Chuyển đến nội dung chính

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH PHỤC VỤ SẢN XUẤT TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH PHỤC VỤ SẢN XUẤT TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ






MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây lúa (Oryza sativa L.) Là loại cây lương thực chính có từ lâu đời cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Ở Việt Nam, tập quán canh tác cây lúa đã đi vào văn hóa, xã hội và hình thành nên nền văn hóa trồng lúa nước đặc sắc, riêng biệt với những nấc thăng trầm của lịch sử phát triển của đất nước. Ngoài ra, sản phẩm từ lúa gạo là thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam nói riêng và của đông đảo cộng đồng dân cư trên thế giới nói chung.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 75% dân số sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Tính đến năm 2014, diện tích đất trồng lúa ở nước ta là 7,8 triệu ha, tổng sản lượng lúa đạt 44,84 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 57,4 tạ/ha. Vì vậy, chúng ta không những có đủ lương thực tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực mà còn dư một lượng lớn để phục vụ xuất khẩu [125].

Theo thống kê, xuất khẩu gạo năm 2014 đạt gần 6,38 triệu tấn, trị giá 2,96 tỷ USD, giảm 3,25% về lượng nhưng tăng nhẹ 1,03% về kim ngạch so với năm 2013 và đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ, Thái Lan [126]. Góp phần vào thành tích to lớn trên trước hết phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các giống lúa mới cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) Có diện tích lúa gieo cấy hàng năm khoảng 373,3 ngàn ha, chiếm 4,78% diện tích lúa cả nước. Năm 2014, sản lượng lúa toàn vùng đạt 2,185 triệu tấn, chiếm 4,87% sản lượng lúa cả nước; Năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 58,5 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân cả nước 1,1 tạ/ha [125]. Mặc dù diện tích và sản lượng lúa toàn vùng so với cả nước không lớn nhưng đây là vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến khá phức tạp khá bất lợi cho sản xuất nông nghiệp; Tình hình hạn hán, thiếu nước ngày càng có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu cho sản xuất lúa. Trước những thách thức đó, đòi hỏi các nhà khoa học, phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tác động của thời tiết, tăng năng suất, sản lượng lúa, đảm bảo được an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của vùng. Những năm gần đây, các giống lúa mới có năng suất cao và biện pháp kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất đã nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo của vùng. Tuy nhiên, giống lúa được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tại các địa phương trong vùng đa số là những giống lúa có năng suất cao nhưng phẩm chất gạo thấp, một số giống có thời gian sinh trưởng dài, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận kém như Q5, Khang dân 18, DV108, Ải 32, IR17494, Xi23, NX30.. . Vì thế, việc nghiên cứu tuyển chọn giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất, chất lượng khá, ít nhiễm sâu bệnh hại nhằm bổ sung vào cơ cấu giống lúa, tạo điều kiện thuận lợi để bố trí mùa vụ né tránh thiên tai hạn hán, lũ lụt ở những vùng sản xuất lúa khó khăn trong điều kiện khí hậu biến đổi như hiện nay là thực sự cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”

2. Mục đích đề tài

Tuyển chọn được giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, năng suất cao, ổn định, chất lượng khá; Và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác (thời vụ gieo, lượng giống gieo sạ, liều lượng bón đạm) Nhằm phục vụ sản xuất thâm canh lúa tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học - Các kết quả thu được của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn giống lúa ngắn ngày cho vùng Duyên hải nam Trung bộ. - Đã tuyển chọn được một số giống lúa ngắn ngày triển vọng, sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, có tính thích nghi và độ ổn định cao, phù hợp với sản xuất tại các tỉnh Duyên hải nam Trung bộ. - Cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ngắn ngày, chất lượng; Là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống lúa ngắn ngày tại vùng nghiên cứu.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đã tuyển chọn được 2 giống lúa MT18cs và LTH 134 (AIQ1102), có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng khá bổ sung vào cơ cấu giống lúa, góp phần đảm bảo ổn định năng suất và sản lượng lúa của vùng Duyên hải Nam Trung bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay. - Khuyến cáo cho sản xuất quy trình thâm canh giống lúa mới ngắn ngày triển vọng (thời vụ gieo; Mật độ sạ và liều lượng đạm) Phù hợp để thâm canh lúa trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng Duyên hải nam Trung bộ.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài luận án tập trung nghiên cứu nguồn vật liệu 9 giống lúa thuần mới thuộc nhóm ngắn ngày, được thu thập từ các nguồn lai tạo trong nước và nhập nội. - Nghiên cứu về đặc điểm nông học, tiềm năng cho năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận; Khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái vùng Duyên hải Nam Trung bộ của 9 giống lúa mới. Thí nghiệm được thực hiện liên tục 4 vụ (Đông Xuân 2011-2012, Hè Thu 2012; Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013); Được bố trí tại 3 địa điểm tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Trại Giống cây trồng Nam Phước, tỉnh Quảng Nam; Trạm Khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; Trại Giống cây Nông nghiệp Hòa An, tỉnh Phú Yên).

