do an tot nghiep,tim hieu,ve cong nghe chuyen mach,nhan da giao thuc,khong day wmpls,dao thi minh ngoc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC KHÔNG DÂY WMPLS
SV: Đào Thị Minh Ngọc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS
1.1. Giới thiệu chung về chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
1.1.1. Khái niệm MPLS
MPLS là một giải pháp chuyển mạch IP và được chuẩn hoá bởi IETF.
MPLS là viết tắt của cụm từ: Chuyển mạch nhãn đa giao thức (Multiprotocol Label Switching).
-Gọi là chuyển mạch nhãn vì nó sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn làm kỹ thuật chuyển tiếp ở lớp bên dưới (lớp 2).
1.1.2. Lý do ra đời
Với mục tiêu kết hợp hai kỹ thuật IP và ATM với nhau, cụ thể là kết hợp ưu điểm của IP (ví dụ cơ cấu định tuyến) Và của ATM (như phương thức chuyển mạch), MPLS gồm hai chức năng quan trọng sau:
-Chức năng chuyển tiếp gói tin: Sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn. Bản chất là: Tìm chặng kế tiếp của gói tin trong một bảng chuyển tiếp nhãn, sau đó thay thế giá trị nhãn của gói, rồi chuyển ra cổng ra của bộ định tuyến.
-Chức năng điều khiển: Gồm
(b) Thủ tục gán nhãn để chuyển thông tin định tuyến thành bảng định tuyến chuyển mạch nhãn.
1.1.3. Đặc điểm MPLS
-Tốc độ và trễ: Với mạng chuyển mạch gói, các tham số hiệu năng cơ bản là tốc độ, tỷ lệ mất gói, trễ và độ biến thiện trễ của lưu lượng người sử dụng. Cơ chế chuyển tiếp IP truyền thống là quá chậm để xử lý tải lưu lượng lớn trên mạng Internet toàn cầu hay trong các liên mạng.
Ngược lại với chuyển tiếp IP, chuyển mạch nhãn đạt được tốc độ cao vì giá trị nhãn nhỏ được đặt ở tiêu đề của gói và được sử dụng để truy nhập bảng chuyển tiếp tại bộ định tuyến, nghĩa là nhãn được sử dụng để tìm kiếm trong bảng định tuyến. Việc tìm kiếm này chỉ yêu cầu một lần truy nhập tới bảng, khác với truy nhập bảng định tuyến truyền thống, khi mà việc tìm kiếm có thể cần đến hàng ngàn lần truy nhập.
Kết quả của hoạt động này là lưu lượng người sử dụng trong gói sẽ được chuyển qua mạng nhanh hơn nhiều, đồng thời sự tích lũy trễ cũng giảm được một cách đáng kể so với trong mạng IP truyền thống.
-Jitter: Là sự thay đổi độ trễ của lưu lượng người sử dụng do việc chuyển gói tin qua nhiều node trong mạng để chuyển tới đích của nó. Tại từng node, địa chỉ đích trong gói phải được kiểm tra và so sánh với danh sách địa chỉ đích khả dụng trong bảng định tuyến của node, do đó trễ và biến thiên trễ phụ thuộc vào số lượng gói và khoảng thời gian mà bảng tìm kiếm phải xử lý trong khoảng thời gian xác định.
Kết quả là tại node cuối cùng, Jitter là tổng cộng tất cả các biến thiên độ trễ tại mỗi node giữa bên gửi và bên thu. Với gói là thoại thì do Jitter cuộc thoại bị mất đi tính liên tục. Do chuyển mạch nhãn hiệu quả hơn, lưu lượng người dùng được gửi qua mạng nhanh hơn và ít Jitter hơn so với định tuyến IP truyền thống.
-Khả năng mở rộng mạng: Chuyển mạch nhãn không chỉ cung cấp các dịch vụ tốc độ cao mà nó còn có thể hỗ trợ khả năng mở rộng tương đối mềm dẻo cho mạng. Khả năng mở rộng liên quan đến năng lực điều chỉnh của hệ thống để phù hợp với sự tăng nhanh của số người sử dụng mạng. Chuyển mạch nhãn cung cấp giải pháp cho sự phát triển nhanh chóng và xây dựng các mạng lớn bằng việc cho phép một lượng lớn các địa chỉ IP được kết hợp với một hay vài nhãn. Giải pháp này giảm đáng kể kích cỡ bảng địa chỉ và cho phép bộ định tuyến hỗ trợ nhiều người sử dụng hơn.
-Tính đơn giản: Chuyển mạch nhãn là giao thức chuyển tiếp cơ bản, chuyển tiếp gói chỉ dựa vào nhãn. Do tách biệt giữa điều khiển và chuyển tiếp nên kỹ thuật điều khiển dù phức tạp cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của dòng lưu lượng người sử dụng. Cụ thể là, sau khi ràng buộc nhãn được thực hiện, các hoạt động chuyển mạch nhãn để chuyển tiếp lưu lượng là đơn giản, có thể được thực hiện bằng phần mềm, bằng mạch tích hợp chuyên dụng hay bằng các bộ xử lý đặc biệt.
-Sử dụng tài nguyên: Các mạng chuyển mạch nhãn không cần nhiều tài nguyên mạng để thực hiện các công cụ điều khiển trong việc thiết lập các đường đi chuyển mạch nhãn cho lưu lượng người sử dụng.
-Điều khiển đường đi: Chuyển mạch nhãn cho phép các đường đi qua một liên mạng được điều khiển tốt hơn. Nó cung cấp một công cụ để bố trí các node và liên kết lưu lượng phù hợp hơn, thuận lợi hơn, cũng như đưa ra chính xác các phân lớp lưu lượng (dựa trên các yêu cầu về QoS) Khác nhau của dịch vụ.
