Chuyển đến nội dung chính

do an ky thuat,ky thuat,chuyen mach mem


KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH MỀM




CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH

1.1. Một số khái niệm cơ sở

1.1.1. Khái niệm chuyển mạch

Chuyển mạch là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người sử dụng thông qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác, chuyển mạch trong mạng viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông tin.

1.1.2. Hệ thống chuyển mạch

Quá trình chuyển mạch được thực hiện tại các nút mạng, trong mạng chuyển mạch kênh các nút mạng thường được gọi là hệ thống chuyển mạch (Tổng đài), trong mạng chuyển mạch gói thường được gọi là thiết bị định tuyến (Bộ định tuyến). Trong một số mạng đặc biệt, phần tử thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch có thể vừa đóng vai trò thiết bị đầu cuối vừa đóng vai trò chuyển mạch và chuyển tiếp thông tin.

1.1.3. Phân loại chuyển mạch

Các hệ thống chuyển mạch cấu thành mạng chuyển mạch, ta có hai dạng mạng chuyển mạch cơ bản: Mạng chuyển mạch kênh và mạng chuyển mạch gói. Tuy nhiên, dưới góc độ truyền và xử lý thông tin, chuyển mạch còn có thể phân thành bốn kiểu: Chuyển mạch kênh, chuyển mạch bản tin, chuyển mạch gói và chuyển mạch tế bào.

Mạng chuyển mạch kênh thiết lập các mạch (kênh) Chỉ định riêng cho kết nối trước khi quá trình truyền thông thực hiện. Như vậy, quá trình chuyển mạch được chia thành 3 giai đoạn phân biệt: Thiết lập, truyền và giải phóng. Để thiết lập, giải phóng và điều khiển kết nối, mạng chuyển mạch kênh sử dụng các kỹ thuật báo hiệu để thực hiện như một thành phần bắt buộc.

Ngược lại với mạng chuyển mạch kênh là mạng chuyển mạch gói, dựa trên nguyên tắc phân chia các lưu lượng dữ liệu thành các gói tin và truyền đi trên mạng chia sẻ, mỗi gói tin là một thực thể độc lập chứa các thông tin cần thiết cho quá trình xử lý thông tin trên mạng. Các giai đoạn thiết lập, truyền và giải phóng sẽ được thực hiện đồng thời trong một khoảng thời gian và quyết định đường đi được xác lập bởi thông tin trong tiêu đề gói tin.

1.1.4. Kỹ thuật lưu lượng TE

Kỹ thuật lưu lượng TE (Traffic Engineering) Được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong khung làm việc của hạ tầng mạng viễn thông. Mục đích của kỹ thuật lưu lượng là để cải thiện hiệu năng và độ tin cậy của các hoạt động của mạng trong khi tối ưu các nguồn tài nguyên và lưu lượng. Nói cách khác, TE là công cụ sử dụng để tối ưu tài nguyên sử dụng của mạng bằng phương pháp kỹ thuật để định hướng các luồng lưu lượng phù hợp với các tham số ràng buộc tĩnh hoặc động. Mục tiêu cơ bản của kỹ thuật lưu lượng là cân bằng và tối ưu các điều khiển của tải và tài nguyên mạng thông qua các thuật toán và giải pháp kỹ thuật.

1.1.5. Báo hiệu trong mạng viễn thông

Báo hiệu sử dụng các tín hiệu để điều khiển truyền thông, trong mạng viễn thông báo hiệu là sự trao đổi thông tin liên quan tới điều khiển, thiết lập các kết nối và thực hiện quản lý mạng. Các hệ thống báo hiệu có thể phân loại theo đặc tính và nguyên tắc hoạt động gồm: Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng, báo hiệu đường và báo hiệu thanh ghi, báo hiệu kênh liên kết và báo hiệu kênh chung, báo hiệu bắt buộc, v.. V. Các thông tin báo hiệu được truyền dưới dạng tín hiệu điện hoặc bản tin. Các hệ thống báo hiệu trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN (Public Switched Telephone Network) Được đánh số từ No1-No7.

1.1.6. Mạng tích hợp dịch vụ số băng rộng B-ISDN

Mạng tích hợp dịch vụ số băng rộng có nhiệm vụ cung cấp các cuộc nối thông qua chuyển mạch, các cuộc nối cố định hoặc bán cố định, các cuộc nối từ điểm tới điểm hoặc từ điểm tới đa điểm và cung cấp các dịch vụ yêu cầu, các dịch vụ dành trước hoặc các dịch vụ yêu cầu cố định. Cuộc nối trong B-ISDN phục vụ cho các dịch vụ chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói theo kiểu đa phương tiện, đơn phương tiện, theo kiểu hướng liên kết hoặc phi liên kết và theo cấu hình đơn hướng hoặc đa hướng.