- Sử dụng một giống lúa mới cực ngắn ngày được tuyển chọn làm đối tượng để nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật (thời vụ gieo sạ; Lượng giống gieo sạ và liều lượng bón đạm). Các thí nghiệm được thực hiện liên tục 2 vụ (Đông Xuân 2012 -2013 và Hè Thu 2013), trên đất phù sa không được bồi hàng năm, có độ phì trung bình tại Trạm Khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. - Xây dựng mô hình thâm canh giống lúa mới được tuyển chọn và biện pháp kỹ thuật mới của đề tài nghiên cứu đề xuất được thực hiện 2 vụ (Đông

Xuân 2013 -2014 và Hè Thu 2014), tại 6 Trạm giống cây trồng ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên.

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Đề tài đã phối hợp với các cơ quan tác giả tuyển chọn được 2 giống lúa mới là: MT18cs và LTH 134 (AIQ1102), có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, năng suất cao ổn định đạt từ 62- 65 tạ/ha, chất lượng khá, ít nhiễm sâu bệnh hại; Được đánh giá là giống có triển vọng cho sản xuất tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Các giống lúa này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho phép sản xuất thử tại Quyết định số: 498/QĐ-TTƯCLT, ngày 29/10/2013 và Quyết định số: 58/QĐ-TTƯCLT, ngày 13/3/2014 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật sản xuất thâm canh giống lúa cực ngắn ngày trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ gồm: Thời vụ thích hợp trong vụ Đông Xuân gieo sạ từ 27/12 đến 05/01, vụ Hè Thu gieo sạ từ 03/6 đến 10/6; Lượng hạt giống gieo sạ và lượng đạm bón thích hợp trên một ha là: 90 kg hạt giống và 120 kg N trên nền 5 tấn phân chuồng hoai mục cùng với 80 kg P2O5 và 90 kg K2O.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống lúa

1.1.1. Nghiên cứu về những đặc điểm nông sinh học của cây lúa Lúa là cây trồng đa dạng kiểu hình, mỗi giống có những đặc điểm riêng mà ta có thể dựa vào đó để nhận biết như chiều cao cây, kích thước lá, màu sắc thân lá, dạng bông, dạng hạt, màu sắc hạt, thời gian sinh trưởng [32]. Các nhà chọn tạo và khảo nghiệm giống trước khi chuẩn bị cho bất kỳ chương trình chọn tạo và khảo nghiệm giống nào cũng cần có những thông tin đầy đủ về các đặc điểm nguồn vật liệu khởi đầu của giống. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm nông học, khả năng chống chịu của các giống lúa đã được tiến hành từ lâu và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa. Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc nảy mầm cho đến khi chín, thường thay đổi từ 90 - 180 ngày tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong canh tác lúa hiện đại, các nhà nông học hết sức quan tâm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa vì đây là yếu tố có tương quan chặt đến năng suất và việc bố trí thời vụ, cơ cấu luân canh của người nông dân trong cả một năm.

Theo Suichi Yosida (1985) Cho rằng thời gian sinh trưởng ở cây lúa chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên, có thể chia thành 3 giai đoạn là sinh trưởng dinh dưỡng, sinh thực và chín. Thời gian sinh trưởng của cây lúa thường chiếm từ 90 - 180 ngày từ khi nảy mầm cho đến khi chín, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và môi trường sinh trưởng. Trong điều kiện nhiệt đới, giai đoạn sinh trưởng sinh thực (thời kỳ làm đòng) Cần khoảng 30 ngày, thời kỳ chín chiếm 30 ngày và thời gian còn lại dành cho giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng [73].

Như vậy, thời gian sinh trưởng của cây lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng dinh dưỡng. Yosida (1981) Cho rằng những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì không thể cho năng suất cao do sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế.

Ngược lại, những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá dài thì cũng cho năng suất thấp vì dễ bị lốp đổ và chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, các giống có thời gian trong khoảng 120 ngày có khả năng cho năng suất cao. Như vậy, thời gian sinh trưởng ngắn đến mức nào thì không ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất. Theo Yosida (1981) Cho biết đối với lúa gieo thẳng cần khoảng 90 ngày và 100 ngày đối với lúa cấy [119].

Thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc tính cảm quang hay cảm ôn của giống. Khi gieo cấy vào thời vụ khác nhau với điều kiện ngoại cảnh khác nhau tùy theo giống sẽ có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau. Trong điều kiện ở miền Trung nước ta, do ảnh hưởng của của điều kiện nhiệt độ thấp ở đầu vụ Đông Xuân, do đó thời gian sinh trưởng của cùng một giống lúa nếu gieo cấy vào vụ Đông Xuân thường sẽ dài hơn gieo cấy trong vụ Hè Thu. Trong cùng một vụ, nếu thời vụ gieo cấy sớm hay muộn thì thời gian sinh trưởng của một giống lúa cũng thay đổi. Ngay cả trong cùng một thời vụ gieo cấy ở vụ Đông Xuân, năm nào trời rét lúa trỗ muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài, năm nào ấm thì ngược lại. Trong vụ Hè Thu, nhiệt độ ít thay đổi qua các năm nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa tương đối ổn định. Chiều cao cây lúa là một chỉ tiêu hình thái có liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác, đặc biệt là tính chống đổ, cây lúa có thân ngắn và cứng có khả năng kháng đổ tốt hơn [91]. Theo các nhà nghiên cứu của IRRI (1996) [38], chiều cao cây được đánh giá theo thang điểm như sau: - Điểm 1: Bán lùn (vùng trũng < 110 cm; Vùng cao < 90 cm); - Điểm 5: Trung bình (vùng trũng 110-130 cm; Vùng cao 90-125 cm); - Điểm 9: Cao (vùng trũng > 110 cm; Vùng cao > 125 cm).

