do an tot nghiep,he thong,dieu khien,thiet bi,tu xa,thong qua,may tinh,trinh hoang long,tran thanh hien,phan thanh tien
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA THÔNG QUA MÁY TÍNH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Cô BÙI THỊ KIM CHI
HỌC SINH THỰC HIỆN: 1. Trịnh Hoàng Long
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT VI ĐIỀU KHIỂN AT89C51
I. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC PHẦN CỨNG AT89C51:
- Đặc điểm và chức năng hoạt động của các IC họ MSC51 hoàn toàn tương tự như nhau. Ở đây giới thiệu ICAT89C51 là một họ IC vi điều khiển do hãng Intel của Mỹ sản xuất.
Các đặc điểm của AT89C51 được tóm tắt như sau:
4 KB EPROM bên trong.
128 Byte RAM nội.
4 Port xuất/nhập I/O 8 bit.
Giao tiếp nối tiếp.
64 KB vùng nhớ mã ngoài
64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoại.
Xử lí Boolean (hoạt động trên bit đơn).
210 vị trí nhớ có thể định vị bit.
II. KHẢO SÁT SƠ ĐỒ CHÂN AT89C51, CHỨC NĂNG TỪNG CHÂN:
Chức năng các chân của AT89C51:
- AT89C51 có tất cả 40 chân có chức năng như các đường xuất nhập. Trong đó có 24 chân có tác dụng kép (có nghĩa 1 chân có 2 chức năng), mỗi đường có thể hoạt động như đường xuất nhập hoặc như đường điều khiển hoặc là thành phần của các bus dữ liệu và bus địa chỉ.
A. Các Port: R
Port 0:
- Port 0 là port có 2 chức năng ở các chân 32 – 39 của AT89C51. Trong các thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các đường IO. Đối với các thiết kế cỡ lớn có bộ nhớ mở rộng, nó được kết hợp giữa bus địa chỉ và bus dữ liệu.
Port 1:
- Port 1 là port IO trên các chân 1-8. Các chân được ký hiệu P1.0, P1.1, P1.2, … có thể dùng cho giao tiếp với các thiết bị ngoài nếu cần. Port 1 không có chức năng khác, vì vậy chúng chỉ được dùng cho giao tiếp với các thiết bị bên ngoài.
Port 2:
- Port 2 là 1 port có tác dụng kép trên các chân 21 - 28 được dùng như các đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết bị dùng bộ nhớ mở rộng.
Port 3:
- Port 3 là port có tác dụng kép trên các chân 10 - 17. Các chân của port này có nhiều chức năng, các công dụng chuyển đổi có liên hệ với các đặc tính đặc biệt của AT89C51 như ở bảng sau: Các ngõ tín hiệu điều khiển:
Ngõ tín hiệu PSEN (Program store enable):
- PSEN là tín hiệu ngõ ra ở chân 29 có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng thường được nói đến chân 0E\ (output enable) Của Eprom cho phép đọc các byte mã lệnh.
- PSEN ở mức thấp trong thời gian Microcontroller AT89C51 lấy lệnh. Các mã lệnh của chương trình được đọc từ Eprom qua bus dữ liệu và được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong AT89C51 để giải mã lệnh. Khi AT89C51 thi hành chương trình trong ROM nội PSEN sẽ ở mức logic 1.
Ngõ tín hiệu điều khiển ALE (Address Latch Enable):
- Khi AT89C51 truy xuất bộ nhớ bên ngoài, port 0 có chức năng là bus địa chỉ và bus dữ liệu do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ. Tín hiệu ra ALE ở chân thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa chỉ và dữ liệu khi kết nối chúng với IC chốt.
- Tín hiệu ra ở chân ALE là một xung trong khoảng thời gian port 0 đóng vai trò là địa chỉ thấp nên chốt địa chỉ hoàn toàn tự động. Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và có thể được dùng làm tín hiệu clock cho các phần khác của hệ thống. Chân ALE được dùng làm ngõ vào xung lập trình cho Eprom trong AT89C51.
