ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ BỘ THỰC HÀNH ỔN ÁP XOAY CHIỀU THEO NGUYÊN TẮC BIẾN ÁP
Lời Nói Đầu
Ngày nay khi nền công nghiệp phát triển thì nhu cầu sử dụng điện trong đời sống và sản xuất chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.. Nguồn năng lượng điện với ưu thế là nguồn năng lượng dễ sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường và con người có thể sản xuất được. Bởi vậy điện năng dần thay thế các năng lượng khác như than, dầu mỏ, khí đốt….. Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện rất lớn.. Một vấn đề cần được giải quyết đối với người vận hành điện cũng như các hộ sử dụng điện là có một nguồn điện chất lượng cao, thể hiện ở các tính năng như là: Sự ổn định điện áp, thời gian cung cấp điện … ổn định điện áp ảnh hưởng rất nhiều tới các thông sô kĩ thuật, các chỉ tiêu kinh tế của thiết bị điện.
Nhóm em đã chọn đề tài” Thiết kế bộ thực hành nguồn ổn áp xoay chiều theo nguyên tắc biến áp” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn để các bạn sinh viên khoá sau được thực hành nắm chắc kiến thức hoàn chỉnh về nguồn ổn áp, để từ đó có thể thiết kế máy ổn áp dân dụng hay máy ổn áp trong công nghiệp. Qua 4 năm học tập tại Khoa Điện__ Trường Đại Học Bách Khoa, chúng em đã được học tập và tìm hiểu nhiều kiến thức chuyên ngành. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Lưu Đức Dũng và các anh tại trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ tự động - Hà Nội, chúng em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách nghiêm túc và đúng thời hạn. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn và khối lượng kiến thức đã được học tập, chúng em không tránh khỏi sai sót trong khi thưc hiện, vì vậy chúng em rất mong sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy cô để đồ án thiết kế này hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI ỔN ÁP XOAY CHIỀU
Ổn định điện áp ảnh hưởng rất nhiều tới các thông số kĩ thuật, các chỉ tiêu kinh tế của thiết bị điện, cụ thể:
• Đối với động cơ không đồng bộ khi điên áp giảm xuống 10% thì momen quay giảm 19%, hệ số trượt tăng 27.5%, dòng roto tăng 14%, dòng Stato tăng 10%, nếu giảm tiếp 20% thì momen giảm 36%. Ngược lại khi điện áp tăng lên 10% thì mô men quay tăng lên 21%, hệ số trượt giảm xuống 20%, dòng điện Rôto giảm xuống 18%, dòng điện stato giảm xuống còn 10%.
• Đối với thiết bị chiếu sáng, khi điện áp giảm xuống 10% thì quang thông
30%. Điện áp giảm xuống 20% thì một số đèn huỳnh quang không có khả năng phát sáng. Khi điện áp tăng 10% thì quang thông của đèn tăng lên 35%, tuổi thọ của đèn giảm đi ba lần.
• Nguồn ổn áp đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị được điều khiển tự động hoá cao, các dây chuyền sản xuất, các bộ vi xử lý. Do đó để có một dòng điện ổn định đáp ứng tốt cho các nhu cầu về sản xuất và dân sinh là một yêu cầu vô cùng cấp thiết. Cho đến nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép thiết kế bộ nguồn ổn áp theo nhiều phương pháp như:
-ổn áp sắt từ có tụ
-ổn áp sắt từ không tụ
-ổn áp dùng khuếch đại từ - ổn áp dùng máy biến áp kêt hợp điều khiển tự động
-ổn áp kiểu bù ở mỗi phương án có ưu, nhược điểm đặc trưng riêng về thông số kĩ thuật, chỉ tiêu kinh tế. I. Giới thiệu chung:
Do lưới điện dao động nhiều ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của các thiết bị điện nên người ta đã chế tạo thiết bị tự động ổn định điện áp (gọi tắt là ổn áp). ổn áp là một thiết bị có thể tự động duy trì điện áp ra thay đổi trọng phạm
Vi nhỏ khi điện áp vào thay đổi trong một phạm vi lớn. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các loại ổn áp cũng ngaỳ càng được cải tiến từ đơn giản đến phức tạp và chất lượng ngày càng tốt hơn.
Để đánh giá được chất lượng của ổn áp chúng ta có thể dựa trên 4 tiêu chí sau:
+ Dải thay đổi điện áp đầu vào càng lớn càng tốt, điều này chứng tỏ khả năng ổn định điện áp đầu ra của ổn áp khi đầu vào thay đổi.
+ Độ ổn định của điện áp ra hay sai số của điện áp ra thực tế so với mức điện áp ra mong muốn.
+ Độ tác động nhanh của ổn áp khi điện áp lưới thay đổi đột ngột nhằm giữ cho điện áp ra của ổn áp luôn ổn định.
+ Độ méo dạng sóng của điện áp ra.
------------------------------------------
Mục Lục
Chương I: Tổng quan về các loại ổn áp xoay chiều
I. Giới thiệu chung
II. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các loại ổn áp thông dụng
Chương II: Thiết kế và tính toán mạch lực của bộ thực hành ổn áp xoay chiều theo nguyên tắc biến áp
I. Cấu trúc của mô hình thực hành
II. Tính toán, lựa chọn các phần tử trong mô hìnhthực hành
Chương III: Thiết kế chế tạo mạch điều khiển
I. Thiết kế mạch điều khiển động cơ secvô
II. Thiết kế bộ nguồn cho mạch điều khiển
Chương IV: Thiết kế mạch bảo vệ cho bộ thực hành ổn áp
I. Giới thiệu chung
II. Thiết kế chế tạo mạch bảo vệ điện áp ngoài dải làm việc
III. Nguyên lý làm việc của mạch bảo vệ điện áp ngoài
IV. Chọn linh kiện
V. Một số thiết bị bảo vệ khác
Chương V: Lắp ráp chế tạo bộ thực hành ổn áp
I. Lắp ráp mạch điều khiển động cơ secvô
II. Lắp ráp mạch bảo vệ điện áp ngoài dải làm việc
III. Lắp ráp bộ nguồn nuôi mạch điều khiển
IV. Lựa chọn biến áp tín hiệu và biến áp nguồn nuôi
V. Lựa chọn biến áp tự ngẫu và biến áp ổn áp
VI. Lắp ráp khối động lực
VII. Lắp ráp khối modul điều khiển
Chương VI: Tài liệu hướng dẫn thực hành
Kết luận chung
---------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,bo thuc hanh,on ap,xoay chieu,theo nguyen tac,bien ap
Nhận xét
Đăng nhận xét