ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT KHO BẢO QUẢN ĐÔNG SỨC CHỨA 400 TẤN
SV: Đinh Trung Định
CHƯƠNG 1: LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
1.1. Sự cần thiết ra đời nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại Cần Thơ
Khi quyết định xây dựng một nhà máy chế biến thuỷ sản người ta phải căn cứ vào nhiều khả năng, như khả năng đầu vào của nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, khả năng về mặt bằng xây dựng của nhà máy, khả năng về giao thông, đường xá, điện nước, về lực lượng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, và cuối cùng là khả năng về vốn đầu tư xây dựng nhà máy.
Sự cần thiết để xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản Thiên Mã xuất phát từ nhiều yếu tố:
Thứ nhất là xuất phát từ khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chế biến, nhà máy chế biến thuỷ sản Thiên Mã xây dựng tại Cần Thơ sẽ được cung cấp nguồn nguyên liệu từ nội tỉnh và các tỉnh lân cận. Sự ra đời nhà máy chế biến thuỷ sản người ta quan tâm thứ nhất là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chế biến, có đủ nguyên liệu thì nhà máy mới hoạt động ổn định lâu dài và có lợi nhuận.
Nguồn nguyên liệu cá tra - cá basa được nuôi rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, theo các số liệu thống kê hàng năm thì sản lượng và diện tích nuôi trồng cá tra và cá basa ở các tỉnh Tây Nam bộ không ngừng tăng lên hàng năm, vì vậy khả năng nguyên liệu cung cấp đủ cho quá trình chế biến, không những thế ở đây khí hậu quanh năm ổn định có thể nuôi cá quanh năm được, nên nguồn nguyên liệu dáp ứng được quanh năm.
Thứ hai là xuất phát từ thị trường tiêu thụ, hay đầu ra của sản phẩm lớn đến nhà máy, nó quyết định đến việc tồn tại và phát triển của nhà máy. Cùng với sự phát triển của ngành thuỷ sản nói chung và ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nói riêng thị trưòng tiêu thụ của các sản phẩm chế biến từ thuỷ sản đang ngày càng được mở rộng cả trong nước và ngoài thế giới.
Các sản phẩm này xâm nhập vào các thị trường khó tính nhất của thế giới và được chấp nhận và được đánh giá cao, như thị trường EU, Nhật, Mỹ… Muốn xâm nhập vào các thị trường này thì chất lượng sản phẩm phải có giá trị và chất lượng cao đảm bảo được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề này liên quan đến công nghệ, và trang thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến.
Thứ ba là xuất phát từ khả năng giải quyết việc làm cho lao động, nhà máy chế biến thuỷ sản cần rất nhiều công nhân phục vụ cho quá trình chế biến. Miền Tây Nam bộ có nguồn lao động dồi dào nên đáp ứng đủ cho nhà máy chế biến. Trong đó ngoài lao động cung cấp từ nội tỉnh còn có rất nhiều lao động đến từ các tỉnh lân cận. Như vậy nhà máy chế thuỷ sản này giải quyết không ít việc làm cho người lao động, vì ở đây nguồn lao động đang bị dư thừa.
Như vậy với phân tích trên thì sự ra đời của nhà máy chế biến thuỷ sản là cần thiết và hợp lí. Nó không những thúc đẩy nghề nuôi cá ở địa phương và các tỉnh lân cận khác, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
1.2. Các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật.
Sự ra đời của nhà máy chế biến thuỷ sản luôn kèm theo những yêu cầu có tính bắt buộc, có liên quan đến khả năng hoạt động và phát triển của nhà máy, các yêu cầu đó như: Giao thông, điện, nước, nguồn nhân công… Khi xây dựng nhà máy thì ta phải xem xét khả năng đáp ứng của chúng đến đâu.
1. Yêu cầu về vị trí xây dựng và đặc điểm thiên nhiên.
Yêu cầu về mặt bằng xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản phải tương đối lớn, thứ nhất nhà máy chế biến thuỷ sản Thiên Mã nằm ở khu công nghiệp Trà Nóc nên nó cách xa khu dân cư tránh ảnh hưởng đến khu dân cư như độ ồn và ô nhiễm … Thứ hai là địa điểm xây dựng phải tương đối thuận lợi về giao thông, cấp điện và cấp thoát nước.
2. Yêu cầu về giao thông, điện, nước, nhân công
Yêu cầu về giao thông, thông thường có hai loại hình chính là giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, tại Cần Thơ giao thông đường thủy chủ yếu là đường sông, đường bộ thì tương đối thuận lợi. Khu công nghiệp Trà Nóc nằm ở thành phố Cần Thơ nên ở gần dòng sông Hậu nên rất thuận tiện cho việc luân chuyển giao thông đường thuỷ, không những thế mà giao thông đường bộ cũng rất thuận lợi. Vì vậy vấn đề giao thông đường bộ luân chuyển cũng tương đối thuận lợi.