Ngõ tín hiệu EA\ (External Access):
- Tín hiệu vào EA\ ở chân 31 thường được mắc lên mức 1 hoặc mức 0. Nếu ở mức 1, AT89C51 thi hành chương trình từ ROM nội trong khoảng địa chỉ thấp 8 Kbyte. Nếu ở mức 0, AT89C51 sẽ thi hành chương trình từ bộ nhớ mở rộng. Chân EA\ được lấy làm chân cấp nguồn 21V khi lập trình cho Eprom trong AT89C51.
Ngõ tín hiệu RST (Reset):
-Ngõ vào RST ở chân 9 là ngõ vào Reset của AT89C51. Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên cao ít nhất là 2 chu kỳ máy, các thanh ghi bên trong được nạp những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống. Khi cấp điện mạch tự động Reset.
Các ngõ vào bộ dao động X1, X2:
- Bộ dao động được tích hợp bên trong AT89C51, khi sử dụng AT89C51 người thiết kế chỉ cần kết nối thêm thạch anh và các tụ như hình vẽ trong sơ đồ. Tần số thạch anh thường sử dụng cho AT89C51 là 12Mhz.
Chân 40 (Vcc) Được nối lên nguồn 5V.
III. HOẠT ĐỘNG TIMER CỦA AT89C51:
1. GIỚI THIỆU:
- Bộ định thời của Timer là một chuỗi các Flip Flop được chia làm 2, nó nhận tín hiệu vào là một nguồn xung clock, xung clock được đưa vào Flip Flop thứ nhất là xung clock của Flip Flop thứ hai mà nó cũng chia tần số clock này cho 2 và cứ tiếp tục.
- Vì mỗi tầng kế tiếp chia cho 2, nên Timer n tầng phải chia tần số clock ngõ vào cho 2n. Ngõ ra của tầng cuối cùng là clock của Flip Flop tràn Timer hoặc cờ mà nó kiểm tra bởi phần mềm hoặc sinh ra ngắt. Giá trị nhị phân trong các FF của bộ Timer có thể được nghĩ như đếm xung clock hoặc các sự kiện quan trọng bởi vì Timer được khởi động.
- Các Timer được ứng dụng thực tế cho các hoạt động định hướng. AT89C51 có 2 bộ Timer 16 bit, mỗi Timer có 4 mode hoạt động. Các Timer dùng để đếm giờ, đếm các sự kiện cần thiết và sự sinh ra tốc độ của tốc độ Baud bởi sự gắn liền Port nối tiếp.
- Mỗi sự định thời là một Timer 16 bit, do đó tầng cuối cùng là tầng thứ 16 sẽ chia tần số clock vào cho 216 = 65.536.
- Trong các ứng dụng định thời, 1 Timer được lập trình để tràn ở một khoảng thời gian đều đặn và được set cờ tràn Timer. Cờ được dùng để đồng bộ chương trình để thực hiện một hoạt động như việc đưa tới 1 tầng các ngõ vào hoặc gởi dữ liệu đếm ngõ ra. Các ứng dụng khác có sử dụng việc ghi giờ đều đều của Timer để đo thời gian đã trôi qua hai trạng thái (ví dụ đo độ rộng xung). Việc đếm một sự kiện được dùng để xác định số lần xuất hiện của sự kiện đó, tức thời gian trôi qua giữa các sự kiện.
-------------------------------------------
Mục lục
PHẦN A: LÝ THUYẾT
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT VI ĐIỀU KHIỂN AT89C
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A
CHƯƠNG III: CỔNG NỐI TIẾP
PHẦN B: THI CÔNG
CHƯƠNG I Mạch nguyên lý
CHƯƠNGII Một số linh kiện
CHƯƠNG III: Phần mềm
CHƯƠNG VI: Điều Khiển
PHẦN C: TỔNG KẾT
-------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,he thong,dieu khien,thiet bi,tu xa,thong qua,may tinh,trinh hoang long,tran thanh hien,phan thanh tien
Nhận xét
Đăng nhận xét