ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Ngày nay, cùng với những hiểm hoạ có thể xảy ra với con người thì hoả hoạn cũng là một trong những mối nguy hiểm mà con người cần đề phòng nhất. Hậu quả mà nó gây ra cho chúng ta là rất lớn, rất khó có thể lường được, Do đó mà chúng tôi đề cập ở đây là chúng ta cần có cảnh giác cao về phòng cháy, chữa cháy. Chúng ta cần trang bị đầy đủ những phương tiện phòng cháy chữa cháy để kịp thời xử lí nhanh khi có xự cố xảy ra. Chỉ có những hệ thống báo cháy, chữa cháy được thiết kế đúng đắn, đầy đủ chức năng, ổn định và đạt tiêu chuẩn mới có thể đảm bảo cho cao ốc, nhà xưởng, ngôi nhà thân yêu của mình một cách chắc chắn khỏi những rủi ro do hoả hoạn gây ra. Với những sản phẩm được thiết kế phù hợp, đạt tiêu chuẩn sẽ mang đến những tính năng hữu dụng nhất:
-Có thể tránh được những mối nguy hiểm do hoả hoạn gây ra.
-Báo trước được những hiểm hoạ do cháy nổ sắp xảy ra (nhờ hệ thống các đầu dò, đầu báo nhiệt, đầu báo khói, đầu báo gas...)
-Có thể xử lí dễ dàng khi xảy ra xự cố (nhờ những thiết bị chữa cháy được thiết kế phù hợp, hoàn hảo và dễ xử dụng).
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống bao gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tiến hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.
II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1, Thành phần của hệ thống báo cháy
Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
+ , Trung tâm báo cháy Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: Một mainboard, một biến thế, một battery.
+ , Thiết bị đầu vào
- Đầu báo: Báo khói, báo nhiệt, báo lửa.. .
- Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn) + , Thiết bị đầu ra
- Bảng hiển thị phụ (bàn phiếm)
- Chuông báo động, còi báo động
- Đèn báo động, đèn Exit
- Bộ quay số điện thoại tự động.
2, Giải thích chi tiết các thiết bị:
+ Trung tâm báo cháy: (tủ trung tâm, trung tâm điều khiển, controlpanel) Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng cửa hệ thống cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy năng lượng hoặc các sự cố tín hiệu kỹ thuật, hiển thị các thông tin và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như: Đứt dây chập mạch.
+ Thiết bị đầu vào: Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy (sự tăng nhiệt, toả khói, phát sáng, phát lửa), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.
- Đầu báo khói: (Smoke detector) Là thiết bị giám sát trực tiếp phát hiện ra dáu hiệu khói để truyển các tín hiệu về trung tâm xử lý. Thời gian truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy của các đầu báo khói không quá 30s. Mật độ khói trong môi trường tại khu vực đặt đầu báo vượt qua ngưỡng cho phép (10%-20%) Thì đầu báo sẽ phát tín hiệu về trung tâm để xử lí.
- Đầu báo nhiệt: (Heat detector)
Dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi được bảo vệ, khi nhiệt độ của môi trường không thoả mãn những qui định của các đầu báo nhiệt do nhà sản xuất qui định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xủ lí.
-Đầu báo lửa: (Flame detector)
Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu, rồi gửi tín hiệu về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa.
Đầu báo lửa rất nhạy cảm với các tia cực tím và được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh tình trạng báo cháy giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu về trung tâm báo cháy khi có hai xung cảm ứng tia cực tím sau hai khoảng thời gian mỗi thời kỳ là 5S.
Đầu báo lửa xử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ những nơi mà ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy (ví dụ: Kho chứa chất lòng dễ cháy)
- Công tắc khẩn cấp (Emergency breaker)
Được lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang, các cầu thang để xử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phếp người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện diện trong khu vực đó biết để có biện pháp xử lý hoả hoạn và di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.
+ Thiết bị đầu ra:
Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) Giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.
-Bảng hiển thị phụ: Hiển thị thông tin các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp nhận biết tình trạng nơ xảy ra sụe cố để xử lý kịp thời.
-Chuông báo cháy: Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban, hành lang, cầu thang hoặc những nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo cho những người xung quanh có thể biết được sự cố đang sảy ra để có phương án xử lý, di tản kịp thời. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp cho nhân viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hoả hoạn (bảng hiển thị phụ) Sẽ biết khu vực nào xảy ra hoả hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các nhân viên có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.
-Đèn: Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi loại đèn có chức năng khác nhau (Đèn chỉ lối thoát hiểm, đèn báo cháy, đèn báo phòng)
-Bàn phiếm: Là phương tiện điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím, bạn có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng, như nhập lệnh đưa hệ thống vào chế độ giám sát, hoặc có thể ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong toàn bộ hệ thống, hoặc có thể lập trình để hệ thống tự động chuyển sang chế độ giám sát vào một thời gian nhất định trong ngày đối với một khu vực nào đó.
-----------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
I: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY
II: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1, Thành phần của hệ thống báo cháy
2, Giải thích chi tiết các thiết bị
III: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1, Cách Nhận Biết Và Báo Cháy
2, Thiết Bị Báo Động
3, Phân Loại Hệ Thống Báo Cháy
4, Yêu cầu kỹ thuật đối với các bộ phận liên kết
5, Yêu cầu kỹ thuật đối với nguồn điện và tiếp đất bảo vệ
PHẦN II: SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
I: HƯỚNG DẪN ĐẤU LẮP TỦ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG PARADOX
1, Giới thiệu trung tâm báo cháy Paradox
2, Cách đấu dây
-------------------------------------------
keyword: download,do an mon hoc,he thong,phong chay,chua chay,tu dong
Nhận xét
Đăng nhận xét