Chuyển đến nội dung chính

bao cao thuc tap,tim hieu,ve may dien,dong bo

BÁO CÁO THỰC TẬP


TÌM HIỂU VÊ MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ





Chương I. Giới thiệu chung về máy điện đồng bộ

1.1. Nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ

Máy điện đồng bộ là thiết bị điện quan trọng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Phạm vi sử dụng chính là làm máy phát điện, nghĩa là biến đổi cơ năng thành điện năng. Điện năng chủ yếu dùng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống được sản xuất từ các máy phát điện quay bằng tuabin hơi, tuabin khí hoặc tuabin nước. Hai loại thường gặp nhất là máy phát nhiệt điện và máy phát thuỷ điện 3 pha.

Máy điện đồng bộ còn được dùng làm động cơ đặc biệt trong các thiết bị lớn, vì khác với động cơ không đồng bộ là chúng có thể phát ra công suất phản kháng.

Thông thường các máy đồng bộ được tính toán, thiết kế sao cho chúng có thể phát ra công suất phản kháng gần bằng công suất tác dụng. Trong một số trường hợp, việc đặt các máy đồng bộ ở gần các trung tâm công nghiệp lớn là chỉ để phát ra công suất phản kháng. Với mục đích chính là bù hệ số công suất cos cho lưới điện được gọi là máy bù đồng bộ.

Ngoài ra các động cơ đồng bộ công suất nhỏ (đặc biệt là các động cơ kích từ bằng nam châm vĩnh cửu) Cũng được dùng rộng rãi trong các trang bị tự động và điều khiển.

1.2. Phân loại và kết cấu của máy điện đồng bộ.

1. Phân loại:

Theo kết cấu có thể chia máy điện đồng bộ thành 2 loại: Máy đồng bộ cực ẩn thích hợp với tốc độ quay cao (số cực 2P = 2), và máy điện đồng bộ cực lồi thích hợp với tốc độ quay thấp (2P ≥ 4)

Theo chức năng có thể chia máy điện đồng bộ thành các loại chủ yếu sau:

a. Máy phát điện đồng bộ

- Máy phát điện đồng bộ thường được kéo bởi tuabin hơi hoặc tuabin nước và được gọi là máy phát tuabin hơi hay máy phát tuabin nước. Máy phát tuabin hơi có tốc độ quay cao, do đó được chế tạo theo kiểu cực ẩn và trục máy được đặt nằm ngang nhằm đảm bảo độ bền cơ cho máy.

Máy phát điện tuabin nước có tốc độ quay thấp nên có kết cấu theo kiểu cực lồi, nói chung trục máy thường đặt thẳng đứng. Bởi vì để giảm được kích thướt của máy nó còn phụ thuộc vào chiều cao cột nước. Trong trường hợp máy phát có công suất nhỏ và cần di động thường dùng động cơ điezen làm động cơ sơ cấp và được gọi là máy phát điện điezen, loại này thường được chế tạo theo kiểu cực lồi.

b. Động cơ điện đồng bộ:

Động cơ điện đồng bộ thường được chế tạo theo kiểu cực lồi và được sử dụng để kéo các tải không đòi hỏi phải thay đổi tốc độ, với công suất chủ yếu từ 200KW trở lên.

c. Máy bù đồng bộ:

Máy bù đồng bộ thường được dùng để cải thiện hệ số công suất cos của lưới điện.

Ngoài các loại trên còn có các loại máy điện đặc biệt như: Máy biến đổi một phần ứng, máy đồng bộ tần số cao.. . Và máy điện công suất nhỏ dùng trong tự động, như động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu, đồng cơ đồng bộ phản kháng, động cơ đồng bộ từ trễ, động cơ bước.. .

2. Kết cấu:

Để thấy rõ đặc điểm về kết cấu của máy điện đồng bộ, ta xét 2 trường hợp máy cực ẩn và máy cực lồi như sau:

a. Kết cấu của máy đồng bộ cực ẩn:

Roto của máy đồng bộ cực ẩn làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được rèn thành khối hình trụ, sau đó gia công và phay rãnh để đặt dây quấn kích từ.

Phần không phay rãnh còn lại hình thành nên mặt cực từ. Mặt cực ngang trục lõi thép roto như hình 1.3.

Thông thường các máy đồng bộ được chế tạo với số cực 2P = 2, tốc độ quay n = 3000 (vòng/phút).

Dây quấn kích từ được đặt trong rãnh roto và được quấn thành các bối dây, các vòng dây trong bối dây được cách điện với nhau bằng một lớp mica mỏng. Miệng rãnh được nêm kín để cố định và ép chặt các bối dây. Dòng điện kích từ là dòng một chiều được đưa vào cuộn kích từ thông qua chổi than đặt trên trục roto.

