LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
MICROSTRIP - LOG PERIODIC ANTENNA CHO HỆ THỐNG UWB
GVHD : ThS. NGUYỄN DƯƠNG THẾ NHÂN
SVTH : NGUYỄN HOÀI ANH
PHẦN I: XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ULTRA - WIDE BAND (UWB)
1.1. Giới thiệu
Công nghệ Ultra – Wide Band (UWB) Là công nghệ khá mới trong truyền thông hiện nay. UWB là kỹ nghệ vô tuyến truyền dữ liệu với tốc độ cao ở khoảng cách ngắn, băng thông rộng và công suất thấp. UWB truyền nhận thông tin nhờ việc sử dụng hàng triệu xung cực hẹp (độ rộng khoảng vài trăm ps) Trong mỗi giây.
Kỹ thuật UWB được bắt đầu sử dụng từ khoảng 20 năm trở lại đây, đầu tiên UWB chỉ được sử dụng cho các mục đích quân sự như các ứng dụng radar dò tìm vật thể…. Từ 14-2-2002, FCC (Federal Communication Commission) Đã cho phép sử dụng UWB trong dải tần từ 3.1 GHz – 10.6 GHz cho các mục đích dân sự. Ngày nay, kỹ thuật UWB được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thông tin liên lạc. Nhờ đó các ứng dụng của UWB ngày càng mở rộng và phát triển.
1.2. Đặc điểm của UWB:
Những hệ thống thông tin dựa trên nguyên tắc phát xung (Impulse radio) Cũng như các hệ thống radar xung (impulse radar) Đều sử dụng những xung rất hẹp (vài trăm ps). Do đó sẽ tạo ra tín hiệu có phổ vô cùng rộng (ultra – wideband spectrum). Và kỹ thuật điều chế sử dụng cho các hệ thống này là: Điều chế vị trí xung (Pulse Posititon Modulation – PPM).
Các tín hiệu UWB là các tín hiệu ở bộ xung tương đối khó. Tuy nhiên nhờ mật độ công suất nhỏ mà các tín hiệu UWB sẽ chống được hiện tượng giao thoa (interference). Đây là trở ngại lớn trong các hệ thống thông tin băng hẹp. UWB có đặc điểm khác có hệ thống thông tin khác là: Băng thông rất rộng và được truyền dưới dạng không sóng mang (carrierless).
Băng thông của hệ thống UWB lớn hơn rất nhiều băng thông của các hệ thống hiện tại sử dụng trong thông tin liên lạc. UWB là tín hiệu có băng thông tỷ lệ chiếm 20% của tần số trung tâm hoặc băng thông tối thiểu 500MHz bất kể băng thông tỷ lệ.
Các tín hiệu UWB là tín hiệu giống nhiễu (Noiselike). Do đó, việc nhận và tách tín hiệu ở bộ thu tương đối khó. Tuy nhiên nhờ mật độ công suất nhỏ mà tín hiệu UWB sẽ chống được hiện tượng giao thoa, đây là khó khăn lớn nhất trong hệ thống thông tin băng hẹp. Do phụ thuộc vào độ rộng và hình dạng của xung, băng thông của tín hiệu có thể đạt được vài trăm MHz đến vài GHz trong khi đối với các hệ thống khác, băng thông thường nhỏ hơn 10% tần số trung tâm.
Với băng thông rất rộng, UWB có kênh truyền vượt trội so với các hệ thống vô tuyến khác. Dung lượng kênh truyền theo định lý Shannon được định nghĩa như sau: C = BW log2 (1 + SNR) (1.1)
Với: C: Dung lượng kênh (bits/sec) BW: Băng thông kênh truyền (Hz) SNR: Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
Phương trình trên cho thấy dung lượng kênh truyền tăng tuyến tính theo băng thông, mà băng thông của kỹ thuật UWB rất lớn nên kỹ thuật UWB có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ cao, dung lượng lớn.
Phương pháp điều chế thời gian (Time – Modulated) Cho UWB dựa trên việc phát không liên tục các xung Gauss cực ngắn hoặc một số dạng xung khác như xung monocycle…. Mỗi xung có phổ tần số rất rộng (Ultra Wide). Phương pháp truyền dẫn này không yêu cầu phải có sóng mang, các xung sẽ được truyền trực tiếp trên kênh truyền UWB.
Các nguyên lý trên được xem là kỹ thuật phát xung (IR) Trong UWB. Mỗi bit thông tin sẽ được trải trên N xung monocycle để chống nhiễu và hiện tượng giao thoa (Interference) Trên kênh truyền. Độ lợi tiến trình (Processing gain) Của phương pháp truyền dẫn này được dẫn ra bởi công thức: PG1 = 10 log10 (N) (1.2)
Dạng xung monocycle cho UWB phải có phương trình thỏa mãn phổ tần số rộng. Xung Gauss, xung Laplace, xung Rayleigh, xung Hermit là các xung phù hợp với yêu cầu trên. Điều chế dữ liệu cho UWB thường dựa trên phương pháp định vị xung (Pulse Position Modulation - PPM), phương pháp điều chế biên độ xung (Pulse Amplitude Modulation – PAM).