1.2. Các thành phần của MPLS
1.2.1. Các thiết bị trong mạng LSR là một thiết bị định tuyến tốc độ cao trong lõi của một mạng MPLS, nó tham gia vào việc thiết lập các đường dẫn chuyển mạch nhãn (LSP) Bằng cách sử dụng giao thức báo hiệu nhãn thích ứng và thực hiện chuyển mạch tốc độ cao lưu lượng số liệu dựa trên các đường dẫn được thiết lập.
LER là một thiết bị hoạt động tại biên của mạng truy nhập và mạng lõi MPLS. Các LER hỗ trợ đa cổng được kết nối tới các mạng khác nhau (chẳng hạn FR, ATM và Ethernet). LER đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ định và huỷ bỏ nhãn khi lưu lượng vào trong hay đi ra khỏi mạng MPLS. Sau đó, tại lối vào nó thực hiện việc chuyển tiếp lưu lượng vào mạng MPLS sau khi đã thiết lập LSP nhờ các giao thức báo hiệu nhãn và phân bổ lưu lượng trở lại mạng truy nhập tại lối ra.
1.2.2. Đường chuyển mạch nhãn LSP
LSP: Là một đường đi để gói tin qua mạng chuyển mạch nhãn trọn vẹn từ điểm bắt đầu dán nhãn đến điểm nhãn bị loại bỏ khỏi gói tin. Các LSP được thiết lập trước khi truyền dữ liệu
Đường hầm LSP: LSP từ đầu tới cuối được gọi là đường hầm LSP, nó là chuỗi liên tiếp các đoạn LSP giữa hai node kề nhau. Các đặc trưng của đường hầm LSP, chẳng hạn như phân bổ băng tần, được xác định bởi sự thoả thuận giữa các node, nhưng sau khi đã thoả thuận, node lối vào (bắt đầu của LSP) Xác định dòng lưu lượng bằng việc chọn lựa nhãn của nó.
Khi lưu lượng được gửi qua đường hầm, các node trung gian không kiểm tra nội dung của tiêu đề mà chỉ kiểm tra nhãn. Do đó, phần lưu lượng còn lại được xuyên hầm qua LSP mà không phải kiểm tra. Tại cuối đường hầm LSP, node lối ra loại bỏ nhãn và chuyển lưu lượng IP tới node IP.
Có thể sử dụng các đường hầm LSP để thực hiện các chính sách kỹ thuật lưu lượng liên quan tới việc tối ưu hiệu năng mạng. Chẳng hạn, các đường hầm LSP có thể được di chuyển tự động hay thủ công ra khỏi vùng mạng bị lỗi, tắc nghẽn, hay là node mạng bị nghẽn cổ chai. Ngoài ra, nhiều đường hầm LSP song song có thể được thiết lập giữa hai node, và lưu lượng giữa hai node đó có thể được chuyển vào trong các đường hầm này theo các chính sách cục bộ.
Trong mạng MPLS các LSP được thiết lập bằng một trong ba cách đó là: Định tuyến từng chặng, định tuyến hiện (ER) Và định tuyến cưỡng bức (CR).
Một số khái niệm liên quan tới đường chuyển mạch nhãn là đường lên và đường xuống.
Đường lên (Upstream): Hướng đi dọc theo đường dẫn từ đích đến nguồn. Một router đường lên có tính chất tương đối so với một router khác, nghĩa là nó gần nguồn hơn router được nói đến đó dọc theo đường dẫn chuyển mạch nhãn.
Đường xuống (Downstream): Hướng đi dọc theo đường dẫn từ nguồn đến đích. Một router đường xuống có tính chất tương đối so với một router khác, nghĩa là nó gần đích hơn router được nói đến đó dọc theo đường dẫn chuyển mạch nhãn.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS
1.1. Giới thiệu chung về chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
1.1.1. Khái niệm MPLS
1.1.2. Lý do ra đời
1.1.3. Đặc điểm MPLS
1.2. Các thành phần của MPLS
1.2.1. Các thiết bị trong mạng
1.2.2. Đường chuyển mạch nhãn LSP
1.2.3. Nhãn và các vấn đề liên quan
1.3. Hoạt động của MPLS
1.3.1 Hoạt động cơ bản
1.3.2. Định tuyến
1.3.3. Các chế độ hoạt động
1.4. Các giao thức trong MPLS
1.4.1. Giao thức phân bổ nhãn LDP
1.4.2. Giao thức dành trước tài nguyên RSVP
1.5 Kết luận chương
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC KHÔNG DÂY WMPLS
2.1. Giới thiệu chung về IP di động
2.1.1. Xu hướng và thách thức
2.1.2. Định tuyến trong các mạng IP di động
2.2. Chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây WMPLS
2.2.1. Nhu cầu phát triển của WMPLS
2.2.2. Cấu trúc gói tin WMPLS
2.2.3. Giao thức sử dụng trong WMPLS
2.2.4. Lựa chọn phổ tần cho WMPLS
2.2.5. Kỹ thuật WMPLS
2.2.6. Mạng MPLS di động
2.3. Kết luận chương
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ DI ĐỘNG CHO CÁC MẠNG WMPLS
3.1. Giới thiệu
3.2. Một số giải pháp liên quan
3.3. Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS di động Micro
3.3.1. Thủ tục đăng ký trong MPLS di động Micro
3.3.2. Hỗ trợ chuyển giao trong MPLS di động Micro
3.3.3. Các cơ chế chuyển giao trong MPLS di động Micro
3.3.4. Phân tích và ước lượng hiệu suất
3.4. Kết luận chương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,tim hieu,ve cong nghe chuyen mach,nhan da giao thuc,khong day wmpls,dao thi minh ngoc
Nhận xét
Đăng nhận xét