ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY BUỒNG ĐỂ SẤY GỖ VỚI NĂNG SUẤT 40M3/MẺ
Sinh Viên: Nguyễn Xuân Phương
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẤY NÔNG LÂM HẢI SẢN
1.1. Khái niệm quá trình sấy
1.1.1. Khái niệm
Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp bay hơi. Trong trường hợp sấy nóng nhiệt được cung cấp nhằm thực hiện nhiệm vụ nung nóng vật liệu sấy từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ thích hợp để vận chuyển ẩm từ các lớp bên trong ra bên ngoài và vận chuyển ẩm từ lớp bề mặt của vật liệu sấy vào môi trường không khí.
1.1.2. Phân loại phương pháp sấy
Sấy có thể được chia làm hai phương pháp:
Sấy tự nhiên (phơi nắng): Sử dụng năng lượng mặt trời để tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy.
Sấy nhân tạo: Sử dụng tác nhân sấy để thực hiện quá trình tách ẩm, tác nhân sấy thường được sử dụng là: Không khí ẩm, khói lò, hơi nước quá nhiệt…Tuy nhiên không khí ẩm vẫn là tác nhân sấy được sử dụng phổ biến nhất.
Tác nhân sấy được sử dụng nhằm thực hiện hai nhiệm vụ sau:
Vận chuyển lượng nhiệt để cung cấp cho vật liệu sấy.
Vận chuyển lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu sấy ra ngoài.
1.1.3. Mục đích của quá trình sấy
Sấy được sử dụng với các mục đích sau đây:
Chế biến: Có thể dùng phương pháp sấy để sản xuất các mặt hàng ăn liền.
Vận chuyển: Do khi ta tách bớt ẩm ra khỏi vật liệu thì khối lượng của nó giảm rất nhiều nên quá trình vận chuyển sẽ đơn giản và giảm chi phí.
Kéo dài thời gian bảo quản: Lượng nước tự do trong thực phẩm là môi trường cần thiết cho vi sinh vật và enzyme hoạt động. Do đó sấy làm giảm lượng ẩm có trong vật liệu nên kéo dài thời gian bảo quản, làm cho chất lượng sản phẩm sấy ít bị thay đổi trong thời gian bảo quản với điều kiện bảo quản tốt.
1.1.4. Những biến đổi cơ bản của quá trình sấy
Trong quá trình sấy xảy ra hai quá trình cơ bản:
Quá trình trao đổi nhiệt: Vật liệu sấy sẽ nhận nhiệt để tăng nhiệt độ và để ẩm bay hơi vào môi trường.
Quá trình trao đổi ẩm: Quá trình này diễn ra do sự chênh lệch giữa độ ẩm tương đối của vật ẩm và độ ẩm tương đối của môi trường không khí xung quanh. Động lực của quá trình này là do sự chênh lệch áp suất hơi trên bề mặt của vật liệu sấy và áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường không khí. Quá trình thải ẩm diễn ra cho đến khi độ ẩm của vật ẩm bằng độ ẩm cân bằng với môi trường không khí xung quanh. Do đó, trong quá trình sấy ta không thể sấy đến độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm cân bằng. Độ ẩm của môi trường không khí xung quanh càng nhỏ thì quá trình sấy càng nhanh và độ ẩm cuối của vật liệu càng thấp. Qua đó có thể kết luận độ ẩm tương đối của môi trường không khí xung quanh là động lực của quá trình sấy, đây cũng là nguyên nhân tại sao khi sấy bằng bơm nhiệt (sấy lạnh) Thì thời gian sấy giảm đi rất nhiều.
1.2. Cơ chế thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy
Quá trình thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy được chia ra làm hai quá trình:
1.2.1. Quá trình khuếch tán nội (trong lòng vật liệu sấy)
Quá trình khuếch tán nội là quá trình chuyển dịch ẩm từ các lớp bên trong ra lớp bề mặt của vật ẩm. Động lực của quá trình này là do sự chênh lệch nồng độ ẩm giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt. Qua nghiên cứu ta thấy rằng ẩm dịch chuyển từ nơi có phân áp suất cao đến nơi có phân áp suất thấp. Như ta đã biết do nhiệt độ tăng nên phân áp suất giảm. Do đó tùy thuộc vào phương pháp sấy và thiết bị sấy mà dòng ẩm dịch chuyển dưới tác dụng của nồng độ ẩm và dòng ẩm dịch chuyển dưới tác dụng của nhiệt độ có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau.
Ta có thể biểu thị tốc độ khuếch tán nội bằng phương trình sau:
Trong đó: W – lượng nước khuếch tán, kg; Dτ – thời gian khuếch tán, giờ; F – diện tích bề mặt khuếch tán, m2; K - hệ số khuếch tán; - gradien độ ẩm.
Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển cùng chiều với nhau sẽ làm thúc đẩy quá trình thoát ẩm, rút ngắn thời gian sấy. Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển ngược chiều nhau sẽ kìm hãm sự thoát ẩm, kéo dài thời gian sấy.
1.2.2. Quá trình khuếch tán ngoại
Quá trình khuếch tán ngoại là quá trình dịch chuyển ẩm từ lớp bề mặt của vật liệu sấy vào môi trường không khí xung quanh. Động lực của quá trình này là do sự chênh phân áp suất hơi trên bề mặt của vật ẩm và phân áp suất hơi trong môi trường không khí.