Theo Guliaep (1975) Xác định 4 kiểu gen kiểm tra chiều cao cây. Ông nhận thấy, có trường hợp tính lùn được kiểm tra bởi 1 cặp gen lặn, có trường hợp bởi 2 cặp và đa số trường hợp do 8 gen lặn kiểm tra [32]. Những kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lùn của IRRI khẳng định rằng: Các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (Dee-geo-Woo-gen, I-geo-tze) Chúng mang gen lùn lặn tạo cho thân ngắn nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài bông, điều này rất có ý nghĩa trong chọn giống [32].

Chiều cao cây là một trong những tính trạng quan trọng liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chịu phân bón của giống. Thân rạ cao dễ đổ ngã sớm, bộ lá rối tăng hiện tượng bóng rợp, tạo điều kiện cho sâu bệnh cư trú, gây cản trở quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp về hạt làm cho hạt bị lép, lửng và giảm năng suất. Chiều cao cây lúa thích hợp từ 90-100 cm, có thể cao đến 120 cm, trong một số điều kiện nào đó được coi là lý tưởng về năng suất [76]. Thân cây lúa dày hơn thì khả năng tích lũy chất khô tốt hơn. Thân cứng và dày có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống đổ ngã và dẫn tới chỉ số thu hoạch cao hơn [82]. Nếu thân lá không cứng khoẻ, không dày, thì dễ đổ ngã, tán lá che khuất lẫn nhau làm gia tăng một số bệnh hại dẫn đến năng suất giảm [113]. Sự phát triển của các lóng đốt quyết định đến chiều cao cây và liên quan tới khả năng chống đổ. Hiện nay, các giống lúa mới thấp cây đang dần thay thế các giống lúa cao cây vì chúng có khả năng chống đổ tốt hơn khi đầu tư thâm canh để đạt năng suất cao [20].

Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh là một đặc điểm của cây lúa, đặc điểm này có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, nhánh lúa là những cành mọc lên từ nách lá của mỗi đốt trên thân chính hoặc trên các nhánh khác trong thời gian sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa đẻ nhánh theo quy luật chung. Tuy nhiên, các giống lúa khác nhau thì thời gian đẻ nhánh khác nhau.

Nguyễn Văn Hiển (2000) Nghiên cứu các tổ hợp lai có nhận xét rằng kiểu đẻ nhánh chụm và đứng thẳng là lặn, kiểu đẻ nhánh xòe là trội. Các kết quả nghiên cứu cho rằng tính đẻ nhánh khỏe là tính trạng di truyền số lượng, có hệ số di truyền từ thấp đến trung bình và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các điều kiện ngoại cảnh [32].

Theo Bùi Huy Đáp (1970) Khi nghiên cứu về đặc tính đẻ nhánh cho biết “Nhánh không bao giờ phát triển khi lá tương đương với nó vẫn chưa phát triển xong, nhánh không bao giờ phát triển nữa khi lá bị khô” [20]. Đinh văn Lữ (1978) Cho rằng những giống lúa đẻ rải rác thì trỗ bông không tập trung dẫn đến lúa chín không đều nên không có lợi cho quá trình thu hoạch và làm giảm năng suất [44].

Như vậy, các giống lúa có khả năng đẻ nhánh khỏe, tập trung sẽ rất cần thiết để đạt được năng suất cao vì giảm đáng kể nhánh vô hiệu và thuận lợi cho quá trình thu hoạch. Khả năng đẻ nhánh sớm là một đặc tính tốt của cây lúa, không làm cây lúa phát triển quá mạnh ở các giai đoạn sau và gây hiện tượng che khuất lẫn nhau giữa các tầng lá. Số nhánh mang đặc tính di truyền số lượng, khả năng đẻ nhánh sớm liên quan với khả năng sinh trưởng mạnh và sớm của các giống lúa lùn cải tiến, nhưng nó lại di truyền độc lập với nhiều đặc tính quan trọng khác. Ở giống lúa cải tiến, người ta thường chọn cá thể đẻ nhánh sớm hơn [92]. Nghiên cứu về bộ lá lúa là một đặc trưng hình thái giúp phân biệt các giống khác nhau, đồng thời lá lúa còn là cơ quan quang hợp. Vì vậy, màu sắc, kích thước, độ dày lá, góc độ lá có ảnh hưởng đến năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế. Theo Yosida (1985) Cho rằng một lá lúa hoàn chỉnh bao gồm: Bẹ lá, bản lá, tai lá và thìa lìa. Các giống lúa chín sớm và chín trung bình có từ 10 - 18 lá trên thân chính, các giống mẫn cảm với chu kỳ quang có số lá ổn định trong hầu hết các điều kiện. Thông thường sự phát triển của 1 lá lúa cần khoảng 100 độ ngày ở thời kỳ trước khi phân hóa đòng và cần 170 độ ngày sau khi phân hóa đòng. Thời gian sống của từng lá cũng rất khác nhau, các lá phía trên có thời gian sống lâu hơn các lá phía dưới. Như vậy, lá đòng có thời gian sống lâu nhất [73].

