Chuyển đến nội dung chính

de tai cap co so,thiet ke,va che tao,den tu dong,va bao thuc,dao van hien,nguyen dac hoan,pham thi hoan

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ĐÈN TỰ ĐỘNG VÀ BÁO THỨC 


Nhóm sinh viên thực hiện: ĐÀO VĂN HIỀN

                                                               NGUYỄN ĐẮC HOÀN

                                                         PHẠM THỊ HOÀN




PHẦN 1: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN, GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÁC PHẦN TỬ.

A/ CÁC LINH LIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG.

I/ ĐIỆN TRỞ.

Nội dung đề cập: Khái niệm về điện trở, Điện trở trong thiết bị điện tử, Phân loại, Cách ghép và ứng dụng.

1. Khái niệm về điện trở.

Điện trở là gì? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Điện trở của dây dẫn:

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. Được tính theo công thức sau: R = ρ. L/ S

-Trong đó ρ là điện trở suất phụ thuộc vào chất liệu

-L là chiều dài dây dẫn

-S là tiết diện dây dẫn

-R là điện trở đơn vị là Ohm

2. Điện trở trong thiết bị điện tử.

a) Hình dáng và ký hiệu: Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.

Hình dạng thực tế của điện trở trong thiết bị điện tử.

b) Đơn vị của điện trở-Đơn vị điện trở là Ω (Ohm), KΩ, MΩ

c) Cách ghi trị số của điện trở-Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế giới.

-Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công suất, điện trở sứ.

Trở sứ công xuất lớn, trị số được ghi trực tiếp.

3. Phân loại:

Có 2 cách phân loại điện trở. Đó là: Phân loại theo vật liệu chế tạo và theo công dụng.

a/. Phân loại theo vật liệu chế tạo. Điện trở than: Được cấu tạo từ bột than chì trộn với vật liệu cách điện theo tỷ lệ thích hợp để có giá trị cần thiết. Sau đó đem ép thành từng thỏi,2 đầu epf vào sợi dây kim loại để hàn vào mạch điện.

Đặc điểm của loại này là: Công suất từ 1/8 W đến vài W, phạm vi giá trị của điện trở này khoảng 10 Ôm đến 22 Meega ôm. Điện trở màng kim loại: Sử dụng vật liệu Niken-Crom gắn vào lõi sứ hoặc thủy tinh, cho trị số điện trở ổn định. Thường dung trong các mạch dao động vifchungs có độ chính xác và tuổi thọ cao,ít phụ thuộc vào nhiệt độ. Điện trở dây quấn: Dùng các dây hợp kim, quán trên các thanh cách điện bằng sứ hoặc nhựa tổng hợp để tạo ra điện trở có giá trị nhỏ và chịu được công suất tiêu tán lớn. Thường được sử dụng trong các mạch cung cấp điện của các thiết bị điện. Điện trở xi măng: Vật liệu chủ yếu là xi măng. Chúng được sử dụng chính trong các mạch cung cấp nguồn điện do công suất cho phép cao không bốc cháy trong trường hợp quá tải. Điện trở oxit kim loại: Cấu tạo từ vật liệu oxit thiếc, loại này chịu được nhiệt độ cao và độ ẩm cao, thường có công suất 1/2 W.

b/phân loại theo công dụng. Biến trở: Là loại điện trở có thể thay đổi trị số theo yêu cầu, thương gọi là chiết áp. Có 2 loại biến trở: Biến trở dây quấn và biến trở than.

Công dụng: Biến trở có vai trò phân áp, phân dòng cho mạch hay đểthay đổi âm lượng, độ sáng tối. Điện trở nhiệt: Là điện trở có giá trị phụ thuộc vào nhiệt độ, thương gọi là thermistor. Thường dùng trong mạch khuếch đại để ổn định nhiệt và thường làm cảm biến trong các mạch điều khiển nhiệt tự động. Quang trở: Là loại điện trở có giá trị phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào. Khi độ sáng càng mạnh thì giá trị điện trở càng nhỏ và ngược lại.

Được sử dụng trong các mạch điện tử như mạch điều khiển thiết bị bằng ánh sang, mạch đếm sản phẩm, mạch tự động đóng ngắt đèn đường, mach báo động,….. Điện trở thay đổi theo điện áp (VDR): Là loại điện trở thay đổi theo điện áp đặt vào 2 cực. Khi điện áp giữa 2 cực của VDR nhỏ hơn điện áp quy định thì VDR có điện trở rất lớn, xem như hở mạch. Khi điện áp giữa 2 cực tăng cao quá mức quy định thì VDR có điện trở rất nhỏ, xem như nối tắt. Điện trở cầu chì: Là loại điện trở có giá trị rất nhỏ khoảng vài Ôm. Thường được dung trên các đường cung cấp nguồn của các mạch điện cho phép thì điện trở cầu chì sẽ bị đứt,để bảo vệ linh kiện trong mạch. Mạng điện trở: Trong một số mạch điện người ta cần thiết bị gọn nhẹ, các điện trở này đươc nhốt trong cùng một vỏ, giá trị của các điện trở này là như nhau.

4. Các kiểu ghép điện trởTrong thực tế, khi ta cần một điện trở có trị số bất kỳ ta không thể có được, vì điện trở chỉ được sản xuất khoảng trên 100 loại có các giá trị thông dụng, do đó để có một điện trở bất kỳ ta phải đấu điện trở song song hoặc nối tiếp.

4.1. Điện trở mắc nối tiếp. Ta có: Rtd=R1+ R2+ R3

4.2. Điện trở mắc song song. Ta có: (1/Rtd) = (1/R1) + (1/R2) + (1/R3)

4.3. Điên trở mắc hỗn hợp

Ta có: Rtđ= (R1. R2) / (R1+ R2) + R3

5. Ứng dụng của điện trở:

Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được, trong mạch điện, điện trở có những tác dụng sau:

5.1. Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 8V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 4V trên điện trở.

5.2. Cầu phân áp: Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.

5.3. Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động. Thường hay dùng triết áp

5.4. Tham gia vào quá trình tạo dao động:

Ngoài ra điện trở còn có nhiều ứng dụng khác trong các mạch điện.
----------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN, GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÁC PHẦN TỬ
A/ CÁC LINH LIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG
I/ ĐIỆN TRỞ
II/ BIẾN ÁP
PHẦN II: CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH
PHẦN III: PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
PHẦN IV: KẾT LUẬN
--------------------------------------------
Keyword: download,de tai cap co so,thiet ke,va che tao,den tu dong,va bao thuc,dao van hien,nguyen dac hoan,pham thi hoan

linkdownload: ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ĐÈN TỰ ĐỘNG VÀ BÁO THỨC 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...