Lượng nước bay hơi trong quá trình khuếch tán ngoại thực hiện được dưới điều kiện áp suất hơi nước trên bề mặt (Pbm) Lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí (Pkk). Sự chênh lệch đó là. Lượng hơi nước bay hơi tỷ lệ thuận với, với bề mặt bay hơi và thời gian làm khô ta có:
Tốc độ bay hơi nước được biểu diễn như sau:
Trong đó: W – lượng nước bay hơi, kg F – diện tích bề mặt bay hơi, m2 dτ – thời gian bay hơi, giờ B – hệ số bay hơi.
1.2.3. Mối quan hệ giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại
Khuếch tán nội và khuếch tán ngoại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quá trình khuếch tán nội là động lực của quá trình khuếch tán ngoại và ngược lại. Tức là khi khuếch tán ngoại được tiến hành thì khuếch tán nội mới có thể được tiếp tục và như thế độ ẩm của nguyên liệu mới được giảm dần. Tuy nhiên trong quá trình sấy ta phải làm sao cho hai quá trình này ngang bằng với nhau, tránh trường hợp khuếch tán ngoại lớn hơn khuếch tán nội. Vì khi đó sẽ làm cho sự bay hơi ở lớp bề mặt diễn ra mãnh liệt làm cho bề mặt của sản phẩm bị khô cứng, hạn chế sự thoát ẩm. Khi xảy ra hiện tượng đó ta khắc phục bằng cách sấy gián đoạn (quá trình sấy - ủ liên tiếp) Mục đích là để thúc đẩy quá trình khuếch tán nội.
-------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẤY NÔNG LÂM HẢI SẢN
1.1. khái niệm quá trình sấy
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Phân loại phương pháp sấy
1.1.3. Mục đích của quá trình sấy
1.1.4. Những biến đổi cơ bản của quá trình sấy
1.2. Cơ chế thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy
1.2.1. Quá trình khuếch tán nội (trong lòng vật liệu sấy)
1.2.2. Quá trình khuếch tán ngoại
1.2.3. Mối quan hệ giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại
1.3. Các giai đoạn trong quá trình sấy
1.3.1. Giai đoạn nung nóng vật liệu sấy
1.3.2 Giai đoạn sấy đẳng tốc
1.3.3 Giai đoạn sấy giảm tốc
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ làm khô
1.4.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí
1.4.3. Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí
1.4.4. Ảnh hưởng của áp suất tác nhân sấy
1.4.5. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu
1.4.6. Ảnh hưởng của việc ủ ẩm
1.4.7. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu
1.5. Các phương pháp sấy và thiết bị sấy
1.6. Một số thiết bị sấy ứng dụng để sấy Nông lâm Hải sản qua khảo sát thực tế
1.6.1. Sử dụng thiết bị sấy buồng để sấy thóc, ngô, đậu tương ở Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình.
1.6.2. Sử dụng hệ thống sấy buồng để sấy gỗ ở Công ty Cổ phần Chế biến Lâm sản xuất khẩu Nam Định.
1.7. Tình hình chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam và lý do chọn đề tài.
1.7.1. Vài nét sơ lược về chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt nam.
1.7.2. Lý do chọn đề tài.
1.8. Tổng quan về công nghệ sấy gỗ.
1.8.1. Khái niệm về sấy gỗ.
1.8.2. Mục đích của sấy gỗ.
1.8.3. Tầm quan trọng của sấy gỗ.
1.8.4. Các khuyết tật của gỗ sấy sản sinh trong quá trình sấy.
1.8.5. Các phương pháp sấy gỗ
CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN NHIỆT HỆ THỐNG SẤY BUỒNG ĐỂ SẤY GỖ
2.1. Chọn chế độ sấy.
2.2. Khối lượng vật liệu sấy ra vào mỗi giai đoạn.
2.3. Lượng ẩm cần bốc hơi.
2.4. Xác định các thông số ngoài trời.
2.5. Xác định entanpy của tác nhân sấy trước quá trình sấy
2.6. Xây dựng quá trình sấy lý thuyết
2.7. Xác định các kích thước cơ bản của hệ thống sấy
2.8. Tính các tổn thất.
2.8.1 Giai đoạn 1.
2.8.2. Giai đoạn (2)
2.8.3. Giai đoạn (3)
2.9. Xác định các thông số tác nhân sấy sau quá trình sấy thực.
2.10. Cân bằng nhiệt và hiệu suất nhiệt hệ thống sấy.
2.11. Tính công suất nhiệt của hệ thống sấy.
CHƯƠNG III. TÍNH CHỌN CALORIFER VÀ LÒ HƠI
3.1. Tính chọn calorifer.
3.2. Tính chọn lò hơi.
CHƯƠNG IV. BỐ TRÍ THIẾT BỊ, TÍNH TRỞ LỰC VÀ CHỌN QUẠT
4.1. Bố trí thiết bị của hệ thống sấy.
4.2. Tính toán chọn quạt.
4.3. Kiểm tra, trang bị điện hệ thống sấy.
4.3.1. Xác định độ ẩm của vật liệu sấy.
4.3.2 Kiểm tra chế độ sấy.
4.3.2.1. Xác định nhiệt độ tác nhân sấynhân sấy.
4.3.2.2 Xác định nhiệt độ bầu ướt tư.
4.3.2.3. Xác định tốc độ tác nhân
------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,he thong,say buong,de say go,voi nang suat,40m3/me,nguyen xuan phuong
Nhận xét
Đăng nhận xét