Trong một phạm vi nhất định, diện tích lá có mối tương quan thuận với lượng quang hợp, vượt quá giới hạn này lượng chất khô thực tế giảm vì quá trình hô hấp cũng có tương quan thuận với chỉ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào giống, mật độ cấy, lượng phân bón. Diện tích lá tăng dần trong quá trình sinh trưởng, tăng mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh rộ và đạt tối đa trước lúc trổ bông. Các giống lúa thấp cây, lá đứng có thể tăng mật độ cấy để nâng cao hệ số diện tích lá. Các giống lúa cao cây, xoè nên hạn chế khả năng tăng mật độ vì dễ dẫn tới hiện tượng các lá che khuất lẫn nhau, khi đó không những không tăng được lượng quang hợp mà còn tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại nặng [22]. Nguyễn Văn Hiển (2000) Cho rằng, tính trạng lá đứng thẳng được kiểm tra bởi một gen lặn có hệ số di truyền cao, cặp gen này có tác động đa hiệu vừa gây nên thân ngắn, vừa làm cho bộ lá đứng thẳng cứng và ngắn [32].

1.1.2. Những nghiên cứu về yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa

Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: Số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Số bông trên một đơn vị diện tích bị tác động bởi 3 yếu tố: Số nhánh hữu hiệu, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật (mật độ cấy, tưới nước, bón phân.. .). Số bông có tính quyết định đến năng suất và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mật độ gieo cấy, khả năng đẻ nhánh, khả năng chịu đạm. Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng, đẻ khỏe, chịu đạm có thể gieo cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích [22]. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và khối lượng hạt đóng góp 26% [25].

Trên ruộng lúa cấy, số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào năng lực đẻ nhánh, chỉ tiêu này xác định chủ yếu vào khoảng 10 ngày sau khi đẻ nhánh tối đa. Ở ruộng lúa gieo thẳng số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào lượng hạt gieo và tỷ lệ mọc mầm [73].

Theo Nguyễn Văn Hoan (2006): Sự tương quan giữa năng suất và số bông/khóm ở mỗi giống lúa là khác nhau, ở những giống thuộc nhóm bán lùn có tương quan chặt (r = 0,85), nhóm lùn có tương quan vừa (r = 0,62) Và 10 nhóm cao cây có tương quan vừa (r = 0,54). Sự tương quan giữa năng suất và số hạt trên bông thì ngược lại, nhóm cao cây có tương quan rất chặt (r = 0,96), nhóm bán lùn và lùn có tương quan vừa (r = 0,62 - 0,66). Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu thực chất là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có hai mặt: Khi mật độ hay số bông/m2 tăng trong phạm vi nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối cùng tăng, đó là quan hệ thống nhất. Nhưng số bông/m2 tăng cao quá sẽ làm khối lượng bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ giảm, đó là quan hệ mâu thuẫn. Vì vậy cần phải điều tiết mối quan hệ này sao cho hợp lý để năng suất cuối cùng là cao nhất [36].

................................


