có sự ma sát với không khí rất lớn. Điều này làm cho nhiệt độ của máy bay tăng lên và đặc biệt ở buồng lái phải chịu một sức nóng khá lớn. Mặt khác, để cân bằng áp suất trong máy bay với bên ngoài thì phải có không khí từ bên ngoài nén vào bên trong máy bay. Lượng khí nén này cũng góp phần làm tăng lượng nhiệt trên máy bay. Trên máy bay thường sử dụng hệ thống lạnh nén khí với hệ thống nén khí và giãn nở tuabin.

Không khí sau khi giãn nở đi qua dàn trao đổi nhiệt bên trong máy bay để nhận nhiệt trong máy bay thải ra ngoài. Đối với các nước tiên tiến, điều hòa nhiệt độ còn được sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi. Các chuông trại được trang bị hệ thống điều hòa để khống chế nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của đàn gia súc cũng như gia cầm của họ. Điều hòa không khí còn được ứng dụng trong lĩnh vực bơm nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời nhỏ hơn nhiệt độ bên trong nên bên trong cần được sưởi ấm. Lúc này hệ thống lạnh sẽ có dàn lạnh bên ngoài và dàn nóng bên trong. Thực chất bơm nhiệt là sự chuyển đổi từ dàn lạnh sang dàn nóng và từ dàn nóng sang dàn lạnh trong hệ thống lạnh.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. KHÁI NIỆM
1.2. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1.2.1. Ảnh hưởng của điều hòa không khí đến sức khỏe con người
1.2.2. Ảnh hưởng của điều hòa không khí đến sản xuất
Chương 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH
2.2. CHỌN CẤP ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
2.3. CHỌN THÔNG SỐ THIẾT KẾ
2.3.1. Chọn thông số thiết kế ngoài nhà
2.3.2. Chọn thông số thiết kế trong nhà
2.3.2.1. Nhiệt độ và độ ẩm không khí
2.3.2.2. Tốc độ không khí
2.3.2.3. Gió tươi và hệ số thay đổi không khí
2.3.2.4. Độ ồn cho phép
2.4. CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH
2.4.1. Phương án lựa chọn
2.4.2. Các ưu điểm vượt trội của hệ GMV
Chương 3: TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI (theo phương pháp Carrier)
3.1. TỔNG QUÁT
3.2. TÍNH NHIỆT HIỆN THỪA VÀ NHIỆT ẨN THỪA
3.2.1. Nhiệt thừa do sự xâm nhập của các nguồn nhiệt bên ngoài vào trong không gian cần điều hòa
3.2.1.1. Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q
3.2.1.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do: Q21
3.2.1.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q
3.2.1.4. Nhiệt hiện truyền qua nền Q
3.2.1.5. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN
3.2.1.6. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt QL
3.2.2. Nhiệt thừa xuất phát từ bên trong không gian cần điều hòa
3.2.2.1. Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q
3.2.2.2. Nhiệt hiện tỏa do máy móc Q
3.2.2.3. Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q
3.3. THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
3.3.1. Các quá trình cơ bản trên ẩm đồ
3.3.1.1. Quá trình sưởi ấm không khí đẳng ẩm dung
3.3.1.2. Quá trình làm lạnh và khử ẩm
3.3.1.3. Quá trình hòa trộn
3.3.1.4. Quá trình tăng ẩm bằng nước và hơi
3.3.2. Thành lập sơ đồ điều hòa không khí
3.3.3. Sơ đồ tuần hoàn một cấp
3.3.3.1. Sơ đồ nguyên lí
3.3.3.2. Nguyên lí làm việc của hệ thống
3.3.4. Xác định các điểm trên ẩm đồ
3.3.4.1. Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF (Sensible Heat Factor)
3.3.4.2. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor)
3.3.4.3. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor)
3.3.4.4. Hệ số đi vòng BF (Bypass Factor)
3.3.4.5. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor)
Bảng 3.2. Tổng hợp các hệ số nhiệt hiện
3.3.4.6. Biểu diễn các quá trình trên ẩm đồ
3.3.5. Kiểm tra hiệu nhiệt độ phòng và nhiệt độ thổi vào
Chương 4: CHỌN MÁY, THIẾT BỊ VÀ THIẾT KẾ MẠNG ỐNG
4.1. CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ
4.1.1. Sơ lược hệ thống cấp lạnh
4.1.2. Chọn dàn lạnh
4.1.3. Chọn dàn nóng
4.1.4. Chọn bộ chia gas (Refnet)
4.2. BỐ TRÍ MÁY
4.2.1. Cụm dàn nóng
4.2.2. Dàn lạnh
4.2.3. Hệ thống ống gas
4.2.4. Tủ điện tổng và tủ điện điều khiển
4.2.5. Hệ thống điều khiển
Chương 5: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN, PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ
5.1. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI GIÓ
5.2. LỰA CHỌN VÀ BỐ TRÍ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ
5.2.1. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút
5.2.2. Chọn miệng thổi
5.2.3. Chọn miệng hồi
5.2.4. Chọn miệng cấp gió tươi
5.2.5. Chọn miệng hút khí thải
5.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
5.3.1. Khái niệm và mục đích của thông gió
5.3.1.1. Khái niệm
5.3.1.2. Mục đích của việc thông gió
5.3.2. Các biện pháp thông gió
5.3.2.1. Thông gió tự nhiên
5.3.2.2. Thông gió cưỡng bức
5.3.3. Tính toán hệ thống thông gió
5.3.3.1. Hệ thống cấp không khí tươi
5.3.3.2. Hệ thống hút không khí thải
5.3.4. Tính chọn quạt cấp không khí tươi và quạt hút không khí thải
5.3.4.1. Tính chọn quạt cấp không khí tươi
5.3.4.2. Tính chọn quạt hút không khí thải
Chương 6: CÔNG TÁC THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THIẾT BỊ, CHẠY THỬ VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ
6.1. CÔNG TÁC THI CÔNG LẮP ĐẶT
6.1.1. Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh
6.1.1.1. Lắp đặt dàn nóng
6.1.1.2. Lắp đặt dàn lạnh
6.1.2. Lắp đặt đường ống gas, đường ống nước xả, cách nhiệt cho hệ thống
6.2. KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ
6.2.1. Thử kín và thử bền
6.2.2. Hút chân không và nạp gas
6.2.3. Chạy thử
6.3. MỘT SỐ SỰ CỐ VÀ CÁCH XỬ LÝ
6.3.1. Hệ thống không khởi động
6.3.2. Hệ thống đang hoạt động bị dừng đột ngột
6.3.3. Công suất lạnh thiếu
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,he thong,dieu hoa,khong khi,va thong gio,cho khach san,hai dang – thanh pho rach gia,tinh kien giang,do van giap

linkdownload: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ CHO KHÁCH SẠN HẢI ĐĂNG – THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...