do an ky thuat,tim hieu,ve cong nghe mang,da truy nhap,su dung trong he thong,thong tin di dong,the he thu ba,pham viet hung
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG ĐA TRUY NHẬP SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ BA
SV: Phạm Việt Hưng
Chương 2. CÔNG NGHỆ ĐA TRUY NHẬP WCDMA
2.1. MỞ ĐẦU
WCDMA là một trong các tiêu chuẩn của IMT-2000 nhằm phát triển của GSM để cung cấp các khả năng cho thế hệ ba. WCDMA sử dụng mạng đa truy nhập vô tuyến trên cơ sở W-CDMA và mạng lõi được phát triển từ GSM/GPRS. W-CDMA có thể có hai giải pháp cho giao diện vô tuyến: Ghép song công phân chia theo tần số (FDD: Frequency Division Duplex) Và ghép song công phân chia theo thời gian (TDD: Time Division Duplex).
Hiện nay mới chỉ có WCDMA/FDD được triển khai Giải pháp FDD sử dụng hai băng tần 5 MHz với hai sóng mang phân cách nhau 190 MHz: Đường lên có băng tần nằm trong dải phổ từ 1920 MHz đến 1980 MHz, đường xuống có băng tần nằm trong dải phổ từ 2110 MHz đến 2170 Mhz.
Mặc dù 5 MHz là độ rộng băng danh định, ta cũng có thể chọn độ rộng băng từ 4,4 MHz đến 5 MHz với nấc tăng là 200 KHz. Việc chọn độ rộng băng đúng đắn cho phép ta tránh được nhiễu giao thoa nhất là khi khối 5 MHz tiếp theo thuộc nhà khai thác khác.
Giải pháp TDD sử dụng các tần số nằm trong dải 1900 đến 1920 MHz và từ 2010 MHz đến 2025 MHz; ở đây đường lên và đường xuống sử dụng chung một băng tần. Giao diện vô tuyến của W-CDMA/FDD (để đơn giản ta sẽ bỏ qua ký hiệu FDD nếu không xét đến TDD) Hoàn toàn khác với GSM và GPRS, W-CDMA sử dung phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp với tốc độ chip là 3,84 Mcps.
Trong WCDMA mạng truy nhập vô tuyến được gọi là UTRAN (UMTS Terrestrial Radio Access Network). Các phần tử của UTRAN rất khác với các phần tử ở mạng truy nhập vô tuyến của GSM. Vì thế khả năng sử dụng lại các BTS và BSC của GSM là rất hạn chế, đa phần các nhà sản suất phải thay thế GSM BSC bằng RNC mới cho WCDMA. W-CDMA sử dụng rất nhiều kiến trúc của mạng GSM, GPRS hiện có cho mạng của mình.
Các phần tử như MSC, HLR, SGSN, GGSN có thể được nâng cấp từ mạng hiện có để hỗ trợ đồng thời WCDMA và GSM. Giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD được xây dựng trên ba kiểu kênh: Kênh logic, kênh truyền tải và kênh vật lý pha. Dưới đây ta xét kiến trúc giao thức của giao diện vô tuyến WCDMA
2.2. KIẾN TRÚC NGĂN XẾP GIAO THỨC CỦA GIAO DIỆN VÔ TUYẾN WCDMA/FDD Kiến trúc giao diện vô tuyến của WCDMA được cho trên hình 2.1.
UP: Mặt phẳng người sử dụng
CP: Mặt phẳng điều khiển
Hình 2.1. Kiến trúc giao thức vô tuyến cho UTRA FDD.
Ngăn xếp giao thức của giao diện vô tuyến bao gồm 3 lớp giao thức:
• Lớp vật lý (L1). Đặc tả các vấn đề liên quan đến giao diện vô tuyến như điều chế và mã hóa, trải phổ v.v..
• Lớp liên kết nối số liệu (L2). Lập khuôn số liệu vào các khối số liệu và đảm bảo truyền dẫn tin cậy giữa các nút lân cận hay các thực thể đồng cấp
• Lớp mạng (L3). Đặc tả đánh địa chỉ và định tuyến
2.3. TRẢI PHỔ VÀ ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO MÃ
2.3.1. Các hệ thống thông tin trải phổ
Trong các hệ thống thông tin trải phổ (viết tắt là SS: Spread Spectrum) Độ rộng băng tần của tín hiệu được mở rộng, thông thường hàng trăm lần trước khi được phát. Khi chỉ có một người sử dụng trong băng tần SS, sử dụng băng tần như vậy không có hiệu quả.