DANH MỤC VIẾT TẮT

BNN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV: Bảo vệ thực vật
DHNTB: Duyên hải Nam Trung bộ
D/ R: Dài/ rộng
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Đ/ C: Đối chứng
ĐX: Đông Xuân
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông nghiệp và lươngthực Liên hợp quốc)
GCT: Giống cây trồng
HT: Hè Thu
Kg: Kilôgam
KL1.000 hạt: Khối lượng 1.000 hạt
KT: Kỹ thuật
MT: Miền Trung
N/ P/ K: Đạm/ Lân/ Kali
NLN: Nông Lâm nghiệp
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
SD: Độ lệch chuẩn
SE: Sai số chuẩn
TB: Trung Bình
TCN: Tiêu chuẩn nghành
TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia
TGST: Thời gian sinh trưởng
TLGN: Tỷ lệ gạo nguyên
TLGX: Tỷ lệ gạo xay
TTKKNG, SPCT: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích đề tài
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Những đóng góp mới của luận án
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống lúa
1.1.2. Những nghiên cứu về yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa
1.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất lúa và các yếu tố liên quan
1.1.4. Nghiên cứu về chất lượng gạo, cơm và yếu tố ảnh hưởng
1.1.5. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa
1.2. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về mật độ gieo cấy và phânbón cho cây lúa
1.2.1. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về mật độ gieo cấy cho câylúa
1.2.2. Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về phân bón cho cây lúa
1.3. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về thời vụ gieo, cấy đối vớicây lúa
1.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến sinh trưởng cây lúa
1.3.2. Nghiên cứu về mùa vụ gieo, cấy đối với cây lúa
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Tuyển chọn giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất vàchất lượng khá, thích nghi với điều kiện sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trungbộ
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật hoàn thiện quy trình thâm canhgiống lúa ngắn ngày được tuyển chọn trên đất phù sa không được bồi hàng năm 2.2.3. Xây dựng mô hình hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa ngắnngày được tuyển chọn tại vùng nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng khá, thích nghi với điều kiện sản xuất tại vùng Duyênhải Nam Trung bộ
3.1.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm
3.1.2. Phản ứng của các giống lúa thí nghiệm với một số loại sâu bệnh hại
3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm
3.1.4. Kết quả đánh giá tính thích nghi và độ ổn định về năng suất của các giốnglúa thí nghiệm tại vùng nghiên cứu
3.1.5. Đánh giá chất lượng của các giống lúa thí nghiệm
3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật hoàn thiện quy trình thâmcanh giống lúa mới cực ngắn ngày triển vọng trên đất phù sa không được bồihàng năm tại vùng nghiên cứu
3.2.1. Kết quả nghiên cứu liều lượng bón đạm và lượng giống gieo sạ thích hợpđối với giống lúa MT18cs trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Ngãi
3.2.2. Kết quả nghiên cứu thời vụ gieo sạ thích hợp đối với giống lúa MT18cs tạivùng nghiên cứu.
3.3. Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật thâm canhgiống lúa ngắn ngày được đề tài đề xuất tại vùng nghiên cứu
3.3.1. Quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng cựcngắn ngày tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ được đề tài nghiên cứu đề xuất
3.3.2. Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng biện pháp kỹ thuật mới đã được đềtài nghiên cứu đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.
1. Kết luận.
2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nguồn vật liệu các giống lúa mới đưa vào nghiên cứuBảng 2.2. Công thức thí nghiệm liều lượng phân đạm và lượng giống gieo sạ
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.2. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giốnglúa thí nghiệm
Bảng 3.4. Năng suất thực thu của các giống lúa ở các điểm thí nghiệm trong vụ ĐX 2011- 2012 và ĐX 2012- 2013 (tạ/ ha)
Bảng 3.5. Năng suất thực thu của các giống lúa ở các điểmthí nghiệm trong vụ HT 2012 và HT 2013 (tạ/ ha)
Bảng 3.6. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân
Bảng 3.7. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Hè Thu
Bảng 3.8. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm (Ij)
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.10. Đặc tính chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.11. Chất lượng cơm của các giống lúa tham gia thí nghiệm
Bảng 3.12. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa MT18cs trongvụ ĐX 2012- 2013 tại Quảng Ngãi
Bảng 3.13. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa MT18cs trongvụ Hè Thu 2013 tại Quảng Ngãi
Bảng 3.14. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón đến khả năng đẻnhánh và chiều cao cây của giống lúa MT18cs
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh và chiềucao cây của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013tại Quảng Ngãi
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều caocây của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tạiQuảng Ngãi
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón đến chỉ sốdiện tích lá, diện tích lá đòng và độ tàn lá của giống MT18cs trongvụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến chỉ số diện tích lá, diện tíchlá đòng và độ tàn lá của giống MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá, diện tích láđòng và độ tàn lá của giống MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của của lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón đến khảnăng tích lũy chất khô của giống lúa MT18cs
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng tích lũy chất khôcủa giống lúa MT18cs
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng tích lũy chất khô củagiống lúa MT18cs
Bảng 3.23. Tình hình sâu hại của giống lúa MT18cs ở các công thức thí nghiệm
Bảng 3.24. Tình tình bệnh hại và khả năng chống đổ ngã của giống lúa MT18cs ở các công thức thí nghiệm
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón đến các yếutố cấu thành năng suất của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012-2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến các yếu tố cấu thành năngsuất của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tạiQuảng Ngãi
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suấtcủa giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tạiQuảng Ngãi
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón đến năng suấtlý thuyết và năng suất thực thu giống lúa MT18cs trong vụ ĐX2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến năng suất giống lúa MT18cstrong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi.
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất giống lúa MT18cstrong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi
Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trong vụ ĐX 2012-2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi 4
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thời vụ gieo sạ đến thời gian sinh trưởng, khả năngđẻ nhánh và diện tích lá đòng của giống lúa MT18cs trong vụ ĐX2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của thời vụ gieo sạ đến tình hình sâu bệnh hại của giốnglúa MT18cs. 0
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suấtcủa giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tạiQuảng Ngãi.
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến năng suất của giống lúa MT18cstrong vụ ĐX 2012- 2013 và HT2013 tại Quảng Ngãi 3
Bảng 3.36. Một số đặc điểm nông học của giống MT18cs ở các mô hình trongvụ ĐX 2013-2014 và HT 2014
Bảng 3.37. Tình hình sâu bệnh hại đối với giống lúa MT18cs trong vụ ĐX 2013-2014 và HT 2014.7
Bảng 3.38. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa MT18cs
Bảng 3.39. Năng suất của giống lúa MT18cs tại các mô hình 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ năng suất các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2011-2012
Hình 3.2. Biểu đồ năng suất các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2012-2013 4
Hình 3.3. Biểu đồ năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ HT2012
Hình 3.4. Biểu đồ năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ HT2013
Hình 3.5. Tương quan giữa lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón với hệ sốdiện tích lá xanh giai đoạn kết thúc đẻ nhánh của giống MT18cs.
Hình 3.6: Tương quan giữa lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón với hàmlượng chất khô của giống lúa MT18cs giai đoạn chín
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu của giống MT18cs ở các lượnggiống gieo sạ khác nhau trong vụ ĐX và HT
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu của giống lúa MT18cs ở cáclượng đạm bón khác nhau trong vụ ĐX và HT 1
Hình 3.9. Tương quan giữa lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón với năngsuất thực thu của giống lúa MT18 trong vụ Đông Xuân 2012
Hình 3.10. Tương quan giữa lượng giống gieo sạ và lượng đạm bón với năngsuất thực thu của giống lúa MT18 trong vụ Hè Thu 2012 3
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu của giống lúa MT18cs ở cáccông thức thí nghiệm về thời vụ gieo sạ trong vụ ĐX và HT