Tại bộ thu tín hiệu sẽ lấy tương quan chéo trực tiếp từ tín hiệu RF thu được, do đó không cần sự xuất hiện của bộ converter nữa. Không giống như trong các hệ thống trải phổ hiện hành, các xung trong UWB không cần thiết phải xuất hiện trong toàn bộ chu kỳ. Có nghĩa là chu kỳ làm việc (duty cycle) Có thể rất thấp. Bộ thu chỉ cần phát hiện tín hiệu trên kênh truyền trong một khoảng thời gian rất ngắn giữa các xung. Do đó, Processing Gain tại bộ thu: PG2 = 10 log10 () (1.3)
Với Tf: Khung thời gian dịch (Time hopping frame) Tp: Độ rộng xung (Impulse Width)
Do đó, độ lợi tổng của tiến trình (Total Processing Gain) Sẽ là tổng của hai độ lợi trên: PG = PG1 + PG2 (1.4)
UWB nhờ sử dụng phát xung không liên tục nên đã hạn chế được ảnh hưởng của hiện tượng đa đường. Rõ ràng nếu thời gian của xung phát lớn hơn thời gian trễ của kênh truyền (Channel delay) Thì sẽ không còn xuất hiện hiện tượng ISI nữa. Trong truyền dẫn không liên tục, các xung liên tiếp nhau sẽ được gửi đi trong từng frame thời gian.
Các frame (Tf) Này được xác định bởi các mã dịch thời gian giả ngẫu nhiên (Pseudo Random Time – Hopping Code). Do độ rộng xung rất nhỏ, thời gian lặp lại của các xung lại lớn (so với độ rộng xung), nên xung sau khi được phát đi sẽ bị suy hao rất nhanh trước khi 1 xung kế tiếp được phát. Do đó sẽ chống được hiện tượng giao thoa xung (InterPulse Interference).
--------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN I: XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ULTRA - WIDE BAND (UWB)
1.1. Giới thiệu
1.2. Đặc điểm của UWB
1.3. Các tiêu chuẩn của UWB
1.3.1. Tiêu chuẩn UWB của USA (FCC)
1.3.2. Tiêu chuẩn UWB của Châu Âu
1.4. Ứng dụng của kỹ thuật UWB
1.5. Anten ứng dụng trong UWB radar
1.5.1. Yêu cầu cần có đối với Anten dùng cho UWB radar
1.5.2. Một số loại Anten ứng dụng cho UWB Radar
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT ANTEN
2.1. Vị trí của anten trong kỹ thuật vô tuyến
2.2. Các đặc tính của anten
2.3. Phần tử cơ bản của anten
2.4. Nguồn bức xạ nguyên tố của anten
2.4.1. Lưỡng cực điện
2.4.2. Lưỡng cực từ
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ANTEN VI DẢI (MICROSTRIP ANTENNA)
3.1. Giới thiệu
3.2. Các đặc tính của Anten vi dải
3.3. Các phương pháp phân tích anten vi dải
3.4. Anten vi dải hình chữ nhật (RMSAs)
3.4.1. Anten vi dải nửa sóng
3.4.2. Anten phần tư sóng
3.5. Trở kháng vào anten vi dải
3.6. Băng thông của anten vi dải
3.7. Phân cực của anten vi dải
CHƯƠNG 4: THIẾT LẬP ANTEN BĂNG RỘNG ANTEN LOGA – CHU KỲ
4.1. Dải thông tần và dải tần công tác của anten
4.1.1. Dải thông tần
4.1.2. Dải tần công tác
4.2. Phương pháp mở rộng dải tần số của anten chấn tử
4.3. Phương pháp thiết lập anten dải rộng theo nguyên lý tương tự
4.4. Anten lôga - chu kỳ (log – periodic antenna)
4.5. Đặc điểm kết cấu anten loga chu kỳ và phương pháp tính toán
PHẦN II: THIẾT KẾ MÔ PHỎNG VÀ THI CÔNG
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG MS-LPDA ANTENNA CHO HỆ THỐNG UWB
5.1. Các thông số anten loga chu kỳ
5.2. Trình tự thiết kế anten MS-LPDA
5.3. Kích thước anten được thiết kế
CHƯƠNG 6: THI CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐẠC
6.1. Các số liệu ban đầu
6.2. Các kết quả đo đạc
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
7.1. Kết quả đạt được
7.2. Hướng phát triển đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------
Keyword: download,luan an tot nghiep,microstrip - log periodic antenna,cho he thong,uwb,nguyen hoai anh
Nhận xét
Đăng nhận xét