1.2. Các tổ chức tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn cho phép các nhà cung cấp thiết bị phát triển các sản phẩm theo một tập các đặc tính chung và người sử dụng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ có thể lựa chọn được các thiết bị từ nhiều nhà cung cấp.

Hệ thống tiêu chuẩn được chia thành hai loại: Tiêu chuẩn thực tế và tiêu chuẩn pháp lý. Tiêu chuẩn thực tế được phát triển bởi một nhà cung cấp thiết bị hoặc một nhóm các nhà cung cấp được chấp thuận bởi các tổ chức tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn pháp lý được lập bởi thỏa thuận chung giữa các tổ chức tiêu chuẩn Quốc gia hoặc Ủy ban tiêu chuẩn Quốc tế. Các tiêu chuẩn liên quan tới lĩnh vực chuyển mạch thuộc về cả hai loại tiêu chuẩn trên, nhưng tập trung chủ yếu trong hệ thống tiêu chuẩn pháp lý. Dưới đây là một số tổ chức tiêu chuẩn và diễn đàn chính.

1.2.1. Liên minh viễn thông Quốc tế ITU

Liên minh viễn thông Quốc tế ITU (International Telecommunication Union) Là một tổ chức liên chính phủ gồm có các Quốc gia thành viên và Thành viên lĩnh vực. Liên minh viễn thông Quốc tế ITU gồm 3 lĩnh vực chính: Lĩnh vực thông tin vô tuyến ITU-R (Radiocommunication); Lĩnh vực tiêu chuẩn hóa viễn thông ITU-T (Telecommunication Standardization); Lĩnh vực phát triển viễn thông ITU-D (Development).

ITU-T được tổ chức bởi 15 nhóm nghiên cứu kỹ thuật và đưa ra các tiêu chuẩn dưới dạng khuyến nghị. Các khuyến nghị của ITU-T trong series Q liên quan tới báo hiệu và chuyển mạch. Ví dụ, Q. 2931 mô tả thủ tục báo hiệu sử dụng để thiết lập kênh ảo điểm-điểm qua giao diện người sử dụng-mạng trong môi trường ATM.

1.2.2. Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO

Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO (International Organization for Standardization) Gồm các Ủy ban tiêu chuẩn của các Quốc gia. Nhiệm vụ của tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO là xúc tiến việc tiêu chuẩn hóa và các hoạt động liên quan trên toàn cầu nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ, phát triển sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Tiêu chuẩn ISO đưa ra các tiêu chuẩn hóa bao trùm tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, trong lĩnh vực viễn thông mô hình hệ thống kết nối hệ thống mở OSI là một tiêu chuẩn phổ biến của ISO. ISO hợp tác với Ủy ban điện tử Quốc tế IEC (International Electronical Commission) Để phát triển các tiêu chuẩn trong mạng máy tính và lập ra Ủy ban liên kết kỹ thuật JCT1 để phát triển các tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

1.2.3. Viện kỹ thuật điện và điện tử IEEE

IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineering) Là cộng đồng chuyên gia kỹ thuật lớn nhất trên thế giới phát triển các tiêu chuẩn trong lĩnh vực điện-điện tử và máy tính thông qua hiệp hội tiêu chuẩn IEEE-SA (Standards Association).

1.2.4. Tổ chức đặc trách kỹ thuật Internet IETF

IETF (Internet Engineering Task Force) Là một cộng đồng mở Quốc tế của các nhà thiết kế mạng, điều hành mạng, các nhà cung cấp thiết bị và các nhà nghiên cứu liên quan tới sự phát triển của kiến trúc Internet. Một số vùng chức năng cơ bản của IETF như: Ứng dụng, Internet, quản lý mạng, các yêu cầu điều hành, định tuyến, bảo mật, truyền tải và dịch vụ người sử dụng.

1.2.5. Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu ETSI

ETSI (European Telecommunications Standards Institute) Là tổ chức tiêu chuẩn hóa viễn thông, phi lợi nhuận và độc lập của châu Âu cũng như của thế giới. Mục tiêu của ETSI nhằm hỗ trợ quá trình tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu thông qua các diễn đàn, tạo điều kiện cho các thành viên chủ chốt đóng góp ý kiến xây dựng các tiêu chuẩn.