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

 [1]. Đỗ Việt Anh, Nguyễn Xuân Dũng và cs (2013), Kết quả bước ầu về nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn cho vùng ất cạn và vùng sinh thái có iều kiện khó khăn, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 263-270.
 [2]. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, Phạm Văn Ba, Cao Kỳ Sơn, Bùi Thị Trâm & Lê Duy Mỳ (1996), Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa lai Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 21-46.
 [3]. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền & Nguyễn Văn Chiến (2003), Bón phân cân ối cho cây trồng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 34-44.
 [4]. Bùi Chí Bửu (1996), “Nghiên cứu nâng cao chất lượng lúa gạo tỉnh Cần Thơ”, Sở KHCN và MT tỉnh Cần Thơ, 68 trang.
 [5]. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lạng (2007), Chọn giống cây trồng phương pháp truyền thống và phân tử, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
 [6]. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), Một số vấn ề cần biết về gạo xuất khẩu, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 78 trang.
 [7]. Lê Văn Căn (1964), Tình hình sử dụng phân lân bón cho lúa các nước, nghiên cứu đất phân, tập IV, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
 [8]. Lê Văn Căn (chủ biên) (1978), Giáo trình nông hóa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [9]. Lê Văn Căn (1966), Hiệu lực phosphorit bón cho lúa Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [10]. Lê Hữu Cần (2010), Nghiên cứu xác ịnh liều lượng phân bón thích hợp cho một số giống lúa thuần Trung Quốc mới nh p nội tại Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ II, tháng 1/2012, tr 14-21.
 [11]. Chang và Jenning (1968), Lúa muộn người khổng lồ của châu Á nhiệt ới, (Bản dịch), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 2.
 [12]. Lưu Minh Cúc, Lưu Thị Ngọc Huyền, Lê Huy Hàm (2013), Ứng dụng công nghệ sinh học trong xác ịnh tính ồng nhất, tính khác biệt và tính ổn ịnh của lúa phục vụ cho khảo nghiệm DUS, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 248-254.
 [13]. Phạm Văn Cường, Phạm Thị Khuyên, Phạm Văn Diệu (2005), Ảnh hư ng của liều lượng ạm ến năng suất chất khô các giai oạn sinh trư ng và năng suất hạt của một số giống lúa lai và lúa thuần, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp – tập III, số 5/2005.
 [14]. Phạm Văn Cường, Hà Thị Minh Thuỳ (2006), Ảnh hư ng của m t ộ trồng ến tốc ộ tích luỹ chất khô các giai oạn sinh trư ng và năng suất hạt của lúa lai F1 và lúa thuần, Báo cáo khoa học hội thảo Quản lý nông học vì sự phát triển Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [15]. Lê Doãn Diên (1995), Nghiên cứu chất lượng lúa gạo Việt Nam, Hội thảo quốc gia Cây lương thực và Cây thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [16]. Lê Doãn Diên (2003), Nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [17]. Bùi Đình Dinh (1999), Quản lý sử dụng phân hoá học trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [18]. Bùi Đình Dinh (1995), “Tổng quan về sử dụng phân bón Việt Nam”, Hội thảo quốc gia chiến lược phân bón với đặc điêm đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [19]. Đinh Dĩnh (1970), Bón phân cho lúa, nghiên cứu về lúa ở nước ngoài, tập I, Nhà xuất bản Khoa học.
 [20]. Bùi Huy Đáp (1970), Lúa xuân miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 15-21.
 [21]. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [22]. Nguyễn Ngọc Đệ (2009), Giáo trình cây lúa, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. HCM, 340 p.
 [23]. Vũ Hiếu Đông và Nguyễn Thị Lang (2005), “Nghiên cứu biến động độ hóa hồ (Gelatinization temperature) Trên hạt gạo (Oryza sativa)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1, tr. 61-63.
 [24]. Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phượng, Ảnh hư ng của m t ộ sạ ến năng suất lúa vụ hè thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh H u Giang, Tạp chí Khoa học 2011: 18b 248-253.
 [25]. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Công Vượng (2001), Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [26]. Trần Đình Giỏi, Lê Thị Dự và Phạm Văn Sơn (2013), Tuyển chọn và phát triển giống lúa cực sớm ể thâm canh, tăng vụ, né lũ, mặn cho tỉnh trà Vinh, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 225-233.
 [27]. Gros. A (1977), Hướng dẫn thực hành bón phân cho lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
 [28]. Gupta. P. C và Otoole. J. C, 1976, Chọn giống và công tác giống cây trồng (bản dịch), Nhà xuất bản Nông nghiệp.
 [29]. Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình bón phân cho cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 19-33.
 [30]. Nguyễn Xuân Hiển, Trần Long và Vũ Huy Trang (1976), Nghiên cứu lúa nước ngoài, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
 [31]. Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Nhàn (1982), Giống lúa miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 102 – 104.
 [32]. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trình chọn giống cây trồng, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
 [33]. Nguyễn Văn Hoan (1999), Lúa lai và kỹ thu n thâm canh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [34]. Nguyễn Văn Hoan (2002), Kỹ thu t thâm canh mạ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [35]. Nguyễn Văn Hoan (2003), Cây lúa và kỹ thu t thâm canh lúa cao sản hộ nông dân, Nhà xuất bản Nghệ An.
 [36]. Nguyễn Văn Hoan (2006), Cẩm nang cây lúa, Nhà xuất bản Lao động, tr. 169-180.
 [37]. Lại Đình Hòe, Đặng Bá Hoàn, Hồ Công Trực và Cs (2013), Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ thu t canh tác cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 278-286.
