bao cao thuc tap,tim hieu,ve quy trinh,thiet ke,lap dat,van hanh,he thong fms,tai cong ty,tnhh dau tu,phat trien,dien tu,tu dong hoa dks,mai hong son
BÁO CÁO THỰC TẬP
TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG FMS TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS
SV: Mai Hồng Sơn
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN PHÒNG THỰC HÀNH CƠ ĐIỆN TỬ.
Trong nền sản xuất hiện đại việc thành lập các hệ thống sản xuất linh hoạt đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) Cho phép tự động hoá ở mức độ cao đối với sản xuất hàng loạt nhỏ và hàng loạt vừa trên cơ sở sử dụng các máy CNC, các rôbốt công nghiệp để điều khiển các đối tượng lao động, các đồ gá và các dụng cụ, các hệ thống vận chuyển - tích trữ phôi với mục đích tối ưu hoá quá trình công nghệ và quá trình sản xuất. Đặc điểm của FMS là khả năng điều chỉnh nhanh các thiết bị để chế tạo sản phẩm mới.
Như vậy, nó rất thích hợp không chỉ cho sản xuất hàng khối, hàng loạt lớn mà còn cho sản xuất hàng loạt vừa và hàng loạt nhỏ, thậm chí cả sản xuất đơn chiếc. Tuy nhiên phân tích FMS trong điều kiện sản xuất đơn chiếc cho thấy sự không ăn khớp giữa năng suất của FMS và phương pháp chuẩn bị sản xuất bằng tay. Cũng do việc sử dụng không đồng bộ các hệ thống tự động hoá mà quá trình chuẩn bị sản xuất bị kéo dài.
Sự nối kết các hệ thống tự động riêng lẻ thành một hệ thống duy nhất với sự trợ giúp của mạng máy tính nội bộ cho phép tăng năng suất lao động của các nhà thiết kế, các nhà công nghệ và các nhà tổ chức sản xuất và do đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các hệ thống sản xuất như vậy được gọi là hệ thống sản xuất tích hợp có trợ giúp của máy tính; CIM bao gồm: Thiết kế trợ giúp của máy tính; Lập quy trình có trợ giúp của máy tính; Lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra; Kiểm tra chất lượng có trợ giúp của máy tính; Và sản xuất có trợ giúp của máy tính.
Hiện nay ở nước ta nghiên cứu về FMS và CIM mới chỉ được bắt đầu. Tài liệu về lĩnh vực này bằng tiếng Việt hầu như chưa có. Các hệ thống FMS và CIM mô hình mới được trang bị ở một số trường đại học. Trong tương lai các hệ thống này tiếp tục được đầu tư ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau trên cả nước. Song song với những thiết bị hiện đại là việc rất cần có giáo trình để giảng dạy. Chính vì vậy hệ thống FMS và cuốn tài liệu này được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên các trường ĐH, CĐ thuộc chuyên ngành cơ khí chế tạo. Đồng thời nó cũng được dùng làm tài liệu cho các cán bộ giảng dạy, các học viên cao học và nghiên cứu sinh trong công tác đào tạo và nghiên cứu của mình.
Hệ thông FMS lắp đặt cho TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI gồm 4 trạm Trạm cấp phôi Trạm gia công phôi Trạm điều khiển và giám sát trung tâm Trạm máy tính trung tâm.
Trong mỗi trạm FMS có 3 phần riêng biệt gồm: Panel nút ấn, Panel điều khiển (nguồn, PLC S7 200, mạch điệ tử) Và các cơ cấu chấp hành (động cơ, van khí, cảm biến). Các panel này được kết nối điện với nhau qua cầu đấu và dây COM 25 chân.
V Panel nút ấn.
Phòng cơ điện tử có 3 panel nút ấn tương ứng cho 3 trạm. Trên mỗi panel bao gồm các khóa điện, nút dừng khẩn, nút ấn, chuyển mạch và đèn báo. Panel này sẽ truyền nhận tín hiệu với bộ điều khiển PLC thông qua dây COM 25 chân.
-----------------------------------------
Mục lục
Lời nói đầu
Giới thiệu về công ty
Phần 1 Tìm hiểu hệ thống cung cấp Điện cho công ty
Phần 2 Tìm hiểu ứng dụng Hệ thống công nghệ Tự động hóa trong công ty
Phần 3 Tìm hiểu hệ thống đo lường điều khiển giám sát hoạt động
Phần 4 Nhật ký thực tập
Nhận xét của cán bộ nơi thực tập
----------------------------------------
Keyword: download,bao cao thuc tap,tim hieu,ve quy trinh,thiet ke,lap dat,van hanh,he thong fms,tai cong ty,tnhh dau tu,phat trien,dien tu,tu dong hoa dks,mai hong son
Nhận xét
Đăng nhận xét