ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO KHU CÔNG NGHIỆP
SV: Phan Tuấn Nghĩa
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ VAI TRÒ KINH TẾ:
Khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên một diện tích rộng lớn gồm có 5 nhà máy và một khu dân cư. Các nhà máy đều là những nhà máy công nghiệp nhẹ và dân dụng, có công suất vừa và nhỏ, nhưng có tầm quan trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc dân. Do đó ta xếp các nhà máy và khu dân cư vào hộ loại một, cần được cung cấp điện liên tục và an toàn.
II. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ PHỤ TẢI:
Phụ tải điện của khu công nghiệp được cấp điện từ nguồn hệ thống có khoảng cách 15 km qua đường dây trên không nhôm lõi thép với cấp điện áp là 35 kV hoặc 110 kV. Dung lượng ngắn mạch về phía hạ áp của trạm biến áp khu vực 400 MVA. Thời gian xây dựng công trình là 1năm, suất triết khấu là 12%/năm, thời gian vận hành công trình là 30 năm.
III. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ:
Khu công nghiệp bao gồm một khu liên hợp, được xây dựng gần với khu dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt vừa tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng mạng điện cho khu công nghiệp. Đây đều là nhũng ngành công nghiệp nhẹ và các nhà máy hoạt động độc lập.
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN
1.1 Khái niệm về phụ tải tính toán:
Phụ tải tính toán là một số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế hệ thống cung cấp điện. Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực tế (biến đổi) Về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Nói một cách khác, phụ tải tính toán cũng làm nóng vật dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất do phụ tải thực tế gây ra. Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính toán thì có thể đảm bảo an toàn về mặt phát nóng cho các thiết bị đó trong mọi trạng thái vận hành.
1.2. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp xác định phụ tải tính toán, nhưng các phương pháp được dùng chủ yếu là:
a. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu:
Một cách gần đúng có thể lấy Pđ = Pđm
Trong đó:
- Pđi, Pđmi: Công suất đặt và công suất định mức của thiết bị thứ i (kW)
- Ptt, Qtt, Stt: Công suất tác dụng, phản kháng và toàn phần tính toán của nhóm thiết bị (kW, kVAR, kVA)
- n: Số thiết bị trong nhóm
- Knc: Hệ số nhu cầu của nhóm hộ tiêu thụ đặc trưng tra trong sổ tay tra cứu Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, thuận tiện. Nhược điểm của phương pháp này là kém chính xác. Bởi hệ số nhu cầu tra trong sổ tay là một số liệu cố định cho trước, không phụ thuộc vào chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm.
b. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất:
Công thức tính:
Trong đó:
- po: Suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất (W/m2). Giá trị po đươc tra trong các sổ tay.
- F: Diện tích sản xuất (m2) Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng khi có phụ tải phân bố đồng đều trên diện tích sản xuất, nên nó được dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế chiếu sáng.
c. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị thành phẩm:
Công thức tính toán:
Trong đó: M: Số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong một năm Wo: Suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm (kWh) Tmax: Thời gian sử dụng công suất lớn nhất (giờ)
Phương pháp này được dùng để tính toán cho các thiết bị điện có đồ thị phụ tải ít biến đổi như: Quạt gió, máy nén khí, bình điện phân… Khi đó phụ tải tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tính toán tương đối chính xác.
d. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số cực đại
Công thức tính:
Trong đó: N: Số thiết bị điện trong nhóm Pđmi: Công suất định mức thiết bị thứ i trong nhóm Kmax: Hệ số cực đại tra trong sổ tay theo quan hệ Kmax = f (nhq, Ksd) Nhq: Số thiết bị sử dụng điện có hiệu quả là số thiết bị giả thiết có cùng công suất và chế độ làm việc, chúng đòi hỏi phụ tải bằng phụ tải tính toán của nhóm phụ tải thực tế. (Gồm có các thiết bị có công suất và chế độ làm việc khác nhau)
Công thức để tính nhq như sau:
Trong đó: Pđm: Công suất định mức của thiết bị thứ i n: Số thiết bị có trong nhóm
Khi n lớn thì việc xác định nhq theo phương pháp trên khá phức tạp do đó có thể xác định nhq một cách gần đúng theo cách sau: + Khi thoả mãn điều kiện: Và Ksd ≥ 0,4 thì lấy nhq = n Trong đó Pđm min, Pđm max là công suất định mức bé nhất và lớn nhất của các thiết bị trong nhóm
------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ VAI TRÒ KINH TẾ
II. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ PHỤ TẢI
III. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA NHÀ MÁY VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về phụ tải tính toán
2.1.2. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán
2.2. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA NHÀ MÁY LIÊN HỢP DỆT
2.2.1. Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
2.2.2. Xác định phụ tải tính toán cho các phân xưởng khác trong toàn nhà máy
2.2.3. Xác định phụ tải tính toán của toàn nhà máy
2.2.4. Biểu đồ phụ tải của các phân xưởng và nhà máy
2.3. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
2.3.1. Xác định phụ tải tính toán của toàn khu công nghiệp
2.3.2. Biểu đồ phụ tải của khu công nghiệp
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CAO ÁP CHO KHU CÔNG NGHIỆP
3.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG CAO ÁP CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
3.2. CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP VẬN HÀNH CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN
3.1. Xác định tâm phụ tải của khu công nghiệp
3.2. Đề xuất các phương án sơ đồ cung cấp điện
3.4. SƠ BỘ LỰA CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN
3.4.1. Chọn công suất trạm biến áp trung tâm của khu công nghiệp
3.4.2. Chọn tiết diện dây dẫn
3.4.3. Chọn máy cắt
3.5. TÍNH TOÁN KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
2.5.1. Phương án đi dây
2.5.2. Phương án đi dây
3.6. THIẾT KẾ CHI TIẾT CHO PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
2.6.1. Chọn dây dẫn 110kV từ hệ thống về khu công nghiệp
2.6.2. Tính ngắn mạch cho mạng cao áp
2.6.3. Chọn và kiểm thiết bị điện cho mang cao áp của khu công nghiệp
2.6.4. Kiểm tra các thiết bị điện phía hạ áp của MBATT đã chọn sơ bộ
2.6.5. Sơ đồ nguyên lý mạng cao áp của khu công nghiệp
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CAO ÁP CHO NHÀ MÁY LIÊN HỢP DỆT
4.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
4.2. CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY
4.2.1. Phương án về các trạm biến áp phân xưởng
4.2.2. Chọn các máy biến áp phân xưởng
4.2.3 Xác định vị trí các trạm biến áp phân xưởng
4.3. PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC TBAPX
4.3.1. Các phương án cung cấp điện cho trạm biến áp phân xưởng
4.3.2. Xác định vị trí đặt trạm biến áp trung gian, trạm phân phối trung tâm của nhà máy:
4.3.3. Lựa chọn phương án nối dây của mạng cao áp
4.4. TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO CÁC PHƯƠNG ÁN
4.4.1. Phương án
4.4.2. Phương án
4.4.3. Phương án
4.4.4. Phương án
4.5. THIẾT KẾ CHI TIẾT MẠNG CAO ÁP CỦA NHÀ MÁY
4.5.1. Chọn dây dẫn từ trạm biến áp trung gian về trạm phân phối trung tâm
4.5.2. Chọn cáp cao áp và hạ áp của nhà máy
4.5.3. Tính toán ngắn mạch để lựa chọn các thiết bị điện
4.5.4. Lựa chọn và kiểm tra các thiết bị điện
4.6. THUYẾT MINH VÀ VẬN HÀNH SƠ ĐỒ
4.6.1. Khi vận hành bình thường
4.6.2. Khi bị sự cố
4.6.3. Khi cần sửa chữa định kỳ
CHƯƠNG V: THIẾT KẾ MẠNG HẠ ÁP PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ
5.1. ĐÁNH GIÁ VỀ PHỤ TẢI CỦA PHÂN XƯỞNG SỦA CHỮA CƠ KHÍ
5.2. LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIÊN CHO PHÂN XƯỞNG
5.2.1. Lựa chọn sơ đồ cung cấp điên cho phân xưởng
5.2.2. Chọn vị trí tủ động lực và phân phối
5.2.3. Sơ đồ đi dây trên mặt bằng và phương thức lắp đặt các đường cáp
5.3. LỰA CHỌN TỦ PHÂN PHỐI VÀ TỦ ĐỘNG LỰC
5.3.1. Nguyên tắc chung
5.3.2. Chọn tủ phân phối
5.3.3. Chọn tủ động lực và dây dẫn từ tủ động lực tới các thiết bị
5.4. TÍNH NGẮN MẠCH PHÍA HẠ ÁP CỦA PXSCCK ĐỂ KIỂM TRA CÁP VÀ ATM
5.4.1. Các thông số của sơ đồ thay thế
5.4.2. Tính toán ngắn mạch và kiểm tra các thiết bị đã chọn
CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ
6.1. MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾU SÁNG
6.2. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
6.2.1. Các hình thức chiếu sáng
6.2.2. Chọn hệ thống chiếu sáng
6.2.3. Chọn loại đèn chiếu sáng
6.2.4. Chọn độ rọi cho các bộ phận
6.3. TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG
6.4. THIÉT KẾ MẠNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG
CHƯƠNG VII: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ĐỂ NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT CỦA NHÀ MÁY
7.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
7.2. CHỌN THIẾT BỊ BÙ
7.3. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BỐ DUNG LƯỢNG BÙ
7.3.1. Xác định dung lượng bù
7.3.2. Phân bố dung lượng bù cho các trạm biến áp phân xưởng
CHƯƠNG VIII: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP B
8.1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN CỦA TRẠM
8.1.1. Chọn máy biến áp B
8.1.2. Chọn thiết bị phía cao áp
8.1.3. Chọn thiết bị hạ áp.
8.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHO TRẠM BIẾN ÁP PHÂN XƯỞNG
8.2.1. Hệ số nối đất của trạm biến áp phân xưởng B
8.2.2. Tính toán hệ thống nối đất
8.3. KẾT CẤU TRẠM VÀ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,cung cap dien,cho khu cong nghiep,phan tuan nghia
Nhận xét
Đăng nhận xét