 [38]. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn ánh giá cây lúa, (Xuất bản lần thứ 4), Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam dịch và xuất bản.
 [39]. Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Miền, Phạm Văn Tính, Vũ Thị Nhường, Bùi Kim Vật, Đoàn Văn Thành, Đỗ Thế Hiếu và Nguyễn Anh Dũng (2013), Kết quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần vùng ồng bằng sông Hồng, giai oạn 2011-2013, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 217-224.
 [40]. Nguyễn Thị Lang (2013), Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa xuất khẩu cho ồng bằng sông Cửu Long (giai oạn 2011-2013), Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 187-191.
 [41]. Nguyễn Thị Lẫm (1994), Nghiên cứu ảnh hư ng của ạm ến sinh trư ng phát triển và năng suất của một số giống lúa, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [42]. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn & Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 35-60.
 [43]. Nguyễn Văn Luật (2001), Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [44]. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17-20.
 [45]. Nguyễn Hữu Nghĩa (1995), Nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới năng suất cao cho vùng thâm canh giai oạn 1991-1995, Báo cáo tổng kết đề tài KH 01 – 02, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [46]. Trần Như Nguyện (1979), Giống lúa VN10, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông nghiệp I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [47]. Võ Đình Quang (1999), Trạng thái lân trong ất Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 3, Viện thổ nhưỡng Nông hoá, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [48]. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch cây trồng: QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT (2010). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 [49]. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa: QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT (2011). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 [50]. Lưu Văn Quỳnh, Nguyễn Thị Huyền, Tạ Thị Huy Phú, Trần Vũ Thị Bích Kiều, Phạm Văn Nhân và Trần Văn Mạnh (2013), Kết quả chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, phù hợp vùng sinh thái Nam Trung bộ (2010-2012), Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 287-296.
 [51]. Mai Văn Quyền (1985), Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa (Bản dịch), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [52]. Smit-Xui (1962), Dinh dưỡng khoáng của cây lúa, bón phân và cải tạo ất lúa nước, Nhà xuất bản Khoa học.
 [53]. Trần Thúc Sơn (1996), Nâng cao hiệu quả phân ạm bón cho lúa nước thông qua quản lý dinh dưỡng tổng hợp, Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 2, Viện thổ nhưỡng Nông Hoá, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [54]. Trần Thúc Sơn & Đặng Văn Hiếu (1995), Xác ịnh lượng phân bón thích hợp cho lúa trên ất phù sa Sông Hồng ể có năng suất cao và hiệu quả kinh tế, Đề tài KN 01-10, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [55]. Tài nguyên thực vật Đông Nam Á (2000), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 5-20.
 [56]. Phạm Chí Thành (1976), Giáo trình Phương pháp thí nghiệm ồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
 [57]. Nguyễn Trung Tiền (2002), Thí nghiệm bón phân ạm (N), Kali (K) Và m t ộ sạ cho cây lúa trên ất nhiễm mặn tại tỉnh Kiêng Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ II, 6/2005, tr 17-20.
 [58]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5715: 1993 về gạo-Phương pháp xác ịnh nhiệt hóa hồ qua ộ phân hủy kiềm (1993), Bộ Khoa học và Công nghệ.
 [59]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5716-1: 2008 về gạo-Phương pháp xác ịnh hàm lượng amyloza (2008), Bộ Khoa học và Công nghệ.
 [60]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8370: 2010. Thóc tẻ, (2010) Bộ Khoa học và Công nghệ.
 [61]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8372: 2010 về gạo trắng-Phương pháp xác ịnh tỷ lệ trắng trong, trắng bạc và ộ trắng bạc, (2010), Bộ Khoa học và Công nghệ.
 [62]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373: 2010 về gạo trắng-Phương pháp ánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho iểm (2010), Bộ Khoa học và Công nghệ.
 [63]. Nguyễn Duy Tính và ctv (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [64]. Phan Hữu Tôn (2002), Ảnh hư ng của lượng phân bón và m t ộ cấy ến sinh trư ng, phát triển giống lúa TN13-5, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2/2004, tr 207-209.
 [65]. Nguyễn Thị Trâm (2001), Chọn giống lúa lai, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 64 – 67.
 [66]. Khuất Hữu Trung, Lê Huy Hàm và Cs (2013), Nghiên cứu giả mã genome một số giống lúa ịa phương của Việt Nam, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 192-200.
 [67]. Dương Xuân Tú (2013), Tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân tử, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 234-241.
 [68]. Đào Thế Tuấn (1970), Sinh lý ruộng lúa năng suất cao, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
 [69]. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
 [70]. Nguyễn Văn Tuất, Phạm Đức Hùng (2007), Ảnh hư ng của m t ộ sạ, phương pháp bón ạm và chế ộ nước tưới ến sinh trư ng và năng suất lúa cao sản tại An Giang, Bình Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 3/2010, tr 27-33.
 [71]. Nguyễn Vi (1982), Bí ẩn của ất trồng lúa năng suất cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 1-28,59-65,99-115.
 [72]. Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
 [73]. Suichi Yoshida (1985), Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Mai Văn Quyền dịch.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

