ĐỒ ÁN KỸ THUẬT
THIẾT KẾ PHẦN ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN
Lời nói đầu
Trong quá trình phát triển của một quốc gia thì điện năng là một trong những nguồn năng lượng không thể thiếu được. Điện năng phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động, trong mọi ngành nghề của xã hội. Để hiểu được tầm quan trọng của điện năng và vận hành tốt được hệ thống điện thì người giáo sư, tiến sĩ và các chuyên gia…của ngành điện góp phần không nhỏ, là một sinh viên ngành hệ thống điện em rất hiểu điều đó. Trong quá trình học tập trong nhà trường thì việc thiết kế phần điện trong nhà máy điện là một công việc rất phức tạp, nó bao gồm nhiều yếu tố mang tính độc lập cao, đòi hỏi người thiết kế phải nắm bắt một cách tổng quát công việc mình làm, vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã tích góp được trong học tập và trên thực tế cũng như những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến thiết kế thi công, công trình và vận hành. Thiết kế phần điện trong nhà máy điện (một khâu quan trọng của hệ thống điện) Trong khi đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp em có được không ít kinh nghiệm để chuẩn bị trước khi ra công tác.
Để hoàn thiện được đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ Thống Điện của Trường ĐHBK Hà Nội, đặc biệt là thầy GS. TS. Lã Văn út.
Do còn hạn chế về những kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.
Chương I: Tính toán cân bằng công suất
I. Chọn máy phát điện
Theo yêu cầu của đề bài ta phải thiết kế phần điện của nhà máy nhiệt điện. Nhà máy có số tổ máy phát điện là 4 tổ máy và có công suất là 400MW. Nhà máy nối với hệ thống bằng 2 lộ đường dây 220kV, chiều dài mỗi lộ là 110km. Công suất hệ thống (không kể nhà máy đang thiết kế) Là 4400MVA, công suất dự trữ hệ thống là 12%, điện kháng ngắn mạch (tính đến thanh cái của hệ thống nối với đường dây) Là 0,65.
- Nhà máy có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải:
+ Phụ tải cấp điện áp máy phát có Uđm=10,5kV
+ Phụ tải điện áp trung có Uđm=110kV
- Nhà máy có nhiệm vụ phát công suất (tổng) Có Uđm=220kV.
Trong khi thiết kế chọn máy phát điện ta cần chú ý những điểm sau:
+ Máy phát điện có công suất càng lớn thì vốn đầu tư, tiêu hao nhiên liệu để sản xuất ra một đơn vị điện năng và chi phí vận hành hằng năm càng nhỏ. Nhưng về mặt cung cấp điện thì đòi hỏi công suất của máy phát lớn nhất không được lớn hơn dự trữ quay về hệ thống.
+ Để thuận tiện cho việc xây dựng cũng như vận hành về sau, nên chọn các máy phát điện cùng loại.
+ Chọn điện áp định mức của máy phát lớn thì dòng điện định mức, dòng điện ngắn mạch ở cấp điện áp này sẽ nhỏ và do đó dễ dàng chọn các khí cụ điện hơn. Tuy nhiên do đã biết số lượng và công suất của từng tổ máy thì do đó chỉ cần kiểm tra sổ tay kĩ thuật điện để chọn loại máy phát điện tương ứng với các thông số kĩ thuật khác như điện áp, dòng điện, công suất định mức, hệ số công suất cos, các điện kháng x'd, x''d.. .
Do vậy ta chọn máy phát điện tuabin hơi có các thông số như sau: Tra trong bảng phụ lục I phần máy phát điện đồng bộ tuabin hơi trang 76 sách “ Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp ” của P. GS. Nguyễn Hữu Khái.
II. Tính toán phụ tải và cân bằng công suất ở các cấp điện áp:
Để đảm bảo vận hành an toàn, tại mỗi thời điểm điện năng do các nhà máy phát điện phát ra phải hoàn toàn cân bằng với lượng tiêu thụ điện năng ở các hộ tiêu thụ kể cả tổn thất điện năng. Trong thực tế lượng điện năng tiêu thụ tại các hộ dùng điện luôn luôn thay đổi. Việc nắm được quy luật này là tìm được đồ thị phụ tải và điều này rất quan trọng đối với việc thiết kế và vận hành. Nhờ vào đồ thị phụ tải mà ta có thể lựa chọn được các phương án nối điện hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế và kĩ thuật, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Ngoài việc dựa vào đồ thị phụ tải còn cho phép chọn đúng công suất các máy biến áp và phân bố tối ưu công suất giữa các tổ máy phát điện trong cùng một nhà máy và phân bố công suất giữa các nhà máy phát điện với nhau. Trong nhiệm vụ thiết kế đã cho đồ thị phụ tải của nhà máy và đồ thị phụ tải của các cấp điện áp dưới dạng bảng theo phần trăm công suất tác dụng Pmax và hệ số công suất cos của từng phụ tải tương ứng từ đó ta tính được phụ tải ở các cấp điện áp theo công thức biểu kiến sau:
St= P% (1)
Trong đó:
St là công suất biểu kiến của phụ tải tại thời điểm t, MVA
P% là công suất tác dụng tại thời điểm t tính bằng phần trăm công suất cực đại
Pmax là công suất của phụ tải cực đại, MW cos là hệ số công suất của từng phụ tải
-----------------------------------------------
Mục lục
Chương I: Tính toán cân bằng công suất
I. Chọn máy phát điện
II. Tính toán phụ tải và cân bằng công suất ở các cấp điện áp
Chương II: Tính toán chọn máy biến áp
I. Lựa chọn máy biến áp
II. Tính tổn thất điện năng
III. Tính toán dòng cưỡng bức
Chương III: Chọn máy cắt - tính toán kinh tế -kĩ thuật
Chọn phương án tối ưu
I. Chọn máy cắt
II. Chọn sơ đồ thiết bị phân phối
Chương IVtính toán ngắn mạch
I. Đặt vấn đề
II. Chọn điểm ngắn mạch
Chương V: Chọn dây dẫn và khí cụ điện
I. Chọn máy cắt và dao cách ly
II. Chọn thanh dẫn và thanh góp
Chương VI: Chọn sơ đồ nối điện và thiết bị tự dùng
I. Chọn sơ đồ nối điện
II. Chọn thiết bị tự dùng
-----------------------------------------------
Keyword: download,do an ky thuat,thiet ke,phan dien,trong nha may dien
Nhận xét
Đăng nhận xét