ĐỒ ÁN KỸ THUẬT
THIẾT KẾ MỘT BỘ ỔN ÁP CÓ CÔNG SUẤT LỚN 60KVA ĐIỆN ÁP RA LÀ 380 ± 3% VÔN
Phần một: Thiết kế và tính toán phần mạch lực.
Chương I: Mở đầu.
1.1 Phân tích và lựa chọn phương án tối ưu.
Chất lượng nguồn điện năng được đánh giá qua nhiều yếu tố trong đó hai yếu tố được xem là quan trọng đối với thiết bị chiếu sáng là sự ổn định điện áp. Thường trong thực tế phụ tải không phải lúc nào cũng đóng điện và sự phân bố phụ tải là không đôí xứng giữa các pha gây nên sự mất tính đối xứng cho bộ nguồn cả về góc và giá trị kết quả là điện áp cấp cho thiết bị không được ổn định.
Sự mất đối xứng điện áp gây ra sự thiệt hại về kinh tế đôi khi gây ra sự cố nghiêm trọng cho người dùng điện đặc biệt trong chiếu sáng. Theo thống kê (7): Nếu ánh sáng không đủ người công nhân sẽ làm việc trong điều kiện thần kinh căng thẳng hại mắt, hại sức khoẻ kết quả có thể gây ra hàng loạt phế phẩm.
Nếu độ rọi tăng lên 1,5 lần thì thời gian cho các thao tác chính sẽ giảm đi (8-25) % và tăng năng suất lên (4-5) %. Như vậy yêu cầu ổn định điện áp cho thiết bị chiếu sáng là rất cần thiết. Như đã nói ở trên có rất nhiều cách để tạo ra một bộ ổn áp. Tuy nhiên ở mỗi bộ ổn áp có những ưu và khuyết điểm riêng. Việc phân tích để đưa ra một kết cấu phù hợp cả về kinh tế và kỹ thuật là công việc hết sức quan trọng trước khi thiết kế.
• Kiểu ổn định điện áp kiểu máy biến áp kết hợp điều khiển tự động.
Điện áp đầu ra có thể thay đổi bằng cách thay đổi số vòng dây quấn của bối dây việc thay đổi đó thực hiện bằng việc thay đổi điểm đặt của điện áp vào hoặc điện áp ra. Thường thì việc đổi nối này được thực hiện trên phía cao áp dòng điện làm việc bé hơn, số vòng lớn hơn.
Đối với máy ổn áp có công suất nhỏ thì ta có thể dùng tiếp điểm chổi than trượt trên các vòng dây, còn với máy có công suất lớn thì việc điều chỉnh được thực hiện bằng đổi nối tiếp điểm. Việc đổi nối này có thể được thực hiện tự động nhờ một mạch chức năng điều khiển tự động -truyền động điện. Tín hiệu điện áp ra sẽ quyết định chiều chuyển động của chổi than cũng như hướng đóng và mở của tiếp điểm đối với máy có công suất lớn.
Trong cách này điện áp điều chỉnh ra là nhảy cấp hơn nữa quá trình điều chỉnh có tiếp điểm nên sảy ra hiện tượng hồ quang sinh ra tia lửa điện bởi vậy theo phương pháp này điện áp ra là không mịn và công suất bị hạn chế do hồ quang sinh ra và khi công suất lớn thì không thể điều chỉnh dưới tải được.
Máy ổn áp này không hoạt động được trong các môi trường đòi hỏi sự an toàn về chống cháy nổ. Ưu điểm của hình thức ổn áp này là điện áp ra là hình dáng điện áp ra giống điện áp vào. Điện áp ra là sin.
• Ổn định điện áp kiểu khuyếch đại từ.
Sơ đồ đơn giản: Tải được nối nối tiếp với một cuộn kháng có điều khiển và được nối với một điện UCC. Điều khiển cuộn kháng thông qua mạch điều khiển một chiều UĐK.