 [74]. A. Dobermann, K. G. Cassman, D. T. Walters, and C. Witt, Balancing Short-Term and Long-Term Goals in Nutrient Management, Better Crops/Vol. 89 (2005, No. 4).
 [75]. Arvind K. Shukla, V. K. Singh, B. S. Dwivedi, S. K. Sharma, and K. N. Tiwari, Site-Specific Nutrient Management for Maximum Economic Yield of the Rice-Wheat Cropping System, INDIA, Better Crops/Vol. 88 (2004, No. 4).
 [76]. Bahmaniar M. A. And Ranjbar G. A. (2007), “Response of rice (Oryza sativa L.) Cooking quality properties to nitrogen and potassium application”, Pakistan journal of Biological sciences, 10 (10), pp. 1880 – 1884.
 [77]. Bangwaek, C. Varga B. S and Robles R. P (1994), Effect temperature regime on grain chakiness in rice, IRRI.
 [78]. Benito S, Vergara (1979), A Farmer’s Primer on growing rice, IRRI Los Banos Lagara Philippines, pp. 88-89.
 [79]. Broadlent F. E, (1979), Mineralization of organic nitrogen in paddy soil. In: Nitrogen and rice IRRI, PO. BOX 933. Manila, philippines
 [80]. Chang T. T, Masaijo T, Sanrith B and Siwi B. H (1984), varietal Improvemet of Upland rice in Southeast Asian and an Overview of Upland rice Reseach, pp. 433.
 [81]. Chang T. T. And Somrith B. (1979), “Genetic studies on the grain quality of rice”, Proceedings of the workshop on chemical aspects of rice grain quality, IRRI, Los Banos, Philippines, pp. 49-58.
 [82]. Clarkson D. T. And Hanson J. B. (1980), “The mineral nutrition of higher plant”, Annual Review, Plant physiology, 31, pp. 239.
 [83]. Cuong Van Pham, Murayama, S. Ishimine. Y, Kawamitsu, Y. Motomura, K. And Tsuzuki (2004), Sterility of TGMS line, heterosis for grain yield and related characters in F1 hybrid rice (Oriza sativa L.), Journal of plant production Science.
 [84]. D. P. Biradar, Y. R. Aladakatti, T. N. Rao, and K. N. Tiwari, Site-Specific Nutrient Management for Maximization of Crop Yields in Northern Karnataka, SOUTH ZONE INDIA, Better Crops/Vol. 90 (2006, No. 3).
 [85]. De Datta S. K, Burush R. J, (1989), Inteqrated nitrogen management in lowland rice. Adv. Soil science. 10.
 [86]. Duy Pham Quang, Mitsugu Hirano, Satoru Sagawa and Eiki Kuroda (2004), Analysis of the dry matter production process related to yield components of rice plant grown under practice of nitrogen-free basal dressing accompanied with sparse planting density, Plant Production Science 7 (2).
 [87]. Gene Stevens and David Dunn, New Methods for Managing Midseason Nitrogen in Rice, NORTH AMERICA, Better Crops/Vol. 92 (2008, No. 4).
 [88]. Gu. M. H, X. B Pan (1986), Genetic analysis of the pedigree of improved cultivates of Indica rice in South China, Sei. Agr. Sinica.
 [89]. Hargopal. S (1988), Economy of fertilizer thruoggreen-manuring in rice, Indian Jounal of AgriCultural Sciences, Indian.
 [90]. Huysmans A. A. C (1965), Milling quality of paddy rice as influenced hy timing of harvest, Int. Rice Comm, Newsl.
 [91]. IRRI. (1976), Annual report for 1975, IRRI, Los banos, Philippines, p. 479.
 [92]. Jenning P. R, W. R Coffmen and H. E Kauffman (1979), Rice improvement, IRRI, Los Bnaros, Philippines, pp. 101-102
 [93]. Juliano. B. O (1985), “Rice chemistry and Technology”, The American Association of cereal chemists, Ind, M. Innesita, USA.
 [94]. J. W. Johnson, T. S. Murrell and H. F. Reetz, Jr, Balanced Fertility Management: A Key to Nutrient Use Efficiency, OHIO, Better Crops/Vol. 81 (1997, No. 2).
 [95]. Khush G. S. And Comparator (1994), Rice genetics and Breeding, IRRI, Manila, Philippines.
 [96]. Khush G. S., Paule C. M. And De La Cruz N. M. (1979), “Rice grain quality evaluation and improvement at IRRI”, Proceedings of the workshop on chemical aspects of rice grain quality, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines, pp. 21-31.

LINK DOWNLOAD LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH PHỤC VỤ SẢN XUẤT TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - TRẦN VĂN MẠNH - CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 62620110NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU - TS. NGUYỄN NHƯ HẢI

++++++++++++++++++

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể