ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP 110/220KV
Chương I. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp
1.1. Các yêu cầu:
Tất cả các thiết bị cần bảo vệ phải được nằm trọn trong phạm vi bảo vệ an toàn của hệ thống bảo vệ. Tuỳ thuộc vào đặc điểm mặt bằng trạm và các yêu cầu cụ thể, hệ thống các cột thu sét có thể được đặt trên các độ cao có sẵn như xà, cột đèn chiếu sáng.. . Hoặc được đặt độc lập.
Khi đặt hệ thống cột thu sét trên kết cấu của trạm sẽ tận dụng được độ cao vốn có của công trình nên sẽ giảm được độ cao của cột thu sét. Tuy nhiên đặt hệ thống thu sét trên các thanh xà của trạm thì khi có sét đánh sẽ gây nên một điện áp giáng trên điện trở nối đất và trên một phần điện cảm của cột.
Phần điện áp này khá lớn và có thể gây phóng điện ngược từ hệ thống thu sét sang các phần tử mang điện khi cách điện không đủ lớn. Do đó điều kiện để đặt cột thu sét trên hệ thống các thanh xà trạm là mức cách điện cao và điện trở tản của bộ phận nối đất nhỏ.
Đối với trạm ngoài trời từ 110kV trở lên do có cách điện cao nên có thể đặt cột thu sét trên các kết cấu của trạm phân phối. Các trụ của kết cấu trên đó có đặt cột thu sét thì phải nối đất vào hệ thống nối đất của trạm phân phối theo đường ngắn nhất và sao cho dòng điện IS khuyếch tán vào đất theo 3 - 4 cọc nối đất. Ngoài ra ở mỗi trụ của kết cấu ấy phải có nối đất bổ sung để cải thiện trị số điện trở nối đất.
Nơi yếu nhất của trạm phân phối ngài trời điện áp 110kV trở lên là cuộn dây của máy biến áp. Vì vậy khi dùng chống sét van để bảo vệ máy biến áp thì yêu cầu khoảng cách giữa hai điểm nối đất trong hệ thống nối đất của cột thu sét và vỏ máy biến áp theo đường điện phải lớn hơn 15m.
Khi bố trí cột thu sét trên xà của trạm ngoài trời 110kV trở lên cần chú ý nối đất bổ sung ở chỗ nối các kết cấu trên có đặt cột thu sét vào hệ thống nối đất nhằm đảm bảo điện trở khuếch tán không được quá 4Ù. Khi dùng cột thu sét độc lập phải chú ý đến khoảng cách giữa cột thu sét đến các bộ phận của trạm để tránh khả năng phóng điện từ cột thu sét đến vật được bảo vệ.
Việc lắp đặt các cột thu sét làm tăng xác suất sét đánh vào diện tích công trình cần bảo vệ, do đó cần chọn vị trí lắp đặt các cột thu sét một cách hợp lý Tiết diện các dây dẫn dòng điện sét phải đủ lớn để đảm bảo tính ổn định nhiệt khi có dòng điện sét chạy qua. Khi sử dụng cột đèn chiếu sáng làm giá đỡ cho cột thu sét thì các dây dẫn điện đến đèn phải được cho vào ống chì và chèn vào.
1.2. Phạm vi bảo vệ của hệ thống thu sét:
1.2.1. Phạm vi bảo vệ của cột thu sét.
Cột thu sét là thiết bị không phải để tránh sét mà ngược lại dùng để thu hút phóng điện sét về phía nó bằng cách sử dụng các mũi nhọn nhân tạo sau đó dẫn dòng điện sét xuống đất. Sử dụng các cột thu sét với mục đích là để sét đánh chính xác vào một điểm định sẵn trên mặt đất chứ không phải là vào điểm bất kỳ nào trên công trình. Cột thu sét tạo ra một khoảng không gian gần cột thu sét (trong đó có vật cần bảo vệ), ít có khả năng bị sét đánh gọi là phạm vi bảo vệ.
--------------------------------------------
Mục lục
Đặt vấn đề
Chương I. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp
1.1. Các yêu cầu
1.2. Phạm vi bảo vệ của hệ thống thu sét
1.2.1. Phạm vi bảo vệ của cột thu sét
1.2.1. Phạm vi bảo vệ của dây thu sét
1.3. Phương án bảo vệ của hệ thống thu sét
1.3.1. Phương án
1.3.2. Phương án
1.3.3. Phương án 3.
Chương II. Tính toán nối đất cho trạm
2.1. Yêu cầu kỹ thuật khi nối đất trạm biến áp
2.2- Các số liệu dùng để tính toán nối đất
2.2.1. Nối đất an toàn
2.2.2. Nối đất chống sét
2.2.3. Nối đất bổ sung
Chương III. Bảo vệ chống sét đường dây
3.1. Mở đầu
3.2. Các chỉ tiêu bảo vệ chống sét đường dây
3.2.1. Cường độ hoạt động của sét
3.2.2. Số lần sét đánh vào đường dây
3.2.3. Số lần phóng điện do sét đánh vào đường dây
3.2.4. Số lần cắt điện do sét đánh vào đường dây
3.2.5. Số lần cắt điện do quá điện áp cảm ứng
3.3. Tính toán chỉ tiêu bảo vệ chống sét đường dây
3.3.1. Mô tả đường dây cần bảo vệ
3.3.2. Độ võng, độ treo cao trung bình, tổng trở, hệ số ngẫu hợp của đường dây
3.3.3. Tính số lần sét đánh vào đường dây
3.3.4. Suất cắt do sét đánh vào đường dây.
Chương IV. Bảo vệ chống sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm
4.1. Mở đầu
4.2. Phương pháp tính toán quá điện áp trên cách điện của thiết bị khi có sóng truyền vào trạm
4.2.1. Tác dụng của sóng bất kỳ lên điện trở phi tuyến đặt ở cuối đường dây
4.2.2. Sóng bất kỳ tác dụng lên chống sét van đặt cuối đường dây
4.2.3. Sóng bất kỳ tác dụng lên điện dung đặt cuối đường dây (phương pháp tiếp tuyến)
4.3. Tính toán bảo vệ khi có sóng quá điện áp truyền
4.3.1. Mô tả trạm cần bảo vệ
4.3.2. Lập sơ đồ thay thế tính toán trạng thái sóng của trạm. Tài liệu tham khảo
Phụ lục
------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,bao ve,chong set,cho duong day,va tram bien ap,110/220kv
Nhận xét
Đăng nhận xét