Tuy nhiên ở môi trường nhiều người sử dụng, các người sử dụng này có thể dùng chung một băng tần SS (trải phổ) Và hệ thống trở nên sử dụng băng tần có hiệu suất mà vẫn duy trì được các ưu điểm của trải phổ. Một hệ thống thông tin số được coi là SS nếu:
* Tín hiệu được phát chiếm độ rộng băng tần lớn hơn độ rộng băng tần tối thiểu cần thiết để phát thông tin.
* Trải phổ được thực hiện bằng một mã độc lập với số liệu.
Có ba kiểu hệ thống SS cơ bản: Chuỗi trực tiếp (DSSS: Direct-Sequence Spreading Spectrum), nhẩy tần (FHSS: Frequency-Hopping Spreading Spectrum) Và nhẩy thời gian (THSS: Time-Hopping Spreading Spectrum). Cũng có thể nhận được các hệ thống lai ghép từ các hệ thống nói trên.
WCDMA sử dụng DSSS. DSSS đạt được trải phổ bằng cách nhân luồng số cần truyền với một mã trải phổ có tốc độ chip (Rc=1/Tc, Tc là thời gian một chip) Cao hơn nhiều tốc độ bit (Rb=1/Tb, Tb là thời gian một bit) Của luồng số cần phát. Hình 2.2 minh họa quá trình trải phổ trong đó Tb=15Tc hay Rc=15Rb. Hình 2.2a cho thấy sơ đồ đơn giản của bộ trải phổ DSSS trong đó luồng số cần truyền x có tốc độ Rb được nhân với một mã trải phổ c tốc độ Rc để được luồng đầu ra y có tốc độ Rc lớn hơn nhiều so với tốc độ Rb của luồng vào.
----------------------------------------------
MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN MẠNG 3G UMTS
1.1. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG LÊN 4G
1.2. KIẾN TRÚC CHUNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G
1.3. KIẾN TRÚC 3G UMTS R3
1.4. KIẾN TRÚC 3G UMTS R3
1.5. KIẾN TRÚC 3G UMTS R5 & R6
Chương 2 CÔNG NGHỆ ĐA TRUY NHẬP WCDMA
2.1. TỔNG QUAN WCDMA
2.2. KIẾN TRÚC NGĂN XẾP GIAO THỨC CỦA GIAO DIỆN VÔ TUYẾN WCDMA/ FDD
2.3. TRẢI PHỔ VÀ ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO MÃ
2.4. ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT
2.5. CHUYỂN GIAO TRONG HỆ THỐNG CDMA
Chương 3 TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO HSPA
3.1. TỔNG QUAN TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO HSPA
3.2 KIẾN TRÚC NGĂN XẾP GIAO THỨC CỦA GIAO DIỆN VÔ TUYẾN
HSPA CHO SỐ LIỆU NGƯỜI SỬ DỤNG
3.3. TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO ĐƯỜNG XUỐNG HSDPA
3.4. TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO ĐƯỜNG LÊN HSUPA
3.5. CHUYỂN GIAO TRONG HSDPA
Chương 4 DỊCH VỤ VÔ TUYẾN GÓI CHUNG GPRS
4.1. TỔNG QUAN
4.2. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG GPRS
4.3. KIẾN TRÚC MẠNG GPRS
4.4. CẤU TRÚC DỮ LIỆU GPRS
4.5. MỘT SỐ DỊCH VỤ CỦA GPRS
Chương 5 CÔNG NGHỆ EDGE
5.1. TỔNG QUAN
5.2. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ TRONG EDGE
5.3. GIAO TIẾP VÔ TUYẾN
5.4. CÁC KẾ HOẠCH CẦN THỰC HIỆN KHI ÁP DỤNG EDGE
TRÊN MẠNG GSM
Chương 7 WLAN
6.1. GIỚI THIỆU VỀ MẠNG WLAN
6.2. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA WLAN
6.3. CÁC TÙY CHỌN CÔNG NGHỆ
6.4. CHUẨN IEEE 802. 11
Thuật ngữ viết tắt
Tài liệu tham khảo
-------------------------------------------
Keyword: download,do an ky thuat,tim hieu,ve cong nghe mang,da truy nhap,su dung trong he thong,thong tin di dong,the he thu ba,pham viet hung
Nhận xét
Đăng nhận xét