UĐK thay đổi dẫn đến dòng điện điều khiển thay đổi. Dòng điện điều khiển một chiều từ hoá lõi thép của cuộn kháng sẽ làm điện kháng của cuộn kháng thay đổi. Khi đó điện áp rơi trên tải sẽ là: Như vậy thay đổi Uđk sẽ thay đổi điện áp rơi trên tải Zt. Theo phương pháp này kết cấu mạch tương đối cồng kềnh, quán tính điều khiển lớn có ưu điểm là bền.
Trên cơ sở các phần tử cơ bản đó xây dựng nên máy ổn định điện áp kiểu tự ngẫu dùng phần tử cuộn kháng bão hoà có điều khiển. Nguyên lý cấu tạo hoạt động giống như máy biến áp tự ngẫu nên ưu điểm của phương pháp này là kích thước mạch từ được thu nhỏ rất nhiều do vậy tiết kiệm được vật liệu và tổn hao trên mạch từ hơn nữa việc điều khiển được thực hiện nhờ modul điều khiển, modul này được xây dựng từ những phần tử bán dẫn nên tốc độ sử lí rất nhanh.
Theo cách này thì nó khắc phục được những nhược điểm mà khuyếch đại từ gặp phải. Nó khắc phục được tính cồng kềnh của thiết bị trong khi các ưu điểm khác như độ bền, khả năng chịu quá tải vẫn được duy trì.
• ổn định điện áp bằng sắt từ có tụ:
Cấu tạo và hoạt động rất đơn giản gồm hai cộn kháng quấn trên cùng một lõi thép kỹ thuật điện. Một cuộn tuyến tính L1 và một cuộn phi tuyến tính L2 làm việc ở chế độ bão hoà. Điện áp vào và điện áp ra như hình vẽ:
-------------------------------------------
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1. Mở đầu
1.1Phân tích và lựa chọn phương áp tối ưu
1.2Thuyết minh nguyên lý làm việc của bộ ổn áp.
Chương 2. Tính toán mạch lực
2.1 Khái quát chung mạch lực
2.2 Tính toán công suất điện từ trong quá trình điều chỉnh
2.3 Tính kích thước cơ bản của mạch từ
2.4 Tính thông số về điện
2.5 Tính thông số dây quấn.
2.6 Tính toán sự phân bố dây quấn mạch lực.
Chương 3. Tính toán thông số cuộn chuyển dịch và cuộn phản hồi tự động
3.1 Tính mạch chuyển dịch.
3.2 Tính mạch phản hồi tự động.
Chương 4. Tính chính xác lại kích mạch từ.
4.1 Thiết kế và tính chọn kích thước bối dây.
4.2 Tính kích thước mạch từ.
4.3 Tính toán chỉ số kinh tế cho thiết bị.
4.4 Kiẻm tra khả năng điều chỉnh điện áp của bộ ổn áp.
Chương 5. Tính toán nhiệt và kiểm nghiệm lực cơ dây quấn.
5.1 Tính nhiệt độ làm việc của dây quấn.
5.2 Kiểm tra độ bền cơ của dây quấn.
Chương 6. Khái quát chung về mạch điều khiển.
6.1 Giới thiệu chung vế mạch điều khiển.
6.2 Đặc điểm chung của tải cần điều chỉnh.
Chương 7. Thiết kế mạch điều khiển.
7.1 Thiết kế mach chuyển dịch.
7.2 Tính toán thông số mạch chuyển dịch.
7.3 Thiết kê mạch điều khiển tự động.
7.4 Thiết kế và lựa chọn mạch điều khiển trung gian.
7.4 Tính chọn một số thông số mạch trung gian.
Chương 8. Thuyết minh nguyên lý làm việc chung của mạch điều khiển đã thiết kế.
8.1 Nguyên lý làm việc của mach chuyển dịch.
8.2 Nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động.
Chương 9. Thiết kế kết cấu máy biến áp đã thiết kế.
Chuyên đề: So sánh các bộ ổn áp khác.
------------------------------------------------
keyword: download,do an ky thuat,thiet ke,mot bo on ap,co cong suat lon,60kva,dien ap ra,la 380 ± 3% von
Nhận xét
Đăng nhận xét