khoa luan tot nghiep,tim hieu,trien vong,phat trien,hang dien tu,cua viet nam,trong giai doan 2001 – 2010,to manh cuong
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
SV: Tô Mạnh Cường
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HÀNG ĐIỆN TỬ
I. Giới thiệu khái quát về hàng điện tử
1. Đặc trưng của hàng điện tử
1.1 Khái niệm
Công nghiệp Điện tử hay Điện tử-Tin học-Viễn thông là 3 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường được nghiên cứu đánh giá như một ngành công nghiệp chung – Công nghiệp Điện tử. Do đó ở Việt nam có thể hiểu ngành công nghiệp điện tử bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Sản xuất thiết bị (Điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông- Công nghiệp phần cứng).
- Sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử.
- Công nghiệp phần mềm.
- Dịch vụ. (Nguồn: Khoá họp lần thứ 3 - Diễn đàn Kinh tế, Tài chính tháng 11 năm 2001-Bộ Thương mại)
1.2 Đặc trưng của hàng điện tử:
a. Về sản xuất và phân phối:
+ Sản xuất mang tính toàn cầu, thị trường cũng mang tính toàn cầu. Các công ty đa quốc gia chi phối các mạng sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới.
+ Thị trường tiêu thụ giữa các tập đoàn, các hãng điện tử lớn có sự cạnh tranh gay gắt trong việc phân chia, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời lại phải liên kết, hợp tác với nhau để lập lên mạng sản xuất kinh doanh toàn cầu.
+ Dịch chuyển công nghệ thấp sang các nước chậm phát triển có nhân công rẻ hơn để tập trung phát triển công nghệ cao ở chính hãng.
+ Hàng điện tử có hàm lượng chất xám cao, cơ cấu sản phẩm luôn thay đổi, trong đó dịch vụ và công nghệ phần mềm chiếm tỷ trọng cao.
+ Vòng đời của các sản phẩm điện tử rất ngắn, các sản phẩm nhanh chóng được thay đổi, hoàn thiện bằng các sản phẩm mới. Công nghiệp điện tử là động lực thúc đẩy và là cơ sở để thúc đẩy và phát triển nhiều lĩnh vực công nghệ khácdẫn đến các thay đổi mang tính dây chuyền. Đây được coi là cơ sở của thời kỳ hậu công nghiệp, chuyển sang kinh tế tri thức.
b. Về công nghệ:
+ Tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. Công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) Là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các hãng lớn, ở đây khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Phát triển công nghệ tích hợp cao cả về linh kiện và thiết bị.
+ Công nghệ thông tin và máy tính ngày càng tác động lớn đến sản xuất-kinh doanh, cách làm việc và lối sống xã hội.
+ Điện tử -Tin học-Viễn thông-Tự động hoá ngày càng gắn kết với nhau trong một sản phẩm hoặc hệ thống thiết bị.
+ Ngành công nghiệp điện tử cần lượng vốn đầu tư lớn để đầu tư cho sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Đồng thời do đặc tính kế thừa và tính bảo mật cao trong sản xuất và nghiên cứu nên việc chuyển giao công nghệ rất hạn chế. Do đó hầu hết các sản phẩm điện tử nổi tiếng đều tập hợp vào một số công ty, tập đoàn có tiềm lực mạnh về vốn và công nghệ như các nước Mỹ, Nhật bản, EU và Hàn quốc.
c. Phân loại hàng điện tử:
Theo các chutên gia Việt nam, hàng điện tử có thể chia thành 7 nhóm sản phẩm chính sau:
-Sản phẩm thiết bị điện tử dân dụng.
-Sản phẩm thiết bị tin học
-Sản phẩm thiết bị thông tin liên lạc
-Sản phẩm thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng
-Sản phẩm phần mềm và dịch vụ tin học
-Dịch vụ điện tử công nghiệp và chuyên dụng.