1.2.6. Diễn đàn chuyển mạch đa phương tiện MSF

MSF (The Multimedia Switching Forum) Cung cấp các tiêu chuẩn cho chuyển mạch đa dịch vụ dựa trên nền tảng ATM, hỗ trợ các kiểu dịch vụ gồm các dịch vụ IP và dịch vụ ATM cũng như là các dịch vụ khác.

1.2.7. Diễn đàn IP/MPLS

Diễn đàn IP/MPLS là một tổ chức Quốc tế phi lợi nhuận của các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp thiết bị, các trung tâm đo kiểm và người dùng xí nghiệp. Mục tiêu của diễn đàn tập trung vào các giải pháp phát triển và ứng dụng trên hạ tầng công nghệ IP/MPLS.
-------------------------------------
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH
1.1. Một số khái niệm cơ sở
1.1.1. Khái niệm chuyển mạch
1.1.2. Hệ thống chuyển mạch
1.1.3. Phân loại chuyển mạch
1.1.4. Kỹ thuật lưu lượng TE
1.1.5. Báo hiệu trong mạng viễn thông
1.1.6. Mạng tích hợp dịch vụ số băng rộng B-ISDN
1.2. Các tổ chức tiêu chuẩn
1.2.1. Liên minh viễn thông Quốc tế ITU
1.2.2. Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO
1.2.3. Viện kỹ thuật điện và điện tử IEEE
1.2.4. Tổ chức đặc trách kỹ thuật Internet IETF
1.2.5. Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu ETSI
1.2.6. Diễn đàn chuyển mạch đa phương tiện MSF
1.2.7. Diễn đàn IP/ MPLS
1.3. Quá trình phát triển của kỹ thuật chuyển mạch
1.3.1. Chuyển mạch mềm và hướng tiếp cận máy chủ cuộc gọi CS
1.3.2. Hướng tiếp cận phân hệ đa phương tiện IP (IMS)
1.4. Vai trò và vị trí của hệ thống chuyển mạch trong mạng viễn thông
1.4.1. Các thành phần của mạng viễn thông (Telecommunications network)
1.4.1.2. Hệ thống chuyển mạch
1.4.1.3. Thiết bị truyền dẫn
1.4.2. Vai trò của hệ thống chuyển mạch trong mạng viễn thông
1.4.3. Vị trí của hệ thống chuyển mạch trong mạng viễn thông
1.4.3.1. Vị trí của hệ thống chuyển mạch trong mạng PSTN
1.4.3.2. Vị trí của các hệ thống chuyển mạch trong mạng GSM
1.4.3.3. Vị trí của các hệ thống chuyển mạch trong mạng NGN
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU
2.1. Khái niệm
2.2. Động cơ xuất hiện mạng thế hệ sau
2.3. Đặc điểm của NGN
2.4. Cấu trúc NGN
2.5. Các thành phần của NGN
2.6. Phân hệ đa phương tiện IP
2.7. Các dịch vụ mạng thế hệ sau
2.8. Xu hướng phát triển NGN
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH MỀM
3.1. Khái niệm chuyển mạch mềm
3.2. Kiến trúc cơ sở của chuyển mạch mềm
3.3. Cấu trúc chức năng của chuyển mạch mềm
3.3.1. Chức năng điều khiển cổng phương tiện (MGCƯF)
3.3.2. Chức năng định tuyến cuộc gọi và tính cước (R-F, A-F)
3.3.3. Chức năng cổng báo hiệu (SG-F) & báo hiệu cổng truy nhập (AGS-F)
3.3.4. Chức năng Server ứng dụng (AS)
3.3.5. Chức năng cổng phương tiện (MG-F)
3.3.6. Chức năng máy chủ đa phương tiện
3.4. Quá trình xử lý cuộc gọi trong chuyển mạch mềm
3.5. Báo hiệu điều khiển trong chuyển mạch mềm
3.5.1. Báo hiệu điều khiển cuộc gọi
3.5.2. Báo hiệu điều khiển kênh mang
CHƯƠNG IV: CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHUYỂN MẠCH MỀM
4.1. Ứng dụng làm cổng báo hiệu SG
4.2. Ứng dụng cho tổng đài Tandem
4.2.1. Giảm tải các tổng đài chuyển tiếp
4.2.2. Dịch vụ đường dài
4.3. Ứng dụng trong công nghệ VoIP
KẾT LUẬN
------------------------------------------
Keyword: download,do an ky thuat,ky thuat,chuyen mach mem

linkdownload: ĐỒ ÁN KỸ THUẬT 

KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH MỀM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...