Stato của máy đồng bộ cực ẩn bao gồm lõi thép được ghép lại từ các lá thép kỹ thuật điện, trong đó có tạo rãnh để đặt dây quấn 3 pha. Stato được gắn liền với thân máy, dọc chiều dài lõi thép stato có làm những rãnh thông gió ngang trục với mục đích thông gió là mát máy điện. Trong các máy đồng bộ công suất trung bình và lớn thân máy được chế tạo theo kết cấu khung thép, máy phải có hệ thống làm mát. Nắp máy được chế tạo từ thép tấm hoặc gang đúc.

b. Kết cấu của máy đồng bộ cực lồi:

Máy đồng bộ cực lồi thường có tốc độ quay thấp vì vậy đường kính roto lớn hơn nhiều lần so với roto cực ẩn: (Dmax = 15m), trong khi đó chiều dài lại nhỏ, với tỷ lệ l/D = 0,15 - 0,2.

Roto của máy đồng bộ cực lồi công suất trung bình và nhỏ có lõi thép được chế tạo từ thép đúc và gia công thành khối lăng trụ, trên mặt có đặt các cực từ. Ở những máy lớn. Lõi thép đó được hình thành bởi các tấm thép dày từ 1mm đến 6mm, được dập hoặc đúc định hình sẵn để ghép thành các khối lăng trụ, và lõi thép này thường không trực tiếp lồng vào trục máy mà được đặt trên giá đỡ của roto.

Dây quấn cản (trường hợp máy phát đồng bộ) Hoặc đây quấn mở máy (trường hợp động cơ đồng bộ) Được đặt trên các đầu cực. Các dây quấn này giống như dây quấn kiểu lồng sóc của máy điện không đồng bộ, nghĩa là làm bằng các thanh đồng đặt vào rãnh các đầu cực và được nối 2 đầu bởi 2 vòng ngắn mạch.
-----------------------------------------
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương I - Giới thiệu chung về máy điện đồng bộ
1.1. Nguyên lý làm việc của máy điện
1.2. Phân loại và kết cấu của máy điện đồng bộ
1. Phân loại
2. Kết cấu
1.3. Các thông số chủ yếu của máy phát đồng bộ
1. Điện kháng đồng bộ dọc trục và ngang trục
2. Điện kháng quá độ
3. Điện kháng siêu quá độ
4. Hằng số quán tính
1.4. Đồ thị véctơ và đặt tính
1. Phương trình điện áp và đồ thị vectơ của máy phát điện đồng bộ
2. Đặc tính của máy phát điện đồng bộ
1.5. Chế độ thuận nghịch của máy điện
1. Chế độ máy phát
2. Chế độ động cơ
3. Chế độ máy bù đồng bộ
Chương II - Các sơ đồ kích từ của MFĐ đồng bộ
2.1. Khái niệm chung
2.2. Phân loại và đặc điểm của các hệ thống kích từ
1. Hệ thống kích từ dùng máy phát điện một chiều
2. Hệ thống kích từ dùng máy phát xoay chiềuvà chỉnh lưu
3. Hệ thống kích từ dùng chỉnh lưu có điều khiển
2.3. Một số sơ đồ kích từ của máy phát đồng bộ tự kích
1. Thực hiện cộng nối tiếp tác dụng của mạch áp và dòng rồi qua chỉnh lưu không điều khiển
2. Thực hiện cộng song song tác dụng của mạch áp và dòng
2.4. Điều kiện tự kích của máy phát điện đồng bộ
Chương III - Khảo sát các sơ đồ hệ thống tự kích và tự ổn định điện áp của máy phát điện đang vận hành theo công suất khác nhau
3.1. Khái quát chung về hệ thống điều chỉnh điện áp
3.2. Khảo sát các hệ thống tự kích và tự động ổn định điện áp
1. Sơ đồ 1
2. Sơ đồ 2
3. Sơ đồ 3
4. Sơ đồ 4
5. Sơ đồ 5
6. Sơ đồ 6
7. Sơ đồ 7
Chương IV - Thiết kế tính toán một phương án
4.1. Chọn phương án
4.2. Tính toán mạch động lực
1. Tính toán các thông số của máy phát
2. Tính chọn van cho mạch lực
4.3. Tính toán mạch điều khiển
1. Tính mạch tạo xung khi rơle RL hút
2. Tính toán cầu đo
3. Tính toán máy biến áp và chọn van chỉnh lưu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
----------------------------------------
Keyword: download,bao cao thuc tap,tim hieu,ve may dien,dong bo


linkdownload: BÁO CÁO THỰC TẬP

TÌM HIỂU VÊ MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...