-Vật liệu, linh kiện, phụ kiện điện tử tin học ở Việt nam, do nền công nghiệp điện tử thông tin mới phát triển trong những năm gần đây nên chủ yếu phát triển lĩnh vực lắp ráp và đã bắt đầu sản xuất một số linh kiện hàng điện tử, máy tính phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhưng số lượng và quy mô còn hạn chế, hầu như chỉ tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn lại, các sản phẩm thiết bị thông tin liên lạc và điện tử công nghiệp và chuyên dụng thì còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
2. Vài nét về bước phát triển của ngành công nghiệp điện tử nước ta trong những năm qua.
Nhìn lại tình hình cả nước từ những năm đầu thập kỷ 80 đến nay có thể thấy rằng trong sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành điện tử tin học nước ta đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng ở Hà nội cũng như các tỉnh phía bắc, từ sau năm 1975 đến những năm đầu của thập kỷ 80, các sản phẩm điện tử gia dụng vẫn còn được coi là sản phẩm ‘quý hiếm’. Các gia đình có tivi (đa phần là loại tivi cũ mang từ miền nam ra), radiocassete.. . Đã được coi là những gia đình thuộc loại khá giả. Ngành điện tử viễn thông còn hết sức nhỏ bé, máy tính nhỏ trong cơ quan và gia đình hầu như chưa có, càng không thể nói tư nhân có điện thoại trong nhà.
Từ điểm xuất phát ban đầu là con số không, ngày nay ngành điện tử tin học Việt nam đã hoàn toàn đổi khác. Ngành điện tử dân dụng với những dây chuyền lắp ráp tivi đen trắng đầu tiên, hiện nay trong cả nước đã có nhiều dây chuyền lắp ráp tivi màu với những trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại cùng với những xí nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện điện tử, không những đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.
Số lượng khá lớn máy vi tính cũng được lắp ráp trong nước bằng linh kiện nhập ngoại. Cùng với sự ra đời của các liên doanh trong ngành điện tử, một số loại linh kiện, phụ kiện quan trọng của hàng điện tử đã được sản xuất trong nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, lắp ráp của ngành cũng như để xuất khẩu. Ngành tin học phát triển với tốc độ đặc biệt nhanh chóng. Máy tính điện tử mới được nhập vào Việt nam từ những năm 80 nhưng đã tăng mạnh từ những năm 90-91 trở lại đây.
Ngày nay, máy vi tính đã được trang bị hết sức phổ biến trong mọi cơ quan, trường học, bệnh viên, xí nghiệp, viện nghiên cứu.. . Không ít gia đình tư nhân cũng đã có máy vi tính. Hơn thế nữa, các hệ máy tính mới cũng được trang bị và dần thay thế các thế hệ máy cũ. Trong mấy năm gần đây, đã có hàng trăm công ty tin học ra đời, trong đó, đa số là các công ty kinh doanh, dịch vụ tin học, đồng thời cũng đã có một số công ty nghiên cứu, sản xuất phần mềm và khai thác những phần mềm nhập ngoại nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Việc Việt nam đã nối mạng Internet và có được lực lượng để khai thác, phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã chứng minh một bước phát triển mới của ngành tin học Việt nam trên bước đường phát triển và hội nhập. Ngày nay, việt nam đang được coi là quốc gia có ngành tin học viễn thông tăng trưởng với tốc độ cao nhất thế giới.
Một thành tựu rất quan trọng của ngành điện tử tin học nước ta trong thời gian vừa qua là sự tăng trưởng rất nhanh chóng của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực này. Nhiều cán bộ, nhất là cán bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực phần mềm máy tính và điện tử viễn thông đã nhanh chóng tiếp cận, tiếp thu, khai thác và hơn thế nữa phát huy phần đóng góp sáng tạo của mình vào những lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến nhất.
Đây là một lợi thế rất quan trọng, thể hiện bản chất thông minh của con người Việt nam và là nhân tố chính trong việc phát triển ngành công nghiệp điện tử tin học ở nước ta.
Rõ ràng, sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, trong thành tựu chung của nền kinh tế nước ta, ngành công nghiệp điện tử tin học đã đóng góp một phần quan trọng. Bộ mặt ngành công nghiệp điện tử tin học nước ta hoàn toàn đổi khác chỉ trong vài năm gần đây.
----------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I. Tổng quan về hàng điện tử
Chương II. Thực trạng và triển vọng phát triển hàng điện tử việt nam
Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hàng điện tử việt nam
kết luận
----------------------------------------------------
Keyword: download,khoa luan tot nghiep,tim hieu,trien vong,phat trien,hang dien tu,cua viet nam,trong giai doan 2001 – 2010,to manh cuong
Nhận xét
Đăng nhận xét