Yêu cầu về điện, nước, đối với nhà máy chế biến thủy sản vấn đề điện và nước là hai yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu, về khả năng đáp ứng thì hai yếu tố này đều thuận lợi. Do khu công nghiệp này ở gần trạm cung cấp điện cho toàn thành phố nên vấn đề điện là rất thuận lợi. Còn vấn đề nước thì dùng nguồn cung cấp nước của thành phố nên yếu tố này cũng không phải bận tâm.
Yêu cầu về nhân công, về nhân công có hai dạng là nhân công kỹ thuật và lao động phổ thông, nhân công kỹ thuật được đào tạo ở trường lớp, yêu cầu có chuyên môn cao được cung cấp từ các trường đại học như Thủy Sản, Nông Lâm. Như đã phân tích ở trên thì nguồn lao động phổ thông dồi dào, được cung cấp từ trong thành phố và các tỉnh lân cận. Như vậy yêu cầu về nguồn nhân công đáp ứng được.
---------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
1.1. Sự cần thiết ra đời nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại Cần Thơ
1.2. Các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN MẶT BẰNG KHO LẠNH
2.1. KHẢO SÁT SƠ ĐỒ MẶT BẰNG LẮP ĐẶT KHO LẠNH
2.1.1. Chọn địa điểm xây dựng kho lạnh
2.1.2. Các thông số khí hậu
2.1.3. Các điều kiện bảo quản trong kho
2.2. TÍNH KÍCH THƯỚC KHO LẠNH
2.2.1. Dung tích kho lạnh
2.2.2. Diện tích chứa sản phẩm kho
2.2.3. Tải trọng của nền và trần
2.2.4. Diện tích cần xây dựng
2.3. TÍNH CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM
2.3.1. Vật liệu cách nhiệt, cách ẩm
2.3.2. Cấu trúc kho lạnh
2.3.3. Tính toán cách nhiệt cách ẩm cho kho lạnh
2.4. CẤU TRÚC KHO LẠNH
2.4.1. Cấu trúc nền kho lạnh
2.4.2. Cấu trúc vách và trần kho
2.4.3. Cấu trúc mái kho
2.4.4. Cửa khoCHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI VÀ CHỌN HỆ THỐNG
3.1. TÍNH NHIỆT TẢI
3.1.1. Mục đích
3.1.2. Tính nhiệt tải
3.1.3. Xác định tải nhiệt và năng suất lạnh cho máy nén
3.2. CHỌN CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ TÍNH CHỌN THIẾT BỊ
3.2.1. Chọn các chế độ làm việc
3.2.2. Tính chu trình máy lạnh
3.2.3. Tính chọn thiết bị
1. Chọn cụm máy nén dàn ngưng
2. Chọn dàn lạnh
3. Tính chọn các thiết bị phụ
4. Tính chọn đường ống dẫn môi chất trong hệ thống
3.3. BỐ TRI MÁY VÀ THIẾT BỊ
CHƯƠNG 4: THI CÔNG LẮP ĐẶT
4.1. GIA CỐ VÀ XÂY DỰNG NỀN MÓNG
4.1.1. Đúc khung kho bằng bê tông cốt thép
4.1.2. Dựng khung đỡ mái và lợp mái
4.2. LẮP ĐẶT KHO LẠNH
4.2.1. Công tác chuẩn bị
4.2.2. Thi công lắp đặt
4.3. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH
4.3.1. Lắp đặt cụm dàn ngưng, máy nén
4.3.2. Lắp đặt cụm dàn lạnh
4.3.3. Lắp đặt đường ống hút của máy nén, và đường ống từ bình chưa cao áp đến dàn lạnh, bình tách lỏng và van tiết lưu
4.4. ĐUỔI BỤI VÀ THỬ XÌ, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS HỆ THỐNG
4.4.1. Quy trình đuổi bụi hệ thống
4.4.2. Thử xì hệ thống
4.4.3. Hút chân không hệ thống
4.4.4. Nạp gas cho hệ thống
4.5. MẠCH ĐIỆN ĐỘNG LỰC VÀ ĐIỀU KHIỂN CỦA HỆ THỐNG
4.6. VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH
1. Công tác chuẩn bị.
2. Vận hành hệ thống
3. Dừng máy
4.7. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,va lap dat,kho bao quan,dong suc chua,400 tan,dinh trung dinh
Nhận xét
